Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Người Bị Huyết Áp Cao Có Nên Ăn Gạo Lứt Không?
Gạo lứt được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và độ dinh dưỡng cao. Loại gạo này cực kỳ thích hợp với những người đang theo chế độ ăn kiêng vì chúng tạo ra cảm giác no lâu. Vậy tuy nhiên gạo lứt có phù hợp với những người có vấn đề về huyết áp hay không? Để biết người bị huyết áp cao có nên ăn gạo lứt không, các bạn có thể theo dõi thêm trong bài viết dưới đây.
Tác dụng của gạo lứt đối với sức khỏe
Trước khi đi vào giải đáp vấn đề “huyết áp cao có nên ăn gạo lứt”, chúng ta cần biết tác dụng của loại gạo này đối với sức khỏe. Theo đó, gạo lứt hay gạo rằn, gạo lật – loại gạo chỉ được xay sơ qua để loại bỏ lớp vỏ trấu, giữ lại phần cám gạo bên ngoài. Vì thế, thành phần dinh dưỡng có trong gạo lứt thường được đánh giá cao hơn gạo thường.
Trong 200g gạo lứt sẽ có chứa khoảng 218 calo, 45.8g carbohydrate, 85.8mg magie, 1.6g chất béo, 2mg natri, 4.5 chất đạm. Ngoài ra còn có vitamin, khoáng chất cùng các acid béo thiết yếu khác.
Gạo lứt khi ăn sẽ có cảm giác hơi thô, cứng, gây cảm giác nham nháp ở cổ họng vì còn vỏ cám ở ngoài. Tuy nhiên, việc sử dụng loại gạo này có thể mang tới những tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Cụ thể là:
- Tốt cho người bị bệnh tiểu đường: Các nghiên cứu cho thấy, mỗi ngày ăn ½ chén gạo lứt sẽ giảm nguy cơ bị bệnh đái tháo đường lên tới 60%. Bởi trong gạo lứt có chứa vitamin nhóm B, chất xơ, protein, chất chống oxy hóa, crom,… Chúng đều là những thành phần dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa glucose để ổn định chỉ số đường huyết trong máu hiệu quả.
- Giảm nguy cơ bị sỏi thận, loãng xương: Gạo lứt có chứa IP6, vitamin K và hàm lượng canxi cao giúp ngăn cản quá trình kết tinh oxalat canxi ở đường tiết niệu. Từ đó làm giảm nguy cơ bị sỏi thận, tránh để bệnh tiến triển nặng hơn. Ngoài ra, hệ xương cũng được củng cố chắc khỏe hơn nhờ thành phần canxi dồi dào.
- Tốt cho hệ tiêu hóa, giảm táo bón: Lớp cám từ gạo lứt rất giàu chất xơ nên việc sử dụng loại gạo này hàng ngày sẽ giúp tăng cường chức năng tiêu hóa. Bên cạnh đó còn hỗ trợ làm giảm nguy cơ táo bón, phòng tránh các ảnh hưởng xấu từ các axit dạ dày để hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn.
- Cải thiện chức năng gan: Inositol, phospholipid, vitamin B là những chất có chức năng hỗ trợ quá trình giải độc cho gan, tái tạo tế bào gan cũng như hỗ trợ điều trị xơ gan hiệu quả. Bên cạnh đó, gạo lứt còn có các thành phần khác như Tocotrienol, gamma oryzanol cùng các chất chống oxy hóa khác nên có khả năng giúp gan tránh được các ảnh hưởng xấu.
- Giảm mỡ máu: Với hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, đặc biệt là carotenoid, chất xơ, omega – 3, IP6,… Gạo lứt có thể góp phần làm giảm cholesterol, triglyceride, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ hoặc các vấn đề khiến gia tăng mỡ máu.
- Hỗ trợ giảm cân: Hàm lượng chất xơ trong gạo lứt giúp người dùng nhanh no, giảm cảm giác đói cũng như cải thiện chức năng đường ruột. Làm cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt, tăng cường quá trình trao đổi chất và điều hòa glucose hỗ trợ quá trình giảm cân tốt hơn.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Hàm lượng sterol và sterolin có trong gạo lứt sẽ giúp cơ thể ngăn chặn một số bệnh lý. Đồng thời tăng cường lợi khuẩn, loại bỏ virus và làm chậm quá trình lão hóa hiệu quả.
- Ngăn ngừa ung thư đại tràng: Theo nghiên cứu, lượng chất xơ có trong gạo lứt có thể gắn kết với các chất gây ung thư, chất độc hại trong cơ thể để ngăn chúng không bám vào vách ruột.
Bệnh nhân bị huyết áp cao có nên ăn gạo lứt không?
Người bệnh huyết áp có nên ăn gạo lứt không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị cao huyết áp hoàn toàn có thể sử dụng được loại gạo này. Lý do là bởi, gạo lứt chưa được giã, xay hoặc tinh chế quá kỹ nên chúng giữ được phần cám, thành phần cơ bản của hạt gạo. Bên cạnh đó chúng cũng có chứa nhiều chất xơ hơn so với gạo trắng thông thường.
Chất xơ hòa tan có trong gạo lứt sẽ giúp hấp thụ cholesterol, cải thiện cân bằng lipid trong máu cũng như hỗ trợ giảm huyết áp hiệu quả. Mặt khác, các chất chống oxy hóa như flavonoid, lignans có trong gạo lứt còn giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp, bệnh tim mạch..
Chính vì thế, người bị cao huyết áp có thể dùng gạo lứt thay thế gạo trắng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Cụ thể, bạn có thể sử dụng loại gạo này để nấu cháo, nấu cơm hoặc uống nước gạo lứt rang để kiểm soát tình trạng tăng huyết áp hoặc các vấn đề tim mạch khác.
Ăn gạo lứt đều đặn hàng ngày có thể mang lại những lợi ích to lớn với bệnh nhân bị cao huyết áp. Chi tiết như sau:
- Ngăn ngừa huyết áp cao: Chất lignan từ gạo lứt sẽ giúp làm giãn mạch máu, giảm áp lực trên thành động mạch. Từ đó làm giảm huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ bị huyết áp cao cũng như nhồi máu cơ tim.
- Phòng tránh một số yếu tố gây huyết áp cao: Gạo lứt có khả năng hạn chế sự hình thành của các gốc tự do gây hại cho mạch máu và tim nhờ thành phần vitamin E hay Polyphenol. Người ta còn tìm thấy trong gạo lứt hàm lượng magie với tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa nguy cơ bị đau thắt ngực, suy tim dẫn tới tử vong.
- Cung cấp chất xơ: Gạo lứt có hàm lượng chất xơ cao hơn nhiều so với gạo trắng nên chúng sẽ giúp bệnh nhân cao huyết áp cải thiện đáng kể chức năng tiêu hóa. Đồng thời làm giảm lượng đường trong máu, hỗ trợ tốt cho quá trình trao đổi chất.
- Giảm tác động của mỡ, cholesterol: Với khả năng hấp thụ mỡ, cholesterol, gạo lứt sẽ giúp ngăn chặn sự hấp thụ các chất này vào cơ thể. Từ đó góp phần phòng tránh các bệnh lý tim mạch cũng như các vấn đề khác về sức khỏe hiệu quả hơn.
- Cung cấp dinh dưỡng, cân bằng cơ thể: Với hàm lượng vitamin, khoáng chất cần thiết và quan trọng, gạo lứt có thể cân bằng cơ thể. Ngoài ra chúng cũng hỗ trợ tốt cho các hoạt động của hệ thần kinh, cơ bắp ở người bị huyết áp cao.
Lưu ý khi sử dụng gạo lứt cho người bị cao huyết áp
Bệnh nhân bị cao huyết áp có thể ăn gạo lứt, tuy nhiên khi sử dụng cần lưu ý những điều sau đây:
- Gạo lứt chỉ là một phần trong chế độ ăn lành mạnh để ổn định huyết áp. Vì thế, các bạn nên kết hợp gạo lứt với các thực phẩm giàu chất xơ, ít natri khác như hoa quả, rau củ, các loại hạt, đậu,… nhằm giúp kiểm soát bệnh và tăng cường sức khỏe hiệu quả hơn.
- Mặc dù gạo lứt có nhiều lợi ích cho huyết áp, sức khỏe, tuy nhiên bạn không nên quá lạm dụng thực phẩm này. Bởi gạo lứt có chứa hàm lượng lớn carbohydrate và calo nên khi ăn quá nhiều có thể gây tăng cân.
- Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ ăn uống phù hợp ngoài việc sử dụng gạo lứt.
Huyết áp cao có nên ăn gạo lứt không? Câu trả lời là có. Người bị huyết áp cao ăn được gạo lứt vì nó chứa nhiều chất xơ và hàm lượng dinh dưỡng tốt cho sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, ngoài việc sử dụng gạo lứt, bạn cũng cần xây dựng cho bản thân thực đơn ăn uống khoa học, đảm bảo dinh dưỡng để giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.
Xem Thêm:
- Những Người Cao Huyết Áp Uống Rượu Ớt Có Hết Không?
- Nguyên Tắc Và Các Cách Phối Hợp Thuốc Huyết Áp Trong Điều Trị
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Tập luyện
Bài Viết Liên Quan
Giải Pháp
Hệ Giải Pháp Đông Phương Hạ Áp Phục Bình
Hệ giải pháp Đông Phương Hạ áp phục bình được xây dựng bởi hội đồng chuyên gia y khoa đầu ngành, kết hợp chặt chẽ 5 phương pháp gồm trị liệu y học cổ truyền, bài thuốc đông dược, chăm sóc dinh dưỡng, vận động cùng các sản phẩm bổ trợ sức khỏe. Điều trị phục hồi sau tai biến, đột quỵ bằng hệ giải pháp trên, người bệnh được chăm sóc, theo dõi nghiêm ngặt theo nguyên tắc LẬP KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ RIÊNG BIỆT. Hiện nay, Đông Phương Y Pháp là đơn vị y tế độc quyền ứng dụng hệ giải phap Đông Phương Hạ Áp Phục Bình trong điều trị phục hồi tai biến, đột quỵ với kết quả khả quan, toàn diện, nhận được phản hồi tích cực của người bệnh.