Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Hạ Huyết Áp Tư Thế: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Các vấn đề về tim mạch và huyết áp luôn được nhiều người quan tâm. Trong đó, hạ huyết áp tư thế là một bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi, gây nên nhiều lo lắng cho người mắc phải. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về bệnh lý huyết áp này, từ triệu chứng, mức độ nguy hiểm đến nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị.
Hạ huyết áp tư thế là gì? Dấu hiệu nhận biết
Hạ huyết áp tư thế còn được gọi là hạ huyết áp đứng, là tình trạng mà huyết áp bị giảm nhanh khi chuyển đáng kể khi chuyển từ tư thế nằm hoặc ngồi sang tư thế đứng. Vậy đây cụ thể là bệnh gì và có triệu chứng ra sao?
Tình trạng hạ huyết áp tư thế là bệnh gì?
Hạ huyết áp tư thế còn được gọi là hạ huyết áp tư thế đứng (Orthostatic hypotension hay postural hypotension, viết tắt là HHATT). Đây là tình trạng mà huyết áp giảm đột ngột khi thay đổi tư thế, đặc biệt là khi từ tư thế ngồi hoặc nằm chuyển sang đứng dậy. Theo Viện Thần Kinh Hoa Kỳ và Hiệp Hội Thần Kinh Tự Chủ Hoa Kỳ, hạ huyết áp tư thế được định nghĩa khi huyết áp tâm thu giảm ít nhất 20 mmHg hoặc huyết áp tâm trương giảm ít nhất 10 mmHg trong vòng 3 phút sau khi đứng dậy.
Theo các bác sĩ, HHATT không phải là một bệnh lý độc lập mà thường được coi là một biểu hiện của sự không ổn định trong việc điều hòa huyết áp, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Dạng bệnh lý này thường gặp ở người trung niên trên 40 tuổi và không có triệu chứng rõ ràng, gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị.
Nhận biết các triệu chứng bị hạ huyết áp tư thế
Triệu chứng của hạ huyết áp tư thế có thể không rõ ràng và thường xuất hiện trong vài giây hoặc vài phút sau khi đứng dậy, nhưng có thể biến mất khi nằm. Cụ thể, các triệu chứng phổ biến của việc bị giảm huyết áp khi thay đổi có thể bao gồm:
- Bị hoa mắt, tầm nhìn mờ dần, chóng mặt.
- Đau đầu và mệt mỏi.
- Cảm giác buồn nôn, nôn nao.
- Cảm nhận tim đập nhanh, đau tức ngực.
- Lú lẫn, mất phương hướng và có thể bị té ngã, thậm chí ngất xỉu hoặc động kinh.
Những biểu hiện này thường tương tự như các triệu chứng của huyết áp thấp và biểu hiện của giảm tưới máu não (Cerebral hypoperfusion). Đặc biệt, triệu chứng bệnh thường trở nên nặng hơn vào buổi sáng và xuất hiện khi ở tư thế đứng, nhưng giảm khi bệnh nhân nghỉ ngơi ở tư thế nằm.
Các nguyên nhân gây bệnh hạ huyết áp tư thế
Dưới đây là thông tin chi tiết về cơ chế và nguyên nhân gây nên tình trạng hạ huyết áp tư thế cũng như các đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh:
Cơ chế sinh bệnh
Nguyên nhân gây hạ huyết áp tư thế có thể được giải thích theo nguyên tắc “nước chảy chỗ trũng”. Khi chúng ta đứng dậy, hiệu ứng của trọng lực làm cho máu bị giữ lại ở các tĩnh mạch lớn ở phần dưới của cơ thể, dẫn đến giảm huyết áp. Đối với người bình thường, hệ thống áp lực ở cổ và thể cảnh đáp ứng với sự thay đổi về huyết áp, kích hoạt các phản xạ thần kinh tự chủ. Hệ thống giao cảm tăng nhịp tim, co bóp cơ tim và tăng trương lực co thắt tĩnh mạch.
Tuy nhiên, khi mất cân bằng nội môi xảy ra, hạ huyết áp tư thế có thể xảy ra do các lý do sau:
- Rối loạn trong các bộ phận của cung phản xạ thần kinh tự chủ.
- Sự giảm sức co bóp của cơ tim và phản ứng chậm của mạch máu.
- Giảm thể tích tuần hoàn.
- Rối loạn đáp ứng của hormone.
Căn nguyên gây bệnh
Nguyên nhân của hạ huyết áp tư thế có thể được phân loại theo nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm vấn đề về hệ thống tim mạch, tác dụng của thuốc, rối loạn thần kinh, các nguyên nhân khác như bệnh lý hoặc các vấn đề sức khỏe như:
- Gặp vấn đề về tim mạch: Giảm thể tích tuần hoàn (dẫn đến suy thượng thận, mất nước và xuất huyết), giảm trương lực co thắt mạch máu do nằm quá lâu dẫn đến giảm Kali máu, giảm cung lượng tim, suy tĩnh mạch ngoại biên, cường Aldosterone, u tủy thượng thận,…
- Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc giãn mạch (gồm thuốc ức chế canxi và Nitrate), thuốc hoạt hóa thần kinh tự chủ (gồm thuốc ức chế alpha, thuốc hạ áp, ức chế beta, MAOIs, thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm 3 vòng hoặc 4 vòng),…
- Bệnh lý thần kinh trung ương: Teo đa hệ thống (hội chứng Shy-Drager), bệnh Parkinson, đột quỵ,…
- Bệnh lý về thần kinh tủy sống: Giang mai gây biến chứng thần kinh (tabes dorsalis), viêm tủy cắt ngang, khối u tủy,…
- Vấn đề về thần kinh ngoại biên: Thoái hóa tinh bột (Amyloidosis), bệnh thần kinh do biến chứng đái tháo đường, rối loạn thần kinh tự chủ (RLTKTC) có tính gia đình (hội chứng Riley-Day), hội chứng Guillain-Barré, hội chứng cận ung, rối loạn thần kinh tự chủ nguyên phát (HHATT vô căn), phẫu thuật cắt giao cảm,…
- Ngộ độc hoặc quá liều Tác dụng của rượu, trúng độc thần kinh Barbiturate, dùng quá liều thuốc lợi tiểu quai (Furosemide), quá liều thuốc rối loạn nhịp tim Quinidine, thuốc hóa trị Vincristine tác động lên thần kinh,…
- Chế độ ăn: HHATT sau ăn có nguyên nhân do bữa ăn giàu carbohydrate gây tăng insulin và ứ máu ở đường tiêu hóa.
Đối tượng nguy cơ cao
Một số điều kiện và yếu tố có thể khiến hạ huyết áp tư thế trở nên thường xuyên hơn hoặc trầm trọng hơn bao gồm:
- Người cao tuổi (trên 65 tuổi): Các cơ chế điều chỉnh huyết áp có thể suy giảm theo tuổi tác, khiến cho người cao tuổi dễ bị giảm nhanh huyết áp khi thay đổi tư thế hơn.
- Môi trường nắng nóng: Trong môi trường nắng nóng, cơ thể có thể mất nước nhiều hơn thông qua việc đổ mồ hôi, dẫn đến hạ huyết áp và nguy cơ ngất xỉu tăng lên.
- Nằm quá lâu trên giường bệnh: Các bệnh nhân phải nằm quá lâu trên giường bệnh, đặc biệt là sau phẫu thuật hoặc do bệnh lý nặng, có nguy cơ cao hơn bị hạ huyết áp tư thế đứng do mất cân bằng huyết áp.
- Phụ nữ mang thai: Trong thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sẽ trải qua nhiều thay đổi hormon và lượng máu tăng, từ đó làm tăng nguy cơ hạ huyết áp tư thế.
- Tiêu thụ rượu và bia: Uống quá nhiều rượu hoặc bia có thể làm tăng nguy cơ hạ huyết áp khi thay đổi tư thế do tác động lên hệ thần kinh và hệ tuần hoàn của cơ thể.
Những yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ hạ huyết áp tư thế và cần được chú ý và kiểm soát để giảm thiểu nguy cơ tai biến cũng như các biến chứng khác liên quan đến huyết áp.
Bị hạ huyết áp tư thế có nguy hiểm không?
Hạ huyết áp tư thế có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau và có thể nguy hiểm nếu không được kiểm soát hoặc điều trị đúng cách. Dưới đây là một số nguy hiểm có thể đi kèm với HHATT:
- Nguy cơ ngất xỉu hoặc té ngã: Khi áp lực máu giảm đột ngột, có thể làm cho não không nhận được đủ máu, gây ra các triệu chứng như chóng mặt, mất ý thức hoặc ngất xỉu. Việc ngất xỉu hoặc té ngã có thể dẫn đến chấn thương hoặc tai nạn khác.
- Rối loạn vận động: Hạ huyết áp tư thế có thể làm mất cân bằng và ảnh hưởng đến khả năng đi lại, đặc biệt là ở những người già hoặc những người có vấn đề sức khỏe khác.
- Nguy cơ gây nguy hiểm cho lái xe hoặc vận hành máy móc: Nếu một người bị HHATT khi đang lái xe hoặc vận hành máy móc, có thể xảy ra nguy cơ tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động.
- Nguy cơ tai biến: Trong một số trường hợp nghiêm trọng, hạ huyết áp khi đột ngột thay đổi tư thế có thể gây ra các vấn đề tim mạch nghiêm trọng hoặc tai biến như đột quỵ.
- Sự suy giảm chất lượng cuộc sống: Các triệu chứng của hạ huyết áp tư thế như chóng mặt, mất cân bằng và ngất xỉu có thể gây ra sự không thoải mái và hạn chế hoạt động hàng ngày.
Vì vậy, mặc dù hạ huyết áp tư thế không luôn nguy hiểm, nhưng nếu gặp phải các triệu chứng hoặc tình trạng nghiêm trọng, đặc biệt là ở những người có bệnh lý nền, cần được chẩn đoán và điều trị sớm để tránh các biến chứng tiềm ẩn.
Chẩn đoán chính xác hạ huyết áp tư thế
Để chẩn đoán chính xác bệnh nhân bị HHATT do nguyên nhân nào và mức độ ra sao, cần đến cơ sở y tế để thực hiện thăm khám chuyên khoa. Tại đây, các bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán bằng các phương pháp sau:
Chẩn đoán lâm sàng
Các biện pháp chẩn đoán lâm sàng của hạ huyết áp tư thế bao gồm:
Bệnh sử: Đánh giá bệnh sử của bệnh nhân để xác định thời gian và mức độ của các triệu chứng, cũng như các yếu tố khởi phát như thuốc, thói quen sinh hoạt và mối quan hệ với bữa ăn. Cần tìm kiếm các dấu hiệu của các bệnh lý nguyên nhân, đặc biệt là các triệu chứng của rối loạn thần kinh tự chủ và các bệnh lý tim mạch, ung thư.
Tiền sử: Xác định các nguyên nhân tiềm năng đã biết bao gồm bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, bệnh Parkinson và ung thư. Thuốc cũng cần được đánh giá về tác dụng gây ra HHATT, đặc biệt là các loại thuốc hạ áp và nitrate.
Khám thực thể:
- Đo huyết áp: Đo huyết áp ở tư thế nằm và đứng để xác định hạ huyết áp khi chuyển động. Đo huyết áp cùng 1 cánh tay với 1 máy đo huyết áp và bắt mạch cùng 1 vị trí.
- Khám da niêm và niệu đạo: Tìm kiếm các dấu hiệu mất nước và sự thay đổi sắc tố da, cũng như kiểm tra xuất huyết tiêu hóa.
- Khám thần kinh: Tiếp cận chi tiết hệ thần kinh vận động để đánh giá các dấu hiệu của bệnh Parkinson và rối loạn thần kinh khác. Đánh giá phản xạ trực tràng và niệu dục để đánh giá chức năng thần kinh tự chủ.
Các biện pháp chẩn đoán lâm sàng này giúp xác định chính xác tình trạng của bệnh nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Chẩn đoán cận lâm sàng
Chẩn đoán cận lâm sàng của HHATT bao gồm một loạt các xét nghiệm và test chức năng thần kinh tự chủ nhằm xác định nguyên nhân cụ thể và đánh giá tình trạng của bệnh nhân. Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng thường được áp dụng:
- Xét nghiệm: Xét nghiệm máu toàn diện, điện giải, xét nghiệm nước tiểu, điện tâm đồ (ECG), siêu âm tim, CT-scan hoặc MRI,..
- Các test chức năng thần kinh tự chủ: Test chức năng tiết mồ hôi, test chức năng tim mạch (nghiệm pháp thở sâu, nghiệm pháp Valsalva, nghiệm pháp bàn nghiêng),…
Tất cả các biện pháp chẩn đoán này được sử dụng để xác định nguyên nhân cụ thể của HHATT và hướng điều trị phù hợp.
Các biện pháp cải thiện và điều trị hạ huyết áp tư thế đứng
Để điều trị hạ huyết áp tư thế đứng, mục tiêu chính là tăng huyết áp khi bệnh nhân đứng lên mà không làm tăng huyết áp ở tư thế nằm, từ đó giảm các triệu chứng khi đứng và cải thiện khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày. Quá trình điều trị HHATT thường bắt đầu bằng việc xác định nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh. Nếu có thể, việc ngưng sử dụng thuốc hoặc điều trị các tình trạng nguy cơ cao gây ra HHATT được ưu tiên.
Các phương pháp không dùng thuốc
Để hỗ trợ cải thiện hạ huyết áp tư thế mà không sử dụng thuốc, các bác sĩ có thể áp dụng hoặc khuyến nghị một số biện pháp sau:
- Uống nước hoặc dung dịch truyền tĩnh mạch: Một cách đơn giản là uống nhanh một lượng lớn nước hoặc được truyền tĩnh mạch dung dịch nước muối đẳng trương khi cần nhập viện. Điều này giúp tăng thể tích huyết tương và nâng cao huyết áp trong thời gian ngắn, giúp cải thiện triệu chứng của bệnh nhân.
- Vận động thể chất: Tập thể dục đều đặn và vận động thể chất nhẹ nhàng có thể giúp tăng hồi lưu tĩnh mạch và giảm ứ máu tĩnh mạch. Các bài tập vận động tại chỗ như nâng chân, dậm chân tại chỗ, co cơ đùi, chéo chân và nâng ngón chân có thể thực hiện để cải thiện tình trạng của bệnh nhân.
- Thay đổi lối sống: Điều chỉnh lối sống bằng cách uống đủ nước, hạn chế hoặc tránh uống rượu và tập thể dục đều đặn,… Bệnh nhân cũng nên hạn chế đứng lâu và thực hiện các biện pháp giảm stress.
- Thay đổi chế độ ăn uống: Giảm số lượng và hàm lượng carbohydrate trong bữa ăn, giảm thiểu lượng cồn và tránh đứng đột ngột sau bữa ăn có thể giúp giảm nguy cơ HHATT sau ăn.
- Tăng lượng natri và nước: Tăng lượng natri và nước trong khẩu phần ăn có thể giúp tăng thể tích nội mạch và giảm các triệu chứng của HHATT. Tuy nhiên, cần cân nhắc khi áp dụng phương pháp này để tránh nguy cơ suy tim, đặc biệt đối với những người cao tuổi hoặc có suy giảm chức năng của cơ tim.
- Mặc quần bó: Mặc quần bó với chất liệu co giãn tốt có thể giúp tăng hồi lưu tĩnh mạch và tạo ra mức kháng áp lực vừa đủ tại chân và ổ bụng, từ đó giảm triệu chứng của bệnh.
Dùng thuốc điều trị HHATT
Điều trị hạ huyết áp tư thế đứng bằng thuốc là lựa chọn cuối cùng sau khi đã thử nghiệm và không thành công với các biện pháp điều trị không dùng thuốc. Việc sử dụng các loại thuốc điều trị cần được điều chỉnh và theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ phản ứng phụ.
Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến được sử dụng trong điều trị HHATT:
- Fludrocortisone (Flurocortisone acetate): Là loại hormone tổng hợp có tác dụng như hormone thượng thận tự nhiên, giúp tăng tái hấp thu natri ở thận và tăng thể tích huyết tương. Khi dùng cần kết hợp với chế độ ăn giàu muối và uống đủ nước. Lưu ý có thể gây ra phản ứng phụ như phù, hạ kali máu và nhức đầu.
- Đồng vận thụ thể alpha: Tiêu biểu nhất là Midodrine, có tác dụng tăng huyết áp bằng cách kích thích thụ thể alpha-adrenergic ở các mạch máu ngoại biên. Liều khởi đầu thường là 2,5 mg uống 2 – 3 lần mỗi ngày, có thể tăng dần đến 10mg dùng 3 lần/ngày. Tác dụng phụ bao gồm THA khi nằm, ngứa cẳng chân hoặc toàn thân và ớn lạnh.
- Dihydroxyphenylserine (DOPS): Có tác dụng biến đổi thành Noradrenaline trong cơ thể, giúp cải thiện tình trạng HHATT.
- Octreotide: Giúp ức chế phóng thích các peptide tiêu hóa, giảm huyết áp sau bữa ăn. Phản ứng phụ có thể bao gồm buồn nôn và co thắt bụng.
- Các chọn lựa khác: Một số thuốc khác cũng được sử dụng trong điều trị HHATT như Epinephrine, Yohimbine, Dihydroergotamine, Desmopressin, Erythropoietin và Indomethacin.
Lưu ý các biện pháp phòng ngừa hạ huyết áp tư thế
Dưới đây là một số lưu ý để phòng ngừa HHATT cũng như các bệnh lý huyết áp khác có thể áp dụng trong đời sống hàng ngày như:
- Tăng cường muối trong chế độ ăn uống: Tuy nhiên, điều này cần được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ để tránh các tác động phụ không mong muốn.
- Ăn nhiều bữa nhỏ: Phù hợp với những người thường bị hạ huyết áp sau bữa ăn. Chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng và tránh ăn quá nhiều tinh bột và dầu mỡ.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất: Chế độ dinh dưỡng bổ sung sắt và vitamin có thể giúp cải thiện tình trạng, nhưng cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
- Uống đủ nước và tránh đồ uống cồn: Điều này rất quan trọng để duy trì sức khỏe chung và ngăn ngừa tình trạng hạ huyết áp tư thế, các bệnh lý về huyết áp cũng như tim mạch khác.
- Duy trì tập luyện thể dục: Luyện tập thể dục thường xuyên, đúng cách sẽ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ kiểm soát huyết áp.
- Cẩn thận khi thay đổi tư thế: Khi thay đổi tư thế từ nằm hoặc ngồi sang đứng, lưu ý cần thực hiện từ từ để tránh đột ngột làm biến chứng.
- Tránh tư thế uốn cong lưng: Đối với những người dễ bị hạ huyết áp khi thay đổi tư thế, tránh ngồi lâu và giữ tư thế lưng thẳng là quan trọng.
- Kê cao gối khi ngủ: Kê gối cao hơn một chút có thể giúp tăng cường lưu thông máu và giảm nguy cơ hạ huyết áp tư thế khi ngủ.
- Khám định kỳ: Đi đo huyết áp và khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn theo dõi tình trạng huyết áp, kịp thời phát hiện các vấn đề về sức khỏe để tránh biến chứng nặng.
Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh hạ huyết áp tư thế – một tình trạng sức khỏe phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Việc hiểu biết về triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị, phòng ngừa có thể giúp bạn và gia đình phòng tránh các vấn đề sức khỏe liên quan đến huyết áp và tim mạch một cách hiệu quả.
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Tập luyện
Bài Viết Liên Quan
Giải Pháp
Hệ Giải Pháp Đông Phương Hạ Áp Phục Bình
Hệ giải pháp Đông Phương Hạ áp phục bình được xây dựng bởi hội đồng chuyên gia y khoa đầu ngành, kết hợp chặt chẽ 5 phương pháp gồm trị liệu y học cổ truyền, bài thuốc đông dược, chăm sóc dinh dưỡng, vận động cùng các sản phẩm bổ trợ sức khỏe. Điều trị phục hồi sau tai biến, đột quỵ bằng hệ giải pháp trên, người bệnh được chăm sóc, theo dõi nghiêm ngặt theo nguyên tắc LẬP KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ RIÊNG BIỆT. Hiện nay, Đông Phương Y Pháp là đơn vị y tế độc quyền ứng dụng hệ giải phap Đông Phương Hạ Áp Phục Bình trong điều trị phục hồi tai biến, đột quỵ với kết quả khả quan, toàn diện, nhận được phản hồi tích cực của người bệnh.