Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Dấu Hiệu Cao Huyết Áp Ở Người Trẻ Và Biện Pháp Phòng Ngừa
Tình trạng cao huyết áp ở người trẻ ngày càng trở nên phổ biến và trở thành vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy làm cách nào để nhận biết dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ, đâu là biện pháp phòng ngừa hiệu quả? Hãy tham khảo nội dung dưới đây của Đông Phương Y Pháp để được giải đáp chi tiết hơn.
Nguyên nhân khiến người trẻ bị cao huyết áp
Tăng huyết áp ở người trẻ hiện đang là bệnh lý khá phổ biến, với tỷ lệ mắc khoảng 5 – 12%. Theo nghiên cứu, những người dưới 35 tuổi bị cao huyết áp sẽ thúc đẩy nhanh quá trình hình thành xơ vữa động mạch và các bệnh tim khác khác. Vậy nên việc phát hiện – điều trị sớm bệnh tăng huyết áp ở người trẻ sẽ góp phần ngăn ngừa nguy cơ gặp biến chứng nghiêm trọng.
Cao huyết áp ở người trẻ thường hình thành do những nguyên nhân sau:
- Béo phì, thừa cân do ăn uống thiếu khoa học, thói quen lười vận động.
- Do di truyền.
- Căng thẳng, stress trong thời gian quá dài.
- Chế độ ăn nhiều chất béo không tốt như mỡ, nội tạng động vật, ăn quá mặn.
- Sử dụng nhiều các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia.
- Mắc bệnh lý như bệnh tim, bệnh thận, một số bệnh rối loạn chuyển hóa nội tiết tố như suy giáp, cường giáp, đái tháo đường,…
Dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ điển hình
Người trẻ tuổi bị cao huyết áp thường rất dễ nóng giận, khó kiểm soát cảm xúc, dễ mất tập trung,… Từ đó làm ảnh hưởng nhiều tới vấn đề giao tiếp và chất lượng công việc. Phần lớn các trường hợp bị cao huyết áp ở người trẻ được phát hiện một cách tình cờ hoặc khi bệnh nhân khám bệnh vì lý do sức khỏe khác.
Để nhận biết dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ, các bạn có thể dựa vào những biểu hiện sau:
- Đau đầu: Đây là hiện tượng xảy ra khá phổ biến nhưng chúng là một trong những dấu hiệu điển hình nhất khi bị cao huyết áp ở người trẻ. Song mức độ đau nhức đầu còn tùy thuộc vào chỉ số khác của huyết áp. Chưa kể triệu chứng này cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nên rất dễ nhầm lẫn.
- Chóng mặt: Không chỉ riêng người trẻ, bất cứ đối tượng nào bị huyết áp cao cũng gặp tình trạng chóng mặt. Tình trạng này xảy ra khi các động mạch bị chèn ép dẫn tới việc cung cấp máu đến não bị cản trở. Ngoài ra, chóng mặt có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu khác như sốt, buồn nôn, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh,…
- Xuất hiện vệt máu trong mắt: Dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ này là hiện tượng xảy ra do sự tăng áp lực lên mạch máu khi huyết áp cao làm cho một số mạch máu nhỏ bị vỡ. Tuy nhiên, vệt máu trong máu có thể là do bệnh viêm kết mạc nên cần thăm khám, kiểm tra y tế để xác định chính xác nguyên nhân.
- Chảy máu mũi: Các mạch máu bị tăng áp lực một cách đột ngột sẽ bị tổn thương, thậm chí là gây vỡ mạch máu. Vì thế, nếu như bị chảy máu mũi, bạn nên kiểm tra chỉ số huyết áp của mình để tìm nguyên nhân, biện pháp điều trị, cải thiện hiệu quả nhất.
- Đỏ, nóng ran mặt: Đây là triệu chứng điển hình khi bị tăng huyết áp do các mạch máu trên da mặt giãn da. Tuy nhiên, đỏ, nóng ran ở mặt có thể dài hoặc ngắn tùy theo mức độ bệnh nhẹ hay nặng. Mặt khác, chúng cũng có thể xảy ra khi bạn tập luyện, đi dưới nắng hoặc dùng các sản phẩm giúp hỗ trợ giảm huyết áp khác.
Phòng ngừa bệnh huyết áp cao ở người trẻ
Tăng huyết áp ở người trẻ nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số biện pháp hỗ trợ phòng ngừa, cải thiện tình trạng cao huyết áp ở người trẻ mà bạn có thể áp dụng. Chi tiết như sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Thực hiện chế độ ăn DASH, tức là chế độ ăn ít muối, chất béo bão hòa, sử dụng nhiều trái cây, rau củ, sữa, chế phẩm sữa ít béo. Bạn cũng cần ăn ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt gà, thịt vịt, thực phẩm giàu kali, canxi và chất xơ… Tuy nhiên nên hạn chế ăn thịt đỏ và các thực phẩm, đồ uống có đường.
- Kiểm soát cân nặng: Các bạn tốt nhất nên duy trì chỉ số BMI dao động trong khoảng từ 18.5 – 22.9. Trong trường hợp bị thiếu cân hay thừa cân, hãy cố gắng tập luyện, ăn uống khoa học để cải thiện cân nặng phù hợp.
- Duy trì lối sống khoa học: Sinh hoạt lành mạnh là yếu tố then chốt giúp bạn kiểm soát vấn đề huyết áp cao. Bởi lúc này, bạn sẽ biết cách dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ nghỉ đúng giờ, đủ giấc, tránh thức khuya hay để bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi quá mức.
- Tập thể dục thường xuyên: Rèn luyện thể dục thể thao hàng ngày rất có lợi cho sức khỏe. Không chỉ đảm bảo trọng lượng cơ thể ở mức vừa phải, tập thể dục còn tăng cường quá trình lưu thông máu và hỗ trợ làm giảm huyết áp cao. Các bài tập được khuyến khích trong trường hợp này là yoga, bơi lội, đi bộ,…
- Tránh xa đồ uống có cồn: Rượu, bia sẽ làm tăng huyết áp tạm thời nhưng sau đó sẽ trở lại bình thường khi ngừng uống. Song, nếu thường xuyên uống rượu bia, bạn sẽ có nguy cơ bị tăng huyết áp mãn tính. Với người đã bị cao huyết áp, tình trạng này còn trở nên nghiêm trọng hơn nên cần hết sức lưu ý.
Dấu hiệu cao huyết áp ở người trẻ cũng tương tự như các trường hợp tăng huyết áp khác. Tuy nhiên, bệnh sẽ được kiểm soát tốt nếu phát hiện – điều trị kịp thời và chăm sóc sức khỏe đúng cách. Với những trường hợp nặng, có thể để lại biến chứng, bệnh nhân cần chủ động trong việc theo dõi, thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên môn.
Nguồn tham khảo:
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Tập luyện
Bài Viết Liên Quan
Giải Pháp
Hệ Giải Pháp Đông Phương Hạ Áp Phục Bình
Hệ giải pháp Đông Phương Hạ áp phục bình được xây dựng bởi hội đồng chuyên gia y khoa đầu ngành, kết hợp chặt chẽ 5 phương pháp gồm trị liệu y học cổ truyền, bài thuốc đông dược, chăm sóc dinh dưỡng, vận động cùng các sản phẩm bổ trợ sức khỏe. Điều trị phục hồi sau tai biến, đột quỵ bằng hệ giải pháp trên, người bệnh được chăm sóc, theo dõi nghiêm ngặt theo nguyên tắc LẬP KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ RIÊNG BIỆT. Hiện nay, Đông Phương Y Pháp là đơn vị y tế độc quyền ứng dụng hệ giải phap Đông Phương Hạ Áp Phục Bình trong điều trị phục hồi tai biến, đột quỵ với kết quả khả quan, toàn diện, nhận được phản hồi tích cực của người bệnh.