Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Chăm Sóc Bệnh Nhân Thoát Vị Địa Đệm Qua Dinh Dưỡng, Vận Động
Người bị thoát vị đĩa đệm bên cạnh điều trị cũng cần được chăm sóc chu đáo để quá trình phục hồi đạt kết quả tốt nhất. Cách chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đúng cách và lưu ý cần thiết sẽ được đề cập trong bài viết. Qua đó giúp người nhà bệnh nhân có thêm thông tin để giúp người bệnh có điều kiện trị bệnh tốt nhất.
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm
Để chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm tốt nhất, chúng ta cần lập kế hoạch chăm sóc chi tiết và đầy đủ các quy trình từ chế độ dinh dưỡng, tập luyện, vận động. Tùy vào tình hình của bệnh nhân mà có những lưu ý và cách chăm sóc cụ thể riêng.
Chăm sóc bệnh nhân nằm viện
Trong giai đoạn này, người nhà cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để nắm được những chuyển biến và báo cho bác sĩ kịp thời.
Cần thăm hỏi, tạo cho người bệnh thoát vị đĩa đệm cần tâm lý thoải mái, ổn định hỗ trợ qua quá trình điều trị đạt kết quả tốt.
Chăm sóc bệnh nhân mổ thoát vị đĩa đệm
Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị của bệnh nhân. Cần tạo tinh thần tốt cho bệnh nhân để quá trình mổ diễn ra thành công.
Bệnh nhân bắt buộc nhịn ăn 8 tiếng trước khi diễn ra ca mổ, làm vệ sinh (tắm) trước khi mổ. Người chăm sóc cần nắm để hỗ trợ bệnh nhân chuẩn bị thật tốt cho ca mổ.
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm
Sau mổ, người nhà cần theo dõi tình trạng sức khỏe bệnh nhân thường xuyên, hỗ trợ tối đa quá trình tập vật lý trị liệu để người bệnh phục hồi sức khỏe, sớm trở lại hoạt động bình thường.
Hơn nữa, mọi người cũng cần để ý quá trình vận động và làm việc của người bệnh. Tránh để người bệnh lao động nặng, vận động mạnh. Ngoài ra chú chú thêm vào chế độ dinh dưỡng để giúp tái tạo sụn, các mô ở vị trí thoát vị.
Chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thông qua chế dinh dưỡng
Chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm không chỉ đơn thuần là hạn chế làm những việc nặng cho bệnh nhân. Người nhà, người chăm sóc bệnh nhân cần để ý trong cả chế độ ăn uống, tập luyện và sinh hoạt cho bệnh nhân để thúc đẩy quá trình phục hồi được diễn ra nhanh và hiệu quả.
Việc ăn uống để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh là bước quan trọng trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.
Trong chế độ ăn của người bệnh cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng sau:
Canxi
Canxi là một loại khoáng chất giữ vai trò quan trọng trong cơ thể. Khoáng chất này kết hợp với phospho giúp xương chắc khỏe, củng cố độ dẻo dai, làm mạnh hệ xương khớp nên rất cần thiết, hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
Các loại loại hạt và đậu, phô mai, sữa chua là thực phẩm cung cấp rất nhiều canxi cho cơ thể. Đặc biệt, đậu rồng, hạt vừng và hạt chia.
- Trong 172g đậu rồng có tới 244mg canxi, chiếm tới 24% nhu cầu canxi hàng ngày.
- Trong 28g phô mai cung cấp khoảng 5 – 20% canxi cho cơ thể.
Ngoài ra còn các loại sản phẩm khác như hạnh nhân, rau lá xanh, cá mòi, cá đóng hộp, whey protein, v.v…
Các chất Chondroitin, Glucosamine
Các hợp chất trên đóng vai trò quan trọng trong tái tạo sụn khớp tổn thương, phục hồi lượng collagen bị thiếu hụt. Qua đó, giúp vị trí thoát vị nhanh hàn gắn tổn thương và giảm các cơn đau cấp tính.
Người bệnh có thể ăn nhiều sụn bò, nước hầm xương để bổ sung hợp chất trên cho cơ thể.
Protein (chất đạm)
Protein đóng vai trò quan trọng trong cấu tạo, duy trì, phát triển sửa chữa tổn thương cho sụn và các mô mềm.
Protein có nhiều trong các thực phẩm: trứng, hạnh nhân, ức gà, các loại cá yến mạch, bông cải xanh, sữa, cá ngừ, diêm mạch, đậu nành, v,v…
Đặc biệt, trứng là nguồn cung cấp protein hàng đầu, lòng trắng trứng gần như là protein nguyên chất. Trong 1 quả trứng chứa khoảng 6g protein.
Magie
Magie đóng vai trò lớn trong quá trình tổng hợp protein để hình thành nên xương, góp phần giúp hệ xương chắc chắn hơn.
Người bệnh có thể ăn một số loại thực phẩm như: ngũ cốc, bơ, kiwi, bánh mì, v.v…
Acid béo Omega – 3
Các chất Omega – 3 đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành prostaglandin, giúp hỗ trợ kháng viêm ở người bị thoát vị đĩa đệm.
Các thực phẩm giàu omega 3 tốt cho người bệnh: cá hồi, cá ngừ, quả óc chó, hạt bí ngô, trứng, dầu hạt cải tinh luyện, v.v..
Chất xơ
Chất xơ giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể, làm sạch đường ruột qua đó giúp giảm bớt áp lực trọng lượng cơ thể lên vị trí đĩa đệm bị thoát vị.
Các loại rau xanh, trái cây, cà chua, v.v.. cung cấp nhiều chát xơ, cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho người bị thoát vị đĩa đệm.
Các loại vitamin E, D, C.
Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của nhóm vitamin này trong quá trình phục hồi tổn thương xương khớp, giảm đau, kháng viêm, làm chậm quá trình lão hóa xương khớp.
Các thực phẩm giàu vitamin trên có trong: ổi, xoài, cam, dâu tây, v.v….
Chăm sóc quá trình vận động của người bệnh
Ngoài chế độ dinh dưỡng và dùng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm, người nhà cần để ý thêm về quá trình vận động của người bệnh, đặc biệt là giai đoạn mới mổ xong. Để ý nâng, đỡ, dìu bệnh nhân để người bệnh có thể di chuyển dễ dàng hơn.
Ngoài ra cũng cần lưu ý thêm một số điểm sau:
- Sử dụng đai lưng giúp cố định cột sống khi di chuyển. Dùng tay đỡ hông hoặc bả vai để giảm áp lực lên đĩa đệm và tránh bị lệch đĩa đệm.
- Khi cần mang vác đồ cần hạ thấp người, sử dụng lực từ bàn chân để nhắc đồ cần vác lên.
- Tránh đổi các tư thế đột ngột, không nên gập cúi, vặn mình để tránh tổn thương lên đĩa đệm.
- Tránh nằm võng, sofa để không làm ảnh hưởng đến vùng đĩa đệm bị thoát vị. Nên nằm trên đệm cứng, dùng gối đỡ lưng để tạo sự thoải mái cho vùng cột sống.
- Không ngồi, đứng một tư thế quá lâu. Sau một thời gian, nên vận động nhẹ nhàng để tạo dễ chịu cho lưng và cột sống.
- Ngồi đúng tư thế, thẳng lưng, nên có điểm tựa cho lưng.
Hỗ trợ quá trình tập vật lý trị liệu cho bệnh nhân
Đây là bước quan trọng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Phương pháp vật lý trị liệu là cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y – YHCT được khuyên dùng bởi những lợi ích tốt cho người bệnh. Người bệnh có thể lựa chọn một số phương pháp sau:
- Châm cứu, bấm huyệt để giúp giảm đau, tuần hoàn máu, khai thông huyệt đạo giúp giảm áp lực cho đĩa đệm và các rễ thần kinh xung quanh.
- Xoa bóp giúp giảm đau, thư giãn cơ bắp, thúc đẩy sản sinh chất nhờn ở các mô sụn cho bệnh nhân.
- Các bài tập VLTL riêng cho thoát vị đĩa đệm được bác sĩ khuyến khích tập luyện như: bơi lội, yoga, đi bộ, v.v… giúp tăng độ dẻo dai, cải thiện sức bền, năng cao đề kháng cho cơ thể.
Trên đây là một số gợi ý cho người nhà có thể lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm hợp lý. Người bệnh có thể dựa trên những thông tin chúng tôi cung cấp để xây dựng kế hoạch riêng cho mình, phù hợp với tình trạng sức khỏe và thể trạng của người bệnh.
XEM NGAY:
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Tập luyện
Bài Viết Liên Quan
Giải Pháp
Hệ Giải Pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang
Hệ giải pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang ứng dụng lý luận Ngũ Liệu Khang Kiện trong chữa bệnh xương khớp của Y học Phương Đông, kết hợp khéo léo 5 phương pháp chính gồm: trị liệu, thuốc y học cổ truyền, vận đông, dinh dưỡng cùng các sản phẩm bổ trợ. Với TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN, ĐA CHIỀU, CẢ TẠI VỊ TRÍ ĐAU và CĂN NGUYÊN GÂY BỆNH, giúp RÚT NGẮN THỜI GIAN, HIỆU QUẢ BỀN VỮNG nhất. Hiện nay, hệ giải pháp được hội đồng chuyên gia đầu ngành tại Đông Phương Y Pháp tiến hành xây dựng, điều trị thành công trên hàng nghìn bệnh nhân.