Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm cần lưu ý? Cách điều trị, phòng tránh hiệu quả

Ngày cập nhật: 31/01/2024 Biên tập viên: Thanh Hồng

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh phổ biến, nếu không được điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt. Biết rõ các giai đoạn thoát vị đĩa đệm giúp người bệnh tìm ra phương pháp chữa bệnh kịp thời.

Đĩa đệm bộ phận nằm ở giữa các đốt xương, nhiệm vụ của nó là giúp cho cột sống của con người hoạt động nhịp nhàng, linh hoạt và giảm bớt áp lực lên cột sống. Tuy nhiên, khi xương dần bị thoái hoá hoặc con người hoạt động sau tư thế thì đĩa đệm sẽ bị thoát vị, gây các cơn đau và tạo ra biến chứng.

thoát vị đĩa đệm” src=”https://dongphuongyphap.net/wp-content/uploads/2021/02/Hinh-minh-hoa-benh-thoat-vi-dia-dem.jpg” alt=”Hình minh họa bệnh thoát vị đĩa đệm” width=”768″ height=”555″ /> Hình minh họa bệnh thoát vị đĩa đệm

Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm hiện nay

Hiện nay, nhiều chuyên gia đã thống kê có đến 4 giai đoạn bệnh thoát vị đĩa đệm từ nặng đến nhẹ. Mỗi giai đoạn sẽ có các biểu hiện và cách điều trị khác nhau.  

Giai đoạn 1 – Phình đĩa đệm

Ở giai đoạn này, vòng xơ của đĩa đệm vẫn bình thường. Tuy nhiên, nhân nhầy đã có xu hướng dần biến dạng. Thế nhưng, trong giai đoạn này, người bệnh sẽ khó phát hiện bệnh do các cơn đau thường không liên tục, không rõ ràng nên hay bị nhầm lẫn với các cơn đau thông thường khác.

Giai đoạn 2 – Lồi đĩa đệm

Đến giai đoạn này, vòng xơ đĩa đệm đã bị rách và suy yếu thế nhưng nhân nhầy vẫn ở trong bao xơ chưa tràn ra ngoài.

Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau dữ dội và thường xuyên hơn. Các cơn đau chủ yếu xuất hiện ở vùng vai gáy và lưng. Nếu nặng hơn, người bệnh sẽ còn cảm nhận được các cơn tê bì tay chân.

Giai đoạn 3 – Thoát vị đĩa đệm thực thụ 

Trong giai đoạn này, bao xơ đã bị rách hoàn toàn và nhân nhầy được thoát ra ngoài. Tiếp đến, nhân nhầy tiếp tục tràn vào tủy sống gây chèn ép rễ thần kinh xung quanh cột sống.

Chính vì thế, các cơn đau lúc này không chỉ là đau thông thường như các giai đoạn trên mà nó đã trở nên rõ ràng và dữ dội. Không những vậy, người bệnh còn gặp các tình trạng khác như tê bì, chuột rút, nhức, mệt mỏi….

Giai đoạn 4 – Thoát bị đĩa đệm có mảnh rời 

Đây là giai đoạn cần chú ý nhất trong các giai đoạn của thoát vị đĩa đệm. Bởi, đây là lúc này bệnh khó điều trị nhất, đồng thời cũng khiến người bệnh phải gặp một số biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt sau này.

Sau khi thoát ra ngoài 1 thời gian, các nhân nhầy sẽ có hiện tượng tách ra. Chèn ép lên nhiều rễ thần kinh khác, gây đau đớn cho người bệnh. Không chỉ xuất hiện tình trạng đau nhức, cơ thể người bệnh còn có thêm các biến chứng nguy hiểm khác như teo chân, mất kiểm soát chức năng đại tiện và tiểu tiện, mất khả năng vận động…

Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ trải qua các giai đoạn thoát vị đĩa đệm chủ yếu trên đây. Tuy nhiên, thay vì lơ là hoặc xem nhẹ khiến bệnh ngày càng trầm trọng, người bệnh nên điều trị sớm để phát hiện bệnh ở những giai đoạn đầu. Từ đó, có thể tìm cách điều trị và phục hồi hiệu quả, ví dụ như châm cứu phục hồi chức năng.

Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm hiện nay 
Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm hiện nay

Một số biện pháp phòng tránh bệnh thoát bị đĩa đệm

Thoát bị đĩa đệm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Do đó, để hạn chế trường hợp mắc bệnh, mọi người nên áp dụng các biện pháp phòng tránh, hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm sau đây:

  • Người bệnh nên tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe. Tăng cường sức mạnh cơ bắp giúp ổn định và hỗ trợ cột sống.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh bởi tình trạng thừa cân sẽ khiến bệnh thoát bị đĩa đệm dễ dàng xảy ra hơn.
  • Nên ngồi đúng tư tế bằng cách giữ lưng thẳng, không xiên vẹo nhất là khi ngồi trong khoảng thời gian dài. Một tư thế ngồi đúng sẽ giúp làm giảm áp lực lên cột sống và đĩa đệm.
  • Sau khoảng từ 1 đến 2 giờ ngồi làm việc, bạn nên đứng dậy đi lại và tập một vài động tác, tránh ngồi lì và không vận động.
  • Không vận động quá sức và không mang vật quá nặng với tình trạng cơ thể. Khi nâng vật nặng, bạn nên ngồi xuống và nâng lên từ từ, không cúi người hoặc xong lưng khi nâng vật nặng.
  • Bỏ hút thuốc lá (bao gồm thuốc lá điện tử) bởi chất trong thuốc lá có thể khiến đĩa đệm con người ngày càng suy yếu. Hạn chế rượu bia và các chất kích thích khác.
  • Thiết lập chế độ ăn uống phù hợp. Bổ sung canxi, vitamin D và Chondroitin Sulfate nuôi dưỡng các khớp khỏe mạnh.
  • Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện bệnh sớm.
Một số biện pháp phòng tránh thoát vị đĩa đệm 
Một số biện pháp phòng tránh thoát vị đĩa đệm

Trên đây là các giai đoạn thoát vị đĩa đệm mà người bệnh cần nên lưu ý. Hy vọng, qua bài viết này, quý bệnh nhân sẽ nắm rõ tình trạng bệnh của mình đang ở giai đoạn nào để biết cách điều trị kịp thời.

CÓ THỂ BẠN CẦN:

Array

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

05/10

hôm nay

06/10

Ngày mai

07/10

Ngày kìa

+

Khác