Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Uống Nước Chanh Có Giảm Huyết Áp Không? 6 Cách Pha Chuẩn
Sở hữu thành phần giàu dưỡng chất, nước chanh mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Do đó, không ít người băn khoăn uống nước chanh có giảm huyết áp không. Để giải đáp được câu hỏi này, chuyên gia Đông Phương Y Pháp đã nghiên cứu và tìm ra câu trả lời chuẩn xác, những phân tích cụ thể được chia sẻ trong bài viết dưới đây. Đồng thời, chuyên gia cũng gợi ý 65 công thức pha nước chanh ngon và siêu bổ dưỡng cho người bệnh.
Phân tích uống nước chanh có giảm huyết áp không?
Nước chanh được biết đến là thức uống mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường miễn dịch, hỗ trợ giảm cân, thải độc cơ thể, ngăn ngừa sỏi thận,…
Trước câu hỏi “uống nước chanh có giảm huyết áp không?”, chuyên gia khẳng định uống nước chanh có khả năng hỗ trợ hạ huyết áp. Hiệu quả này đến từ thành phần các hoạt chất dinh dưỡng mà chanh sở hữu, cụ thể trong 1 quả chanh 67g sẽ chứa:
Calo | 20 |
Tinh bột | 7g |
Chất xơ | 1.9g |
Chất đạm | 0.5g |
Chất béo | 0.1g |
Vitamin C | 22% giá trị dinh dưỡng được khuyến cáo hàng ngày (RDI) |
Canxi | 2% RDI |
Kali | 1% RDI |
Sắt | 2% RDI |
Vitamin B6 | 2% RDI |
Thiamine | 2% RDI |
Phân tích chi tiết hơn về tác dụng của một số hoạt chất trong chanh có tác dụng giảm huyết áp như sau:
- Vitamin C: Đây là chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng trung hòa các gốc tự do, giúp cơ thể loại bỏ được tác nhân gây xơ cứng thành mạch – một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp. Bên cạnh đó, lượng vitamin C dồi dào này có khả năng tăng cholesterol HDL (có lợi) và giảm nồng độ cholesterol LDL (có hại) về mức ổn định, giúp huyết áp cũng được điều chỉnh ổn định. Ngoài ra, vitamin C giúp giảm nồng độ cortisol – một loại hormone gây căng thẳng và ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp.
- Kali: Hàm lượng kali trong chanh có khả năng thúc đẩy đào thải Natri khỏi tế bào, giúp giảm áp lực trong lòng mạch, nhờ đó hạ huyết áp hiệu quả.
- Pectin: Thành phần chanh có lượng pectin lớn. Chất này có tác dụng giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt trong máu. Giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, hẹp mạch, góp phần hạ huyết áp cho người uống.
- Flavonoid: Chuyên gia đã nghiên cứu và phát hiện trong chanh chứa nhiều loại flavonoid khác nhau gồm hesperidin và naringenin. Các chất này đều có khả năng chống oxy hóa, chống viêm, thư giãn mạch máu, đồng thời cải thiện chức năng nội mô, giảm chỉ số huyết áp thấp hơn.
- Axit citric: Đây là hoạt chất khiến nước chanh có vị chua. Loại acid này khả năng phá vỡ cặn canxi tích tụ trong mạch máu, giúp động mạch khỏe hơn, ngăn ngừa bệnh tim mạch như huyết áp cao.
- Chất xơ: Chất xơ có tác dụng điều chỉnh nồng độ đường trong máu, thúc đẩy tim mạch khỏe mạnh và kiểm soát chỉ số huyết áp.
- Các dưỡng chất khác: Ngoài ra, hiệu quả hỗ trợ giảm huyết áp và ngăn ngừa nhiều bệnh mạch vành của quả chanh đến từ nhiều dưỡng chất khác mà loại quả này đang sở hữu như sắt, vitamin B6, vitamin B1,….
Vậy nên, có thể khẳng định uống chanh chanh giảm huyết áp hiệu quả. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo sử dụng đúng cách để đảm bảo an toàn nhất.
Hướng dẫn 6 công thức pha nước chanh cho người huyết áp cao
Chuyên gia không chỉ giải đáp “uống nước chanh có giảm huyết áp không?” mà còn hướng dẫn chi tiết 6 công thức pha nước chanh cho người huyết áp cao.
Pha nước chanh ấm
Đây là công thức pha nước chanh hạ huyết áp đơn giản, không cần thêm quá nhiều nguyên liệu nên được nhiều người bệnh áp dụng. Lưu ý rằng công thức này chỉ dùng nước ấm để pha giúp tăng khả năng hấp thu cho cơ thể, tuyệt đối không thêm đường hay muối vì đây đều là những tác nhân khiến chỉ số huyết áp tăng.
Chuẩn bị nguyên liệu: 1 quả chanh, 500ml nước.
Cách thực hiện:
- Đun sôi nước lọc đã chuẩn bị, sau đó đợi cho nước hạ nhiệt về 40 – 45 độ C.
- Vắt nước cốt chanh vào cốc nước ấm đã chuẩn bị, khuấy đều rồi uống.
Uống nước chanh mật ong giảm huyết áp
Để dễ uống hơn, người bệnh có thể lựa chọn công thức nước chanh mật ong để thay thế cho đường trắng. Mật ong là loại đường tự nhiên, giàu axit arachidonic, axit linolenic và các axit béo không bão hòa. Những thành phần này có tác dụng co mạch máu, tăng khả năng đàn hồi cho chúng, giảm độ nhớt của máu,… nhờ đó giúp máu được lưu thông tốt hơn và ngăn ngừa huyết áp tăng cao.
- Chuẩn bị nguyên liệu: 2 thìa nước chanh, 1 thìa mật ong, 1 cốc nước ấm 400ml.
- Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu vào nước và khuấy đều, nên uống nước chanh mật ong vào thời điểm sáng sớm để cải thiện sức khỏe hệ tim mạch rõ rệt nhất.
Nước chanh hạt chia giảm huyết áp
Hạt chia cũng có thành phần giàu chất xơ và vitamin tốt cho tim mạch, khi kết hợp cùng nước chanh sẽ tạo ra thực uống nâng cao miễn dịch, thúc đẩy tiêu hóa và ổn định chỉ số huyết áp. Công thức pha nước chanh hạt chia đơn giản như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu: 1 nửa quả chanh, 10g hạt chia, 1 thìa mật ong.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 cốc nước ấm 350ml, cho 10g hạt chia vào và khuấy đều.
- Đợi 10 phút đến khi hạt chia nở ra thì vắt nước cốt chanh vào, thêm 1 thìa mật ong, khuấy đều rồi uống.
Kết hợp nước chanh với rau cần tây, cà chua
Công thức này được chuyên gia tim mạch đánh giá cao về hiệu quả giảm chỉ số huyết áp nhờ hàm lượng vi chất lớn trong cần tay như: kali, choline, folate, vitamin A, vitamin K. Các hoạt chất này đều có tác dụng kiểm soát và ổn định huyết áp rất tốt.
Chuẩn bị nguyên liệu: 70ml nước cốt chanh, 250g cần tây, 500g cà chua.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch cần tây và cà chua, nên ngâm nước muối trong 5 phút rồi rửa lại một lần nữa.
- Thái nhỏ các nguyên liệu, sau đó cho vào máy ép lấy nước.
- Rót nước ép cần tây và cà chua ra cốc, sau đó cho nước cốt chanh vào rồi uống.
Lưu ý, với những ai mới uống, vị cần tây sẽ hơi hăng và khó uống. Do đó, người bệnh có thể bổ sung thêm một số loại trái cây khác như táo, dứa để dễ uống hơn.
Nước chanh, cà chua kết hợp dứa
Chuyên gia cho biết, cả cà chua và dứa đều là loại trái cây chứa lượng lớn vitamin C, kali cùng nhiều khoáng chất khác tốt cho huyết áp. Vậy nên khi kết hợp cùng nước chanh sẽ tạo ra loại nước ép tốt cho huyết áp và sức khỏe toàn diện.
Chuẩn bị nguyên liệu: 150g cà chua, 150g dứa, 15ml nước chanh.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch cà chua, dứa, sau đó sơ chế và cắt thành miếng nhỏ.
- Cho cả dứa và cà chua vào máy ép lấy nước.
- Thêm nước chanh vào nước ép, dùng thìa khuấy đều và uống.
Nước chanh, dâu tây, cà rốt và đường phèn
Công thức này kết hợp bởi những thực phẩm tốt cho người bị tăng huyết áp như chanh, dâu tây, cà rốt và đường phèn. Uống nước ép này sẽ giúp bổ sung lượng lớn vitamin C và kali cho cơ thể, từ đó mang lại hiệu quả tốt trong kiểm soát chỉ số huyết áp.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch cà rốt, cạo vỏ và cắt thành các miếng nhỏ, dâu tây cũng rửa và cắt cuống.
- Cho 2 nguyên liệu trên vào máy để ép lấy nước, sau đó thêm nước cốt chanh cùng đường phèn vào, khuấy đều lên, chia thành nhiều phần uống trong ngày.
Lưu ý quan trọng khi uống nước chanh đảm bảo sức khỏe
Dưới đây là lưu ý quan trọng khi uống nước chanh hạ huyết áp đảm bảo tác dụng tốt và an toàn sức khỏe:
- Uống nước chanh là giải pháp hỗ trợ giảm huyết áp chứ không thể thay thế hoàn toàn thuốc, do đó người bệnh không nên lạm dụng phương pháp này, vẫn cần tuân thủ theo phác đồ chữa bệnh Y khoa mà bác sĩ hướng dẫn.
- Không nên uống quá nhiều nước chanh vì nước có hàm lượng acid cao, dễ gây các bệnh dạ dày như đau dạ dày, viêm loét, xuất huyết dạ dày.
- Những người có cơ địa dị ứng với các loại trái cây có múi cần cẩn trọng khi sử dụng chanh. Bởi sẽ có nguy cơ cao bị dị ứng, nổi mề đay, khó thở.
- Nước chanh chứa hàm lượng acid citric cao, nên sau khi uống không nên đánh răng luôn vì sẽ tác dụng với hoạt chất kem đánh răng gây mòn men răng.
- Khi uống nước chanh, tuyệt đối không kết hợp cùng đường hoặc muối vì chúng sẽ gây tăng huyết áp, ảnh hưởng sức khỏe tim mạch.
Qua bài viết này, chắc chắn độc giả đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi “uống nước chanh có giảm huyết áp không?”. Chuyên gia khẳng định, uống nước chanh có tác dụng giảm huyết áp hiệu quả, tuy nhiên, cần đảm bảo pha đúng công thức và sử dụng đúng hướng dẫn để đảm bảo phát huy công dụng tốt nhất.
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Tập luyện
Bài Viết Liên Quan
Giải Pháp
Hệ Giải Pháp Đông Phương Hạ Áp Phục Bình
Hệ giải pháp Đông Phương Hạ áp phục bình được xây dựng bởi hội đồng chuyên gia y khoa đầu ngành, kết hợp chặt chẽ 5 phương pháp gồm trị liệu y học cổ truyền, bài thuốc đông dược, chăm sóc dinh dưỡng, vận động cùng các sản phẩm bổ trợ sức khỏe. Điều trị phục hồi sau tai biến, đột quỵ bằng hệ giải pháp trên, người bệnh được chăm sóc, theo dõi nghiêm ngặt theo nguyên tắc LẬP KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ RIÊNG BIỆT. Hiện nay, Đông Phương Y Pháp là đơn vị y tế độc quyền ứng dụng hệ giải phap Đông Phương Hạ Áp Phục Bình trong điều trị phục hồi tai biến, đột quỵ với kết quả khả quan, toàn diện, nhận được phản hồi tích cực của người bệnh.