Cao Huyết Áp Uống Gì Và Không Nên Uống Gì Để Cải Thiện Bệnh

Ngày cập nhật: 27/05/2024 Biên tập viên: Tuấn Anh

Cao huyết áp là một bệnh lý mãn tính thường xảy ra ở những người trên 40 tuổi. Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, chế độ ăn uống cũng có tác dụng kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Vậy cao huyết áp uống gì và không nên dùng loại đồ uống gì? Cùng tìm hiểu câu trả lời cho thắc mắc này trong bài viết sau.

Người bị cao huyết áp uống gì để hạ huyết áp nhanh?

Huyết áp cao là căn bệnh phát triển thầm lặng khiến nhiều người chủ quan trong việc điều trị cho tới khi xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não….

Theo các chuyên gia, đồ ăn thức uống hàng ngày có chữa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa rất tốt cho người bị cao huyết áp. Vậy cao huyết áp uống gì? Dưới đây là top các loại đồ uống người bệnh nên tích cực sử dụng:

Nước ép củ cải đường

Nếu bạn đang thắc mắc người bị tăng huyết áp uống gì thì nhất định không thể bỏ qua loại nước ép từ củ cải đường. Các nhà nghiên cứu tại Viện Tim và Đái tháo đường Baker IDI (Melbourne, Úc) đã thử nghiệm trên 30 người (15 nam và 15 nữ). Những người tham gia sẽ được cho uống nước ép củ cải đường và theo dõi trong vòng 24 giờ. Cách thức này được lặp đi lặp lại trong vòng 2 tuần. Kết quả cho thấy sau khi uống nước ép củ cải đường khoảng 6 giờ, huyết áp tâm thu của người bệnh đã giảm trung bình 4,7 mmHg.

Sử dụng nước ép củ cải đường
Sử dụng nước ép củ cải đường

Các chuyên gia cho biết, thành phần nitrat trong củ cải đường đã chuyển hóa thành oxit nitric, giúp làm giãn nở mạch máu, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể. Ngoài ra, củ cải đường còn có lượng folate đáng kể, giúp hỗ trợ làm giảm huyết áp hiệu quả. Vì vậy mỗi ngày người bệnh chỉ cần uống từ 1-2 cốc nước ép củ cải đường sẽ giúp làm giảm huyết áp ngay lập tức.

Nước ép cà chua

Một nghiên cứu tại Nhật Bản đã cho thấy, nước ép cà chua có tác dụng làm giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Đồng thời hỗ trợ đào thải cholesterol xấu ra khỏi cơ thể, giúp bảo vệ tim mạch và ngăn ngừa các biến chứng cho người bị cao huyết áp.

Ngoài ra trong thành phần của cà chua cũng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, có lợi cho hệ miễn dịch của con người, giúp cân bằng điện giải. Từ đó hỗ trợ kiểm soát bệnh huyết áp hiệu quả.

Mỗi ngày người bệnh bị cao huyết áp nên uống 1 cốc nước ép cà chua nguyên chất. Đặc biệt bạn không nên cho thêm muối và đường để giúp quá trình điều trị bệnh diễn ra hiệu quả hơn.

Nước ép lựu

Cách nhà khoa học tại Anh cho biết, uống nước ép lựu liên tục trong 28 ngày sẽ giúp huyết áp tâm thu giảm 3.14mmHg và huyết áp tâm trương giảm 2.33mmHg. Cơ chế tác động này là bởi trong thành phần của trái lựu có chứa chống oxy hóa và polyphenol, giúp ức chế enzyme angiotensin – tác nhân chính gây co mạch máu, mất nước và tăng huyết áp.

Nhờ đó, nước ép lựu có khả năng làm giãn mạch, giúp khí huyết lưu thông trong cơ thể được tốt hơn. Ngoài ra, loại đồ uống này còn giúp làm giảm 30% nguy cơ bị xơ vữa động mạch và chống lại sự lắng đọng của cholesterol xấu trong mạch máu. Sử dụng mỗi ngày 2 ly nước ép lựu sẽ giúp giảm huyết áp ở những người bị huyết áp cao.

Nước ép cần tây

Huyết áp cao uống gì cho hạ chắc chắn không thể bỏ qua nước ép cần tây. Loại rau này có chứa hàm lượng lớn các vitamin và khoáng chất bao gồm: Vitamin K, vitamin A, vitamin B2, vitamin B6, vitamin C, folate, kali, magie, phốt pho, chất điện giải, nước, mangan, axit pantothenic, chất xơ và chất chống oxy hóa dồi dào,… Những chất này có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp một cách hiệu quả.

Nước ép cần tây giúp làm giảm huyết áp
Nước ép cần tây giúp làm giảm huyết áp

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2013 trên 30 người đã cho thấy khả năng làm giảm huyết áp đáng kinh ngạc của hóa chất 3-n-butylphthalide (3nB) trong cần tây. Cụ thể, mỗi người sẽ được cho sử dụng 1 viên nang có chứa 75mg chiết xuất cần tây. Mỗi ngày dùng 2 lần, sử dụng liên tục trong vòng 6 tuần. Kết quả thu được đều cho thấy các chỉ số huyết áp của họ được giảm đáng kể.

Ngoài ra, cần tây còn chứa nhiều axit amin tự do, tinh dầu, inositol, giúp tăng cường tuần hoàn máu, bổ não và cải thiện hệ miễn dịch. Vì vậy nếu bạn đang chữa biết cao huyết áp uống gì thì nên sử dụng khoảng 1 ly nước ép cần tây mỗi ngày hoặc dùng cần tây sắc thành nước để uống sẽ giúp tình trạng bệnh được thuyên giảm.

Nước ép việt quất

Dùng nước ép việt quất chính là câu trả lời cho thắc mắc uống gì để hạ huyết áp. Các nghiên cứu đã cho thấy, trong thành phần của trái việt quất có chứa nhiều resveratrol, một hoạt chất có tác dụng giúp làm giãn mạch máu, tăng cường lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, loại quả này còn rất giàu sắc tố thực vật anthocyanin, hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Lão khoa châu Âu vào năm 2019 cho biết, thường xuyên uống nước ép việt quất trong vòng 28 ngày sẽ giúp giảm huyết áp khoảng 5mmHg. Ngoài ra, việt quất còn rất giàu vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất, tốt cho sức khỏe tổng thể, giúp ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy bạn nên uống mỗi ngày từ 1-2 cốc nước ép việt quất nguyên chất, không pha thêm đường hoặc sữa.

Nước táo mèo

Kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra, thường xuyên sử dụng nước táo mèo sẽ giúp làm giãn mạch ngoại vi, hạ mỡ máu, ức chế quá trình ngưng tập kết tiểu cầu, cải thiện sức co bóp của tim…. Tất cả những tác dụng này đều có tác dụng hỗ trợ làm giảm huyết áp hiệu quả.

Theo Y học cổ truyền, táo mèo có vị chua chát, tính hàn, giúp thanh nhiệt, giải độc, tán huyết ứ, giảm mỡ máu và điều hòa huyết áp ổn định. Còn theo Y học hiện đại, táo mèo chứa nhiều protein, carbohydrate, axit hữu cơ, đường tự do – monosaccharide, disaccharides, vitamin C, B2, canxi, sắt, tanin, ursolic, acid citric, acid caffeic, acetylcholine, phytosterrin… giúp bảo vệ tim mạch, cải thiện tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ giảm cân và điều trị mất ngủ.

Mỗi ngày bạn hãy cùng khoảng 5-10g táo mèo đem sắc lấy nước uống. Kiên trì áp dụng trong vòng 10 ngày bạn sẽ thấy huyết áp dần được ổn định hơn.

Nước lọc

Uống nước lọc là biện pháp giúp làm giảm huyết áp tức thì được các chuyên gia khuyên người bệnh nên áp dụng. Việc uống nhiều nước sẽ giúp loại bỏ lượng natri dư thừa trong cơ thể. Ngược lại nếu không cung cấp đủ lượng nước cần thiết sẽ khiến mạch máu co lại, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn và khiến huyết áp tăng cao đột ngột.

Uống nước lọc là biện pháp giúp làm giảm huyết áp tức thì
Uống nước lọc là biện pháp giúp làm giảm huyết áp tức thì

Do đó người bệnh nên uống đủ lượng nước cần thiết trong ngày. Tùy thuộc theo cân nặng và giới tính của bạn. Theo Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Hoa Kỳ cho biết, trung bình nam giới trưởng thành cần uống đủ 3,7 lít nước/ngày và nữ giới là 2,7 lít nước/ngày. Người bệnh nên ưu tiên uống nước ấm thay vì các loại nước ngọt hoặc nước có gas.

Sữa ít béo

Thiếu hụt canxi trong cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng cao huyết áp. Vì vậy người bệnh nên ưu tiên bổ sung canxi bằng cách sử dụng các loại sữa ít béo. Loại sữa này có chứa ít calo, ít đường, ít chất béo nhưng lại có hàm lượng canxi, vitamin và khoáng chất dồi dào. Do đó người bệnh nên uống mỗi ngày 3 cốc sữa để làm giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

Nếu bạn đang băn khoăn không biết cao huyết áp uống gì thì hãy lựa chọn các loại sữa ít béo hoặc sữa tách béo dành riêng cho bệnh nhân bị cao huyết áp như: Sữa đậu nành, sữa gạo, sữa Cadier Gold, sữa Calosure Gold, sữa Enplus Gold, sữa Sure Prevent,…

Trà dâm bụt

Uống thuốc gì để hạ huyết áp nhanh là băn khoăn của nhiều người bệnh. Với thắc mắc này, các bác sĩ chuyên khoa khuyến khích bạn nên sử dụng trà dâm bụt. Loại trà này có chứa chất chống oxy hóa bioflavonoids và vitamin C, có tác dụng chống lại gốc tự do, ngăn ngừa tổn thương tế bào, giúp kiểm soát cholesterol và hạ huyết áp nhanh chóng.

Tạp chí Dinh dưỡng của Mỹ cũng công bố một nghiên cứu vào năm 2010 cho thấy khả năng làm giảm huyết áp của trà dâm bụt. Cụ thể, cuộc nghiên cứu có sự tham gia của những người trong độ tuổi từ 30-70. Mỗi người được yêu cầu sử dụng 3 tách trà dâm bụt mỗi ngày. Kết quả cho thấy so với lúc bắt đầu nghiên cứu, chỉ số huyết áp của những người này đã được giảm đáng kể.

Vì vậy mỗi ngày người bệnh nên kiên trì sử dụng khoảng 2-3 tách trà dâm bụt. Không chỉ giúp cải thiện huyết áp, loại trà này còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như tim mạch, gan nhiễm mỡ, trầm cảm,…

Trà atiso đỏ

Atiso đỏ được xem là vị cứu tinh của những người bị cao huyết áp. Sử dụng trà hoa atiso đỏ mỗi ngày sẽ giúp làm giảm huyết áp tự nhiên và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Trong thành phần của nguyên liệu này có chứa chất chống oxy hóa bioflavonoids, vitamin A, B1, B2, C, canxi, magie, mangan, phốt pho, sắt,… giúp giãn mạch máu, giảm nguy cơ bị vỡ mạch. Từ đó giúp làm giảm huyết áp và bảo vệ sức khỏe của tim mạch.

Atiso đỏ được xem là vị cứu tinh của những người bị cao huyết áp
Atiso đỏ được xem là vị cứu tinh của những người bị cao huyết áp

Ngoài ra, atiso đỏ còn chứa luteolin, một hợp chất có tác dụng chống viêm cho não. Điều này giúp cân bằng cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp. Mỗi ngày sử dụng 1-2 cốc trà atiso đỏ còn hỗ trợ giải độc gan, ngăn ngừa bệnh ung thư, làm đẹp da và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Trà xanh

Trà xanh có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, trong đó có làm giảm huyết áp. Thành phần chính của trà xanh là chất chống oxy hóa flavonoid, catechin, nhất là epigallocatechin gallate (EGCG), có tác dụng cải thiện độ bền cho thành mạch, thúc đẩy máu chảy trơn tru qua các động mạch và mao mạch. Từ đó giúp giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trường hiệu quả, bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm như xơ vữa động mạch, suy tim, đột quỵ.

Nghiên cứu cũng cho biết, uống trà xanh đều đặn mỗi ngày sẽ giúp phòng ngừa bệnh Alzheimer, Parkinson, ung thư, tiểu đường, hỗ trợ giảm căng thẳng, stress,… Tuy nhiên bạn cũng không nên uống quá nhiều trà xanh, liều lượng phù hợp là từ 1-2 ly trà mỗi ngày. Đặc biệt không nên uống vào buổi tối hoặc uống lúc đói sẽ gây mất ngủ và làm ảnh hưởng đến dạ dày.

Nước chanh/nước cam

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh trong thành phần của nước cam và nước chanh có chứa hàm lượng lớn lớn kali, giúp giảm căng thẳng cho thành mạch, tăng cường lưu thông máu và làm ổn định huyết áp. Ngoài ra, các dưỡng chất như magie, limonene và vitamin C cũng giúp phòng ngừa bệnh suy tim, loại bỏ tác nhân gây xơ cứng thành mạch và trung hòa các gốc tự do.

Để giảm huyết áp với nước chanh, người bệnh nên vắt 1 nửa quả chanh với ly nước ấm, sử dụng trực tiếp mà không cho thêm đường hay muối. Đối với nước cam bạn cũng chỉ cần vắt ra ly và uống trực tiếp. Nên dùng loại nước này đều đặn mỗi ngày 1 lần, nên uống sau bữa ăn để đảm bảo an toàn cho dạ dày.

Nước dừa

Nước dừa có tác dụng giúp cơ thể tránh khỏi sự tấn công của các axit béo gây hại. Từ đó giúp người bệnh kiểm soát tình trạng tăng huyết áp. Ngoài ra, hàm lượng kali trong nước dừa cũng giúp làm giãn nở mạch máu, tăng khả năng đào thải muối qua hệ bài tiết, giảm thể tích tuần hoàn. Từ đó huyết áp cũng sẽ từ từ giảm xuống.

Cao huyết áp nên uống nước dừa
Cao huyết áp nên uống nước dừa

Vì vậy nếu bạn đang băn khoăn không biết bị huyết áp cao nên uống gì để hạ thì nên dùng ngay một ly nước dừa. Nên uống mỗi ngày từ 1-2 quả, uống vào buổi sáng và trưa. Đặc biệt nên dùng nước dừa tươi nguyên chất không pha thêm đường.

Cao huyết áp không nên uống những gì?

Bên cạnh thắc mắc bị cao huyết áp uống gì, người bệnh cũng cần tránh sử dụng những loại đồ uống sau:

Rượu bia

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí của trường Đại học Tim Mạch Hoa Kỳ vào năm 2019 với sự tham gia của hơn 17.000 người trưởng thành cho thấy, việc tiêu thụ từ 7-13 ly rượu mỗi tuần sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp gấp 2 lần so với những người không uống.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã cảnh báo, thường xuyên uống rượu sẽ gây độc cho tim, làm suy yếu cơ tim, gây ra vỡ mạch máu và dẫn đến tăng huyết áp quá mức. Ngay cả khi bạn uống thuốc thì triệu chứng của bệnh cũng không thể kiểm soát được. Do đó người bị cao huyết áp nói riêng và đang mắc các bệnh tim mạch nói chung nên tránh sử dụng rượu bia để bảo vệ sức khỏe của mình.

Nước ngọt có gas

Nước ngọt có gas là loại nước ngọt được dùng phổ biến hiện nay và được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên chúng lại có khả năng làm tăng lượng đường huyết, kích thích sản sinh cholesterol xấu, khiến các triệu chứng của bệnh huyết áp cao khó được kiểm soát.

Chuyên gia dinh dưỡng Edibel Quintero – tác giả nội dung Y tế tại Health Reporter cũng từng khẳng định rằng các loại đồ uống nhiều nhiều sẽ làm tăng huyết áp động mạch và khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch. Vì vậy người bệnh nên hạn chế tiêu thụ loại đồ uống này.

Cà phê

Cà phê là đồ uống quen thuộc được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên nếu quá lạm dụng loại đồ uống này sẽ dẫn đến tăng huyết áp và làm tăng nhịp tim. Phản ứng với cafein của mỗi người là khác nhau. Một số người bị tăng huyết áp đột ngột sau khi uống cafe. Cũng có trường hợp bị tăng huyết áp một cách từ từ trong thời gian dài, kèm theo đó là hiện tượng bị suy nhược thần kinh, dẫn đến stress, trầm cảm. Dù nằm trong nhóm đối tượng nào thì các bác sĩ cũng khuyên người bệnh nên hạn chế sử dụng cafe.

Người bệnh nên hạn chế uống cà phê
Người bệnh nên hạn chế uống cà phê

Nước tăng lực

Một loại đồ uống khác cũng làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe đó là nước tăng lực. 10 phút sau khi sử dụng nước tăng lực, cafein bắt đầu đi vào máu, gây tăng nhịp tim và huyết áp. Bên cạnh đó, loại đồ uống này còn làm tăng nguy cơ bị đau đầu, táo bón, tiểu đường.

Vì vậy bạn nên hạn chế dùng các loại nước tăng lực, đặc biệt không uống vào buổi tối hoặc kết hợp chúng với rượu vì sẽ sản sinh ra độc tố, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Như vậy bài viết trên đây đã giúp người bệnh giải đáp thắc mắc bị cao huyết áp uống gì. Thông qua những chia sẻ này, bạn hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn uống phù hợp. Từ đó giúp kiểm soát chỉ số huyết áp ở mức ổn định và nâng cao sức khỏe của bản thân.

Array

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Hạ Áp Phục Bình

Hệ giải pháp Đông Phương Hạ áp phục bình được xây dựng bởi hội đồng chuyên gia y khoa đầu ngành, kết hợp chặt chẽ 5 phương pháp gồm trị liệu y học cổ truyền, bài thuốc đông dược, chăm sóc dinh dưỡng, vận động cùng các sản phẩm bổ trợ sức khỏe. Điều trị phục hồi sau tai biến, đột quỵ bằng hệ giải pháp trên, người bệnh được chăm sóc, theo dõi nghiêm ngặt theo nguyên tắc LẬP KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ RIÊNG BIỆT. Hiện nay, Đông Phương Y Pháp là đơn vị y tế độc quyền ứng dụng hệ giải phap Đông Phương Hạ Áp Phục Bình trong điều trị phục hồi tai biến, đột quỵ với kết quả khả quan, toàn diện, nhận được phản hồi tích cực của người bệnh.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Trị liệu

Đặt lịch khám chữa bệnh

21/11

hôm nay

22/11

Ngày mai

23/11

Ngày kìa

+

Khác