Béo Phì Độ 2: Định Nghĩa, Cách Nhận Biết Và Điều Trị An Toàn

Ngày cập nhật: 21/02/2024 Biên tập viên: Phương Hoa

Béo phì độ 2 là bệnh lý mãn tính tương đối nghiêm trọng. Không chỉ khiến bản thân người bệnh tự ti, tình trạng này còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nếu không sớm can thiệp. Trong bài viết này, Đông Phương Y Pháp sẽ tổng hợp thông tin chi tiết về bệnh cũng như cách điều trị, phòng tránh hiệu quả.

Béo phì độ 2 là gì?

Béo phì là bệnh lý mãn tính, gây ra bởi tình trạng tích tụ chất béo quá mức trong cơ thể. Bệnh phụ thuộc vào tình trạng kinh tế, xã hội, có liên quan đến yếu tố tuổi tác, giới tính và chủng tộc. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ đồng thời liệt béo phì vào danh sách bệnh lý nguy hiểm, cần được phát hiện sớm và kiên trì điều trị.

Để đánh giá tình trạng thừa cân, mức độ béo phì của một người WHO sử dụng chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index). Chỉ số này được xác định dựa trên cân nặng (kilogam) chia bình phương chiều cao (mét): BMI = Cân nặng/[(Chiều cao)2].

Theo đó, một người châu Á trưởng thành được xem là bị béo phì độ 2 khi chỉ số BMI từ 30-34.99, còn đối với người châu Âu là từ 35-40. Như vậy, béo phì độ 2 là mức độ thứ 2 của bệnh, đây là tình trạng tương đối nặng, tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe hơn so với béo phì độ 1.

Một người châu Á được coi là béo phì khi BMI từ 30-34.99
Một người châu Á được coi là béo phì khi BMI từ 30-34.99

Nguyên nhân gây béo phì mức 2

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, béo phì nói chung và béo phì cấp độ 2 do những nguyên nhân sau gây nên:

  • Chế độ ăn uống không hợp lý, ăn không kiểm soát: Thói quen xấu này khiến lượng calo dung nạp lớn hơn nhu cầu của cơ thể dẫn đến dư thừa, chất béo tích tụ nhiều gây thừa cân béo phì.
  • Ít vận động: Đa số trường hợp thừa cân, béo phì do ít hoạt động thể lực, thậm chí là không tham gia rèn luyện thể thao. Bởi việc vận động có liên quan mật thiết với quá trình tiêu thụ calo nạp vào cơ thể, nếu không hoạt động thể chất thì lượng calo được dung nạp sẽ dư thừa, tích tụ và dẫn đến béo phì.
  • Di truyền: Nếu một đứa trẻ được sinh ra bởi cặp bố mẹ bị béo phì thì nguy cơ bị béo phì là 80%.
  • Bệnh lý nền: Một số bệnh lý nền hoặc các bệnh lý liên quan đến rối loạn nội tiết như hội chứng Cushing, bệnh suy giáp… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến béo phì độ 2.
  • Thiếu ngủ: Khi không ngủ đủ giấc, thiếu ngủ cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone gây cảm giác đói, kích thích sự thèm ăn. Điều này dẫn đến tình trạng ăn liên tục, phát sinh béo phì.
  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi, khả năng chuyển hoá của cơ thể càng giảm, nhu cầu calo của cơ thể cũng ít đi, nếu cung cấp dư thừa năng lượng sẽ gây thừa cân béo phì.
Có khá nhiều nguyên nhân gây béo phì, thừa cân
Có khá nhiều nguyên nhân gây béo phì, thừa cân

Mức độ nguy hiểm của béo phì độ 2

Béo phì độ 2 không chỉ khiến bản thân người bệnh tự ti, ngại giao tiếp và tham gia các mối quan hệ xã hội mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hại về sức khỏe. Dưới đây là những hệ luỵ mà cấp độ 2 của bệnh gây nên:

  • Bệnh tim mạch: 

Béo phì có liên quan mật thiết với tim mạch, tỷ lệ xơ cứng động mạch ở bệnh nhân béo phì cũng tăng cao do mỡ bao bọc kín tim cản trở sự co bóp. Khi mỡ tích tụ quá nhiều sẽ làm tăng cung lượng máu tuần hoàn, tăng gánh nặng cho tim. Tình trạng này khiến mức đường huyết, mỡ máu tăng, tăng độ dính của máu, giảm khả năng vận chuyển oxy của tế bào hồng cầu… dẫn đến việc không thể cung cấp đủ oxy cho tế bào tim.

Ngoài ra, béo phì còn làm dày thành tim, giảm tuần hoàn của nhánh động mạch vành. Từ đó làm giảm đáng kể khả năng bù đắp của tim.

  • Huyết áp cao:

Tỷ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân béo phì cao hơn rất nhiều so với người bình thường. Béo phì làm tăng lực cản ngoại vi ở động mạch nhỏ, khiến tim bắt buộc phải làm việc liên tục nhằm đảm bảo cung cấp máu, tình trạng này kéo dài liên tục làm tăng huyết áp, xơ cứng động mạch. Ngoài ra, lượng natri tích tụ trong cơ thể bệnh nhân béo phì cũng là nguyên nhân gây tăng huyết áp.

  • Rối loạn lipid máu:

Đây là rủi ro lớn nhất mà béo phì độ 2 có thể gây ra. Bệnh nhân béo phì mức 2 thường có hiện tượng tăng mức độ chất béo trung tính và cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt. Từ đây, lượng cholesterol và triglycerid trong huyết tương sẽ vượt mức tiêu chuẩn.

Rối loạn lipid máu gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe
Rối loạn lipid máu gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe
  • Đái tháo đường:

Béo phì khiến cho insulin hoạt động không hiệu quả, cản trở hoạt động hấp thu đường của tế bào. Tình trạng này trước tiên sẽ thúc đẩy tuyến tụy sản sinh nhiều  insulin, sau dần sẽ giảm đi làm cho người bệnh béo phì bị tiểu đường tuýp 2.

  • Gan nhiễm mỡ:

Ngoài nguyên nhân gan nhiễm mỡ do rượu bia, béo phì cũng là căn nguyên hàng đầu gây nên bệnh lý này. Thống kê cho thấy, có hơn 70% bệnh nhân béo phì bị gan nhiễm mỡ do hoạt động vận chuyển chất béo ở gan bị mất cân bằng, dẫn đến sự tích tụ mỡ ở tế bào gan. 

Khi gan nhiễm mỡ nặng có thể gây viêm gan dạng nhiễm mỡ, đau bụng, làm thay đổi chức năng gan. Cuối cùng sẽ gây xơ gan do mô sợi nhiều, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

  • Đột quỵ:

So với người bình thường, người bị béo phì độ 2 có nguy cơ đột quỵ cao hơn nhiều. Thống kê cũng chỉ ra nhóm người có chỉ số BMI > 30 dễ bị tử vong do tai biến mạch máu não,  xơ vữa động mạch, cao huyết áp, làm tăng nguy cơ tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu não.

  • Các vấn đề xương khớp, bệnh gout:

Nguy cơ bị gout của bệnh nhân béo phì cao hơn người bình thường gấp 4 lần. Do trọng lượng cơ thể lớn tạo sức ép cho các cơ, khớp, cột sống làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp. Khi khớp đang sưng, viêm, biến dạng mà trọng lượng cơ thể càng tăng lên thì tình trạng bệnh sẽ chuyển biến xấu. Vì vậy, việc điều trị viêm khớp ở các bệnh nhân béo phì cần bắt đầu từ việc giảm cân.

  • Suy giảm trí nhớ:

Bệnh nhân béo phì, nhất là trẻ em thường có chỉ số thông minh hạn chế hơn những trẻ có BMI bình thường. Ngoài ra, những người lớn béo phì cũng có nguy cơ Alzheimer cao hơn so với người khác.

  • Bệnh về tiêu hóa:

Các vấn đề về tiêu hóa như ruột nhiễm mỡ, bệnh túi mật, trào ngược dạ dày, nhu động ruột giảm, ợ nóng… có thể gây rất nhiều phiền toái cho bệnh nhân béo phì.

Bệnh nhân béo phì độ 2 có thể gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa
Bệnh nhân béo phì độ 2 có thể gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa
  • Bệnh về hô hấp:

Hoạt động của cơ hoành, khí phế quản ở bệnh nhân béo phì độ 2 bị hạn chế nhiều do sự tích tụ mỡ. Điều này dẫn đến rối loạn nhịp thở, ngáy, thậm chí ngưng thở khi ngủ, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe bệnh nhân. 

  • Nguy cơ ung thư:

Khi cân nặng tăng, hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể như tuần hoàn, hô hấp, miễn dịch bị ảnh hưởng đáng kể. Từ đó làm tăng nguy cơ tích tụ độc tố, nếu kéo dài có thể gây ung thư.

Chẩn đoán béo bị mức 2

Ngoài việc tính toán chỉ số khối cơ thể BMI, béo phì nói chung và béo phì độ 2 thường được chẩn đoán thông qua các phương pháp sau:

  • Đo độ dày nếp gấp da.
  • Đo chỉ số cánh tay đùi.
  • Đo chỉ số vòng bụng mông.
  • Cận lâm sàng: Siêu âm, CT.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán nguy cơ sức khỏe béo phì có thể gây nên như:

  • Tầm soát rối loạn lipid máu: Gồm xét nghiệm Cholesterol toàn phần, LDL-C, HDL-C và Triglyceride.
  • Tầm soát bệnh đái tháo đường.
  • Kiểm tra chức năng gan.
  • Xét nghiệm tuyến giáp.
  • Đánh giá sức khỏe tim bằng điện tâm đồ.
Các biện pháp chẩn đoán béo phì mức 2 tương đối đa dạng
Các biện pháp chẩn đoán béo phì mức 2 tương đối đa dạng

Điều trị béo phì độ 2 như thế nào?

Béo phì độ 2 là tình trạng tương đối nghiêm trọng, cần can thiệp sớm để không gây hại cho sức khỏe. Nếu đang gặp phải bệnh lý này, mỗi người cần chủ động điều trị, tham khảo hướng dẫn sau:

Thay đổi lối sống sinh hoạt

Lối sống sinh hoạt tích cực không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi bệnh tật mà còn hỗ trợ hiệu quả tình trạng béo phì độ 2. Cụ thể, bệnh nhân nên:

  • Uống nhiều nước: Uống đủ 1.5-2 lít nước/ngày hoặc uống theo nhu cầu cơ thể là biện pháp hỗ trợ giảm cân hiệu quả, tốt cho sức khỏe.
  • Luôn chú ý tới nhãn sản phẩm: Lựa chọn sản phẩm có lượng calo phù hợp với chế độ, kế hoạch giảm cân hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ/chuyên gia dinh dưỡng.
  • Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya: Ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể sảng khoái khi thức dậy, không có cảm giác đói thường xuyên làm phát sinh nhu cầu ăn vặt. Việc ngủ sớm trước 11h đêm cũng giúp người béo phì có giấc ngủ sâu, tạo điều kiện cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường, bảo vệ các hệ cơ quan.
  • Không dự trữ đồ ăn vặt: Bim bim, khoai tây chiên, socola, nước ngọt… vốn không có lợi cho sức khỏe, chúng là “kẻ thù” của những bệnh nhân béo phì đang giảm cân.
  • Bỏ rượu bia: Tránh xa những thức uống này không chỉ bảo vệ sức khỏe lá gan mà còn hạn chế nguy cơ tăng cân, hỗ trợ kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Lối sống sinh hoạt tích cực giúp điều chỉnh cân nặng, hỗ trợ điều trị bệnh
Lối sống sinh hoạt tích cực giúp điều chỉnh cân nặng, hỗ trợ điều trị bệnh

Lên thực đơn giảm cân phù hợp

Xây dựng một thực đơn khoa học gồm đầy đủ bữa sáng, trưa, tối, ăn nhẹ nhưng luôn đảm bảo lượng calo được phép tiêu thụ rất quan trọng trong điều trị béo phì độ 2. Do vậy, bệnh nhân cần lên kế hoạch ăn uống rõ ràng:

  • Không bỏ bữa sáng: Nhịn ăn sáng sẽ không giúp giảm cân, ngược lại việc không bổ sung đủ chất dinh dưỡng còn khiến cơ thể thèm ăn, nhu cầu ăn vặt cao hơn.
  • Ăn uống điều độ: Duy trì thói quen ăn đúng bữa sẽ giúp việc đốt cháy calo diễn ra nhanh hơn, từ đó không có nhu cầu ăn vặt, ăn cá thực phẩm giàu chất béo và nhiều đường.
  • Tăng cường thực phẩm ít calo, ít chất béo: Trái cây, rau củ quả, gạo lứt, bánh mì, các loại đậu… là những món ăn giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất rất tốt cho bệnh nhân béo phì.
  • Dùng đĩa nhỏ hơn: Đặt một khẩu phần ăn nhỏ hơn sẽ giúp người bệnh có thói quen ăn ít, ăn những phần nhỏ mà không bị đói.
  • Hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, chứa chất phụ gia: Siro, nước ngọt… chứa nhiều đường fructose cùng hàm lượng lớn chất phụ gia, bảo quản nên dễ gây tăng cân.

Lưu ý: Cần xây dựng thực đơn khoa học để giảm cân có lộ trình, tránh ăn kiêng đột ngột vì có thể gây ra nhiều rủi ro sức khỏe, làm cơ thể thiếu hụt vitamin. Nếu có điều kiện, nên liên hệ với bác sĩ/chuyên gia dinh dưỡng để tham khảo chế độ ăn kiêng phù hợp.

Vận động khoa học hỗ trợ giảm cân

Hoạt động liên tục sẽ giúp cơ thể tiêu hao calo, để giảm 0.5kg một người cần đốt cháy khoảng 3500 calo. Mỗi người có thể bắt đầu tập luyện thông qua việc đi bộ nhanh, bơi lội, leo thang bộ hoặc tích cực làm vườn, làm việc nhà… CDC Hoa Kỳ đưa ra khuyến nghị bệnh nhân béo phì độ 2 nên thực hiện đều đặn các bài tập với cường độ vừa phải mỗi ngày từ 60-90 phút để việc giảm cân diễn ra hiệu quả.

Riêng đối với những người béo phì độ 2 khó vận động do sức khỏe hạn chế, khả năng vận động vốn không tốt nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện. Nếu bệnh nhân trước đây không có thói quen tập thể dục nên bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng, không nên tập quá sức gây hại cho cơ thể.

Hoạt động thể chất phù hợp giúp điều chỉnh cân nặng, nâng cao sức khỏe
Hoạt động thể chất phù hợp giúp điều chỉnh cân nặng, nâng cao sức khỏe

Sử dụng thuốc hỗ trợ

Thông thường , bác sĩ sẽ kê đơn orlistat (Xenical) cho bệnh nhân sử dụng để hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, bên cạnh đó mỗi người cũng cần kết hợp chế độ ăn ít calo, tăng cường tập thể dục để giảm cân khoa học, không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Một số tác dụng phụ mà thuốc giảm cân có thể gây ra như: Tăng/giảm tần suất đi đại tiện, phân có mỡ… hoặc triệu chứng liên quan đến hệ hô hấp, khớp, cơ, đau đầu… Do vậy bệnh nhân không được tùy ý sử dụng, chỉ dùng thuốc khi có chỉ định và được hướng dẫn đầy đủ bởi bác sĩ.

Phương pháp phẫu thuật

Trong trường hợp giảm cân bất thành hoặc sử dụng thuốc không hiệu quả, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật. Mục đích của phương pháp này là loại bỏ, thay đổi một phần dạ dày/ruột non nhằm kiểm soát lượng thức ăn mà bệnh nhân tiêu thụ, từ đó giảm đáng kể calo.

Việc phẫu thuật không chỉ có tác dụng giảm cân mà còn kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2, hội chứng chuyển hóa hoặc một số biến chứng khác ở bệnh nhân béo phì. Thông qua việc làm nhỏ dạ dày hoặc bỏ qua một khâu nào đó của hệ thống tiêu hóa, sau phẫu thuật việc giảm cân ở bệnh nhân béo phì độ 2 sẽ tiến triển khả quan hơn.

Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng nếu những lựa chọn khác không khả quan
Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng nếu những lựa chọn khác không khả quan

Trong đó, các phẫu thuật thường được chỉ định cho bệnh nhân béo phì độ 2 gồm:

Cắt tạo hình dạ dày hình ống/thắt đai dạ dày: 

Bằng việc dùng ống bọc dạ dày hoặc thắt đai, phẫu thuật này sẽ giúp thu nhỏ kích thước dạ dày. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ chỉ ăn được một lượng nhỏ thức ăn nên sẽ giúp giảm đáng kể thức ăn tiêu thụ cũng như calo nạp vào cơ thể.

Phẫu thuật nối tắt dạ dày:

Mục đích của phẫu thuật là làm giảm kích thước dạ dày, điều chỉnh cho thức ăn đi qua các bộ phận của hệ thống tiêu hóa, phần đầu là đoạn giữa ruột non. Tuy nhiên, phẫu thuật này có thể gây thiếu hụt vitamin, khoáng chất do cơ thể bị giảm bớt khả năng hấp thu dinh dưỡng.

Phẫu thuật nối tắt dạ dày chỉ được áp dụng cho bệnh nhân có BMI trên 30 và tình trạng sức khỏe đang ở mức báo động:

  • Xuất hiện biến chứng do béo phì độ 2.
  • Mọi phương pháp điều trị không can thiệp phẫu thuật đã áp dụng không đem lại hiệu quả.

Ngoài ra, thủ thuật nội soi hoặc phương pháp lỗ mổ nhỏ (keyhole) cũng có thể được áp dụng trong điều trị béo phì cấp 2. Tuy nhiên cần có hội chẩn từ bác sĩ chuyên môn, không phải bệnh nhân nào cũng được chỉ định.

Phòng ngừa béo phì cấp 2

Để phòng tránh béo phì cấp 2 cùng những biến chứng nguy hiểm của bệnh, mỗi người nên chủ động sinh hoạt khoa học, ăn uống lành mạnh, vận động thường xuyên. Đây là chìa khóa vàng cho sức khỏe, phòng tránh nhiều bệnh lý khác. 

Chủ động phòng tránh giúp hạn chế những nguy cơ rủi ro sức khoẻ
Chủ động phòng tránh giúp hạn chế những nguy cơ rủi ro sức khoẻ

Cụ thể là thực hiện những biện pháp sau:

  • Xây dựng lối sống tích cực: duy trì trạng thái lạc quan, bỏ rượu bia thuốc lá, ăn chậm, nhai kỹ, không vừa ăn vừa xem tivi/điện thoại. Đặc biệt, không ăn vặt, không ăn bữa phụ nếu không cảm thấy đói.
  • Ăn uống lành mạnh: Loại bỏ mỡ, nội tạng động vật ra khỏi thực đơn, thay thế bằng các loại chất béo từ thực vật, hạt để bảo vệ tim mạch và ngăn béo phì. Đồng thời cần giảm bớt đồ ăn nhanh, thức ăn đóng hộp, đồ ngọt… tăng cường rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu chất xơ để cung cấp vitamin cho cơ thể.
  • Uống nhiều nước: Luôn uống đủ 1.5-2 lít nước/ngày giúp quá trình đào thải độc tố của cơ thể diễn ra mạnh mẽ, thúc đẩy hoạt động chuyển hóa.
  • Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày giúp người trưởng thành giảm cảm giác thèm ăn, tăng khả năng kiềm chế cơn đói.
  • Theo dõi cân nặng và kiểm tra sức khỏe định kỳ: Mục đích là phát hiện sớm những thay đổi bất thường của cơ thể, từ đó dễ dàng đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp.

Béo phì độ 2 tuy chưa trực tiếp đe dọa tính mạng bệnh nhân nhưng lại là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do vậy, việc chủ động can thiệp, điều trị từ sớm là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe. Nếu nhận thấy những thay đổi bất thường về trọng lượng cơ thể, hãy đến bệnh viện để thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ.

Array

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Tiêu Phì Đông Phương

Hệ giải pháp Tiêu Phì Đông Phương được nghiên cứu bởi hội đồng chuyên gia y khoa, dựa theo nguyên tắc trị bệnh Ngũ Liệu Khang Kiện, kết hợp chặt chẽ 5 phương pháp gồm trị liệu, đông dược, vận động, dinh dưỡng, sản phẩm bổ trợ. Hệ giải pháp tác động TOÀN DIỆN theo cơ chế: giảm hấp thụ chát béo; tăng cường chuyển hóa, đào thải; cân băng thể trạng. Hệ giải pháp Tiêu Phì Đông Phương đã được áp dụng nhiều năm tại Đông Phương Y Pháp, được CÁ NHÂN HÓA PHÁC ĐỒ cho từng người nhằm rút ngắn thời gian và hiệu quả điều trị cao, an toàn, bền vững.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Bệnh học

Đặt lịch khám chữa bệnh

21/11

hôm nay

22/11

Ngày mai

23/11

Ngày kìa

+

Khác