Đau đầu ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày cập nhật: 28/05/2024 Biên tập viên: Trịnh Linh

Nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng khi bé nhà mình kêu đau đầu. Vậy đau đầu ở trẻ em nguyên nhân do đâu, triệu chứng và chuẩn đoán ra sao? Và khi nào đau đầu ở trẻ được cho là nguy hiểm? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ em?

Theo ước tính cho tới năm 7 tuổi có khoảng 40% trẻ em từng trải qua những cơn đau đầu. Đây là hậu quả của những căn bệnh thông thường gây ra như: Xoang, tai, họng, cảm lạnh, đau răng. Đôi khi chứng đau đầu do trẻ do áp lực căng thẳng bởi việc học tập hay vấn đề gì về tâm lý. 

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng đau đầu ở trẻ em, dưới đây là tổng hợp một số nguyên nhân phổ biến gây đau đầu trẻ em:  

Cơn Migraine

Migraine là một hội chứng đau đầu cấp. Cơn đau nửa đầu migraine thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi từ 5 tới 8. Tuy nhiên thực tế nó có thể khởi phát ở bất cứ lứa tuổi nào. 

Theo số liệu ước tính có tới 5% trẻ 10 tuổi từng đối diện ít nhất một cơn migraine. Và đa số sẽ tự biến mất trước tuổi dậy thì. Cơn migraine thường xảy ra ở một bên đầu kèm theo từng đợt đau nhói. Đặc biệt khi trẻ hoạt động gắng sức các cơn đau sẽ ngày một nặng hơn.   

Cơn đau nửa đầu migraine thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi từ 5 tới 8
Cơn đau nửa đầu migraine thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi từ 5 tới 8

Các triệu chứng đau đầu ở trẻ em do cơn Migraine gây ra trẻ không chỉ bị đau đầu mà có thể kèm theo mệt mỏi, da xanh xao, nhìn mờ, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy. Trẻ còn cảm thấy cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng và tiếng động.  

Viêm màng não

Đau đầu ở trẻ có thể do viêm màng não gây ra. Bệnh đau đầu ở trẻ này cực kỳ nguy hiểm. Triệu chứng điển hình đó là trẻ sẽ cảm thấy đau đầu và các triệu chứng khác đi kèm có thể xảy ra như: Sốt cao, nôn mửa, xuất hiện ban đỏ, mất vị giác. 

Căng thẳng

Hiện tượng đau nửa đầu ở trẻ em có thể do yếu tố căng thẳng gây ra. Việc học tập bị áp lực hoặc đang gặp vấn đề về tâm lý cũng có thể khiến trẻ đau đầu. Với nguyên nhân này không quá đáng ngại nhưng cần khắc phục sớm. Bởi đau đầu ở trẻ dù nguyên nhân gì cũng gây ảnh hưởng tới học tập sinh hoạt của trẻ.

Trẻ thường xuyên bị đau đầu cũng có thể do căng thẳng gây nên
Trẻ thường xuyên bị đau đầu cũng có thể do căng thẳng gây nên

U não

Đau đầu ở trẻ nhỏ có thể do u não gây ra. Tỷ lệ trẻ mắc căn bệnh này là 1/40.000 trẻ. Các cơn đau đầu sẽ xuất hiện ở trẻ với mức độ tăng dần từ nhẹ tới nặng. Bạn sẽ thấy trẻ khó chịu quấy khóc ngủ không ngon. Khi đó hãy nhanh chóng cho trẻ đi khám để được chẩn đoán sớm. 

Triệu chứng đau đầu ở trẻ em

Tùy vào nguyên nhân và tình trạng mà nhức đầu ở trẻ em có triệu chứng không giống nhau. Trong đó đau đầu ở trẻ gồm 3 triệu chứng điển hình đó là: Đau nửa đầu, đau căng thẳng và đau đầu chùm.

Đau nửa đầu

Triệu chứng đau nửa đầu ở trẻ có thể chỉ ở một hoặc cả hai bên trán. Các cơn đau có thể theo từng cơn hoặc âm ỉ suốt ngày. Chứng đau nửa đầu có thể gặp ở cả trẻ sơ sinh. Khi đó trẻ có thể quấy khóc suốt không rõ nguyên nhân. 

Hiện tượng đau đầu ở trẻ em này cần được khắc phục và điều trị sớm. Nếu không sẽ tiến triển ngày một nặng. Khi đó trẻ thường kèm theo các dấu hiệu khác như: Buồn nôn, sợ ánh sáng, mệt mỏi.

Triệu chứng đau nửa đầu ở trẻ em
Triệu chứng đau nửa đầu ở trẻ em

Đau kiểu căng thẳng

Đau đầu có liên quan tới căng cơ hay còn gọi là đau đầu do căng thẳng. Trẻ bị đau đầu do căng thẳng sẽ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung, khó ngủ. Nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ em này do yếu tố tâm lý gây ra. Với trường hợp này trẻ cần được giải tỏa tâm lý. Các bậc phụ huynh cần cân bằng lại cho trẻ việc học tập và vui chơi cho hợp lý. 

Triệu chứng đau đầu căng thẳng ở trẻ em
Triệu chứng đau đầu căng thẳng ở trẻ em

Đau đầu chùm

Đau đầu chùm các cơn đau thường xuất hiện đột ngột không có sự báo trước. Các cơn đau thường nằm tại vị trí phía trong hoặc xung quanh của một bên mắt. Thậm chí nó có thể lan sang các vị trí khác ở cổ, đầu và trên khuôn mặt. Trẻ có dấu hiệu đau đầu chùm sẽ thấy bồn chồn không yên, chảy nước mắt nhiều. Ngoài ra trẻ có thể bị sụp mí mắt ở bên đau, da mặt đỏ ửng lên hoặc nhợt nhạt.

Cơn đau thành chùm ở trẻ em
Cơn đau thành chùm ở trẻ em

Phương pháp chẩn đoán đau đầu ở trẻ em

Để có thể xác định được chính xác nguyên nhân đau đầu ở trẻ em do đâu cần đưa bé đi thăm khám. Trong một số trường hợp các bác sĩ có thể yêu cầu chụp cắt lớp vi tính sọ não, chụp cộng hưởng từ sọ não. Hoặc một số trường hợp phải tiến hành chọc dò tủy sống và một số kiểm tra cần thiết khác.

Bạn cần đưa trẻ tới thăm khám tới bệnh viện và các cơ sở y tế uy tín. Như vậy mới đảm bảo được kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Từ đó có phác đồ điều trị đạt hiệu quả cao.

Phương pháp chẩn đoán đau đầu ở trẻ
Phương pháp chẩn đoán đau đầu ở trẻ

Đau đầu ở trẻ em khi nào là nguy hiểm?

Vậy khi nào bệnh nhức đầu ở trẻ em là nguy hiểm? Nếu trẻ thỉnh thoảng bị đau đầu nhưng vẫn sinh hoạt bình thường thì trường hợp này các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu đau đầu kèm dấu hiệu bất thường vừa kể trên, đặc biệt đau đầu hay xuất hiện vào buổi sáng ngủ không ngon, cơn đau tăng dần thì rất có thể đang cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Việc thăm khám sớm lúc này rất cần thiết.

Đau đầu ở trẻ khi nào là nguy hiểm?
Đau đầu ở trẻ khi nào là nguy hiểm?

Cách chữa đau đầu ở trẻ em

Vậy điều trị đau đầu ở trẻ em ra sao? Không có một phác đồ chung cho tất cả các trường hợp. Việc điều trị bằng phương pháp nào sẽ dựa trên nguyên nhân kết quả thăm khám của trẻ. 

Dùng thuốc

Khi thấy đau đầu nôn ở trẻ em nhiều bậc phụ huynh tự ý mua thuốc. Đặc biệt lạm dụng một số loại thuốc giảm đau. Điều này sẽ vô tình gây nhờn thuốc và ảnh hưởng tới việc điều trị về sau. Sử dụng thuốc nào cần tuân thủ theo chỉ định từ bác sĩ và dựa trên kết quả chẩn đoán.

Dùng thuốc chữa đau đầu ở trẻ
Dùng thuốc chữa đau đầu ở trẻ

Yoga, bài tập

Khi đau đầu chóng mặt ở trẻ em đặc biệt do lo lắng hay trầm cảm, bác sĩ thường đề xuất cách điều trị đó là bằng liệu pháp thư giãn giảm căng thẳng. Các kĩ thuật gồm có yoga điều trị đau đầu, ngồi thiền và các bài tập thở. Tốt nhất bạn cần tìm kiếm cho con mình một nhà trị liệu để giúp giải quyết triệt để vấn đề này.

Cho trẻ tập yoga giảm cơn đau đầu
Cho trẻ tập yoga giảm cơn đau đầu

Phục hồi sinh học

Đây là một kỹ thuật hiệu quả sử dụng để chống lại sự căng thẳng lo lắng. Phục hồi sinh học liệu pháp này sẽ bao gồm: Kiểm soát nhịp thở, nhịp tim và huyết áp. Liệu pháp này rất hiệu quả với các trường hợp gặp các vấn đề như: Đau đầu, đau mỏi cơ và căng thẳng thần kinh.

Bổ sung vitamin

Chứng đau đầu ở trẻ em có thể xuất phát từ việc thiếu hụt vitamin. Bạn có biết khi bị thiếu hụt vitamin nhóm B và vitamin D dễ dẫn tới đau đầu. Cách đơn giản có thể bổ sung thêm vitamin cho con bổ sung thêm cho trẻ qua chế độ ăn uống. Hoặc trao đổi với bác sĩ để bổ sung thêm vitamin đúng cách cho con.

Bổ sung vitamin cho bé giảm tình trạng đau đầu
Bổ sung vitamin cho bé giảm tình trạng đau đầu

Các phương pháp điều trị đau đầu tại nhà cho trẻ em

Khi bị đau đầu migraine ở trẻ em hay các nguyên nhân khác. Bạn có thể áp dụng các phương pháp hỗ trợ điều trị đau đầu tại nhà. Chẳng hạn, massage dầu cho trẻ bằng dầu bạc hà. Quế cũng biết tới với công dụng giảm đau đầu hiệu quả. Rất đơn giản cho một húng quế mới xay cùng với sữa ấm. Sau đó cho bé uống trước mỗi tối khi đi ngủ. Bạn sẽ thấy trẻ cải thiện rõ rệt tình trạng đau đầu.

Như vậy các bậc phụ huynh đã biết thêm thông tin về đau đầu ở trẻ em là gì. Nguyên nhân hiện tượng này do đầu, điều trị ra sao. Cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ thường xuyên kêu đau đầu. Đau đầu ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý nguy hiểm. Việc thăm khám muộn hay điều trị không đúng phác đồ có thể dẫn tới nhiều biến chứng khó lường. 

Xem thêm: 

Array

Triệu chứng:

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn

Hệ giải pháp Đông Phương Dưỡng Tâm Căn dựa theo nguyên tắc trị bệnh Ngũ Liệu Khang Kiện, kết hợp giữa các can thiệp y tế với chăm sóc tại nhà gồm có trị liệu, bài thuốc Đông y Định Tâm An Thần Thang, chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học. Hệ giải pháp tác động toàn diện vừa cải thiện nhanh triệu chứng vừa chữa tận gốc bệnh, nâng cao đề kháng cho hệ thần kinh, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Trần Mạnh Xuyên

Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, HCM

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

08/09

hôm nay

09/09

Ngày mai

10/09

Ngày kìa

+

Khác