Gợi ý cách tự xoa bóp bấm huyệt chữa một số bệnh thông thường

Ngày cập nhật: 04/04/2024 Biên tập viên: Nguyễn Trang

Hiện nay, xoa bóp bấm huyệt đang là phương pháp trị liệu được nhiều người quan tâm. Bên cạnh việc tìm đến các cơ sở y tế chuyên sâu, bạn đọc hoàn toàn có thể tự thực hiện trên cơ thể của chính mình hoặc người thân, giúp bảo vệ sức khỏe một cách đơn giản mà hiệu quả. Dưới đây là một số gợi ý về cách tự xoa bóp bấm huyệt trị liệu một số bệnh thường gặp, mời bạn đọc cùng tham khảo.

Tự xoa bóp bấm huyệt có thể áp dụng trong trường hợp nào?

Tự xoa bóp bấm huyệt là một phương pháp chăm sóc sức khỏe hiệu quả mà lại đơn giản nếu bạn đọc hiểu đúng quy trình và cách thức thực hiện. Nếu tiến hành tại nhà đúng cách, người bệnh sẽ không phải tốn nhiều chi phí và thời gian mà có thể tự mình trị liệu mỗi ngày.

Các chuyên gia nhận định, thực hiện xoa bóp bấm huyệt một cách bài bản, đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả cao, giúp tăng cường khả năng lưu thông khí huyết, cải thiện những rối loạn bệnh lý trong cơ thể.

Xoa bóp bấm huyệt đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ

Xoa bóp bấm huyệt đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻMột số trường hợp mà bạn đọc nên tự xoa bóp bấm huyệt như:

  • Tuần hoàn máu kém.
  • Thường xuyên bị stress, căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ,…
  • Hay bị đau đầu, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn,…
  • Đau nhức mỏi toàn thân, đau lưng, mỏi vai gáy hoặc tê bì chân tay.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, các trường hợp không nên thực hiện xoa bóp bấm huyệt gồm:

  • Người bệnh bị ung thư, viêm vòi trứng, viêm ruột thừa.
  • Đang bị chấn thương (kể cả vết thương kín hay hở).
  • Bị tụ máu, viêm da, lở loét,…

Để có kết quả tốt nhất khi tự thực hiện xoa bóp bấm huyệt tại nhà, tốt nhất, bạn đọc nên tham gia một khóa học kỹ thuật viên xoa bóp bấm huyệt để hiểu rõ các vùng huyệt vị cũng như kỹ thuật tiến hành phù hợp với từng vùng cơ thể.

Tự học xoa bóp bấm huyệt như thế nào? Nên hay không?

Chắc hẳn ai cũng đã từng xoa bóp nhẹ nhàng để giảm thiểu các cơn đau đầu, đau mỏi vai gáy,… Việc tác động theo cách rất đơn giản, ai cũng có thể thực hiện được. Hiện nay, trên các trang báo y tế, youtube có rất nhiều thầy thuốc hướng dẫn các cách xoa bóp massage đơn giản, bạn đọc có thể thực hiện theo.

Tuy nhiên, với phương pháp bấm huyệt, chắc chắn rằng bạn đọc không thể ở nhà tự tìm tòi và học tại nhà. Bởi lẽ, không thể nắm được hết các huyệt đạo trên cơ thể và công dụng của mỗi một huyệt đạo nếu không có hướng dẫn bài bản. Hơn nữa, nếu tác động sai huyệt hoặc kỹ thuật thực hiện không đúng có thể gây ra nhiều hệ luỵ xấu như co giật, biến dạng cơ, xương, thậm chí là tàn phế.

Do vậy, muốn học xoa bóp bấm huyệt, bạn đọc nên tham gia một khóa học chuyên sâu để được các bác sĩ chỉ dẫn và thực hành thực tế.

Hướng dẫn các phương pháp xoa bóp bấm huyệt trị bệnh cụ thể

Y học cổ truyền phương Đông từ lâu đã cho rằng ngoài việc dùng thuốc để phòng và chữa bệnh thì các liệu pháp điều trị không dùng thuốc cũng có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là xoa bóp bấm huyệt toàn thân. Dưới đây là một số cách tự xoa bóp, bấm huyệt hỗ trợ điều trị các bệnh lý thường gặp.

Hướng dẫn cách tự xoa bóp chữa đau vai gáy

Theo các tài liệu Đông y, tình trạng đau vai gáy được mô tả trong phạm vi chứng kiên tý. Các thầy thuốc cho rằng bệnh khởi phát bởi tấu lý sơ hở khiến cho các tác nhân phong, hàn và thấp xâm nhập vào cơ thể. Theo đó, khí huyết ứ trệ, kinh lạc bị tổn thương gây ra đau mỏi vai gáy.

Tự xoa bóp chữa đau vai gáy là phương pháp tác động trực tiếp lên da, cơ và mạch máu để kích thích lưu thông khí huyết đẩy lùi hàn, phong, thấp. Đồng thời giúp tăng cường tính linh hoạt ở vai và cải thiện vận động cho cánh tay.

Đau vai gáy là chứng bệnh thường gặp
Đau vai gáy là chứng bệnh thường gặp

Người bệnh có thể nhờ người thân tự học xoa bóp bấm huyệt như sau:

  • Động tác 1: Người bệnh duỗi thẳng 2 bàn tay sao cho lòng 2 bàn tay hướng vào nhau. Sau đó từ từ đưa 2 tay theo hướng từ trên xuống dưới bắt đầu từ phần cổ xuống gáy. Lặp lại cả động tác này trong khoảng 5 – 7 phút.
  • Động tác 2: Người bệnh duỗi thẳng 2 tay rồi gập các ngón tay lại hướng vào lòng bàn tay. Người hỗ trợ dùng lực của các đốt ngón tay để xoay, xoa bóp vùng da từ cổ ra vai của bệnh nhân và thực hiện lặp lại động tác này khoảng 10 lần.
  • Động tác 3: Vẫn giữ nguyên tư thế tay như ở động tác 2 nhưng người thực hiện cho 2 ngón tay cái chìa ra ngoài và dùng 2 ngón tay này để xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ-vai-gáy theo chiều kim đồng hồ. Người bệnh cần được thực hiện động tác này trong khoảng 10 lần.
  • Động tác 4: Hai tay người bệnh để thả lỏng tự nhiên. Người hỗ trợ dùng các ngón tay bóp nhẹ nhàng lên vùng vai theo hướng từ cổ ra ngoài và lặp lại trong 10 lần.
  • Động tác 5: Người bệnh ở tư thế duỗi thẳng, đồng thời úp 2 bàn tay lại với nhau rồi ôm lấy vùng vai, gáy, người hỗ trợ thực hiện xoa bóp với lực vừa phải, tránh làm quá mạnh tay và lặp lại 10 lần.
  • Động tác 6: Người bệnh có thể nhờ người hỗ trợ hoặc tự thực hiện dùng ngón tay trỏ ấn nhẹ từ đốt sống cổ đến phần vai gáy và lặp lại trong 10 lần.

Chữa đau vai gáy bằng cách xoa bóp giúp người bệnh nhanh chóng xoa dịu cảm giác đau nhức, tê mỏi vùng cổ vai gáy. Phương pháp này cũng khá đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian và chi phí. Tuy nhiên, tình trạng đau ở vùng vai gáy của mỗi người là khác nhau. Do vậy, phương pháp này chỉ nên áp dụng cho những trường hợp đau mỏi cơ năng hoặc kết hợp điều trị trong trường hợp bệnh lý.

Hướng dẫn cách tự xoa bóp bấm huyệt chống mất ngủ

Theo y học cổ truyền, mất ngủ thường nguyên nhân do âm huyết không đủ để dưỡng cho não khiến khí huyết hư dẫn đến giảm tuần hoàn máu não. Một số trường hợp khác là do sự mất cân bằng âm dương trong tạng phủ, âm huyết hư không chế ngự được tâm hỏa, hỏa bốc lên dẫn đến đầu óc căng thẳng, suy nhược thần kinh, mất ngủ.

Do vậy, cách tự xoa bóp bấm huyệt chống mất ngủ sẽ làm tăng tuần hoàn máu não, giảm căng thẳng đầu óc, làm cho người bệnh dễ ngủ hơn.

Tự xoa bóp bấm huyệt chữa mất ngủ là cách nhiều người bệnh lựa chọn
Tự xoa bóp bấm huyệt chữa mất ngủ là cách nhiều người bệnh lựa chọn

Một số huyệt đạo thường được tác động để trị bệnh mất ngủ bao gồm:

  • Huyệt Lao Cung: Được xác định bằng cách người bệnh ngửa bàn tay, nắm sát ngón tay vào lòng bàn tay, vị trí đầu ngón giữa chấm vào lòng bàn tay, đó là khe xương bàn tay 2 – 3, sát xương bàn số 3.
  • Huyệt Thần Môn: Huyệt nằm ở điểm cuối lằn chỉ cổ tay mặt trong, ở phía lòng bàn tay, tức là từ ngón út đến chỗ lõm ở phần cuối lòng bàn tay.
  • Huyệt Nội Quan: Người bệnh chỉ cần nắm lòng bàn tay lại, gập cổ tay vào mặt trong cẳng tay. Rồi nghiêng lòng bàn tay vào phía trong sẽ thấy một đường vân sẽ nổi lên đó chính là huyệt Nội Quan. Huyệt đạo này cách chính giữa lằn chỉ cổ tay mặt trong 2 thốn.
  • Huyệt Tam Âm Giao: Huyệt đạo nằm ở vùng mặt trong của cổ chân, tính từ đỉnh xương mắt cá trong thì huyệt nằm cách vị trí bằng chiều rộng của 4 ngón tay.
  • Huyệt Dũng Tuyền: Huyệt nằm trong lòng bàn chân, tại điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối đầu ngón trỏ và điểm giữa bờ sau gót chân, ở chỗ lõm ở gan bàn chân.

Khi đã xác định được chính xác vị trí các huyệt đạo thì tiến hành xoa bóp bấm huyệt: Day tròn trên huyệt, bấm nháy mỗi huyệt đạo 3 lần, tuỳ vào vùng cơ dày hay mỏng mà lực bấm nông sâu khác nhau, bấm cho đến khi thấy tê tức lan tỏa xung quanh huyệt hoặc chạy dọc đường kinh lạc.

Khi người bệnh thực hiện cách tự xoa bóp bấm huyệt chống mất ngủ thường xuyên sẽ giúp khí huyết lưu thông, tăng cường tuần hoàn máu não, cân bằng âm dương tạng phủ, giảm đau đầu, giảm bốc hỏa, nhờ đó mà có giấc ngủ ngon hơn.

Cách tự xoa bóp bấm huyệt cảm lạnh

Cảm lạnh được mô tả trong phạm vi chứng Thương phong. Theo quan niệm Y học cổ truyền, nguyên nhân gây bệnh cảm lạnh là do cơ thể suy yếu khiến phong hàn, phong nhiệt xâm nhập vào phế gây ra bệnh.

Lúc này, bệnh nhân có thể tác động vào các huyệt đạo sau đây để giảm thiểu triệu chứng của bệnh:

  • Huyệt Phong Trì: Hai huyệt Phong Trì nằm trên mí tóc (sau đầu), bên ngoài hai thớ cơ lớn, đối xứng và cách chỗ lõm sau gáy khoảng hai đốt ngón tay. Tác động vào huyệt đạo này sẽ giúp tiêu trừ triệu chứng đau đầu, nặng đầu, cơ thể nhức mỏi do cảm cúm gây nên.
  • Huyệt Trung Phủ: Huyệt nằm phía ngoài nhánh xương sườn thứ hai, bên dưới xương quai xanh, ngay vị trí chỗ lõm đằng trước khớp xương vai. Huyệt đạo này có tác dụng khắc phục các triệu chứng đường hô hấp như hắt hơi, ho dữ dội, hít thở khó khăn.
  • Huyệt Phong Môn: Hai huyệt Phong Môn nằm bên trong xương bả vai, đối xứng và cách Đốc mạch chừng 1,5 đốt ngón tay. Tác động vào huyệt Phong Môn có hiệu quả đặc biệt trong việc trị liệu bệnh cảm cúm.

Khi bị cảm cúm, mỗi ngày, người bệnh nên thực hiện day ấn bấm huyệt 2 lần vào buổi sáng và tối. Thông thường, chứng cảm cúm sẽ khỏi sau 3 – 5 ngày. Khi thực hiện trị liệu, các động tác day ấn bấm huyệt cần vừa phải, quá yếu sẽ không đủ sức kích thích, quá mạnh sẽ làm trầy da.

Trị liệu bằng phương pháp này giúp đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng khó chịu của bệnh
Trị liệu bằng phương pháp này giúp đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng khó chịu của bệnh

Thường xuyên tự thực hiện các bài trị liệu tự xoa bóp bấm huyệt sẽ làm tăng sức chịu đựng của cơ thể đối với hàn khí, nâng cao hệ miễn dịch. Đồng thời tăng cường thể trạng và ngăn ngừa hiệu quả các chứng cảm cúm sau này.

Gợi ý cách trị liệu bệnh đau nửa đầu

Đau nửa đầu, hay còn được gọi với tên khác hội chứng đau đầu vận mạch. Những người bị đau nửa đầu thường cảm thấy đau nhức vùng đầu một bên, lan ra thái dương và vùng trước trán. Đồng thời có thể cảm giác rõ ràng sự co thắt của các mạch máu ở khu vực này.

Khi đến các cơ sở trị liệu chuyên khoa, thầy thuốc sẽ hướng dẫn người bệnh tự xoa bóp bấm huyệt các huyệt đạo như:

  • Huyệt Ấn Đường: Huyệt này nằm ở giữa đường nối của 2 đầu lông mày, trên sống mũi. Theo Đông y, tác động vào Ấn Đường sẽ giúp khí huyết trong cơ thể có thể lưu thông dễ dàng hơn. Khi khí huyết lưu thông, cơ thể cũng sẽ tràn đầy năng lượng giúp giảm nhanh chóng cơn đau đầu để đầu óc tỉnh táo, mắt sáng và tinh thần sảng khoái hơn.
  • Huyệt Toản Trúc: Huyệt Toản Trúc nằm ở vị trí thẳng so với góc mắt trong, ở hõm đầu tiên của lông mày. Huyệt Toàn Trúc có tác dụng khử khí phong, sáng mắt, chuyên dùng để chữa trị các bệnh lý như: đau đầu, chóng mặt, mờ mắt, hoa mắt, đau mắt đỏ, mắt bị giật,…
  • Huyệt Nghinh Hương: Huyệt đạo này nằm ngay vị trí cách hai bên cánh mũi khoảng 0.8 – 1 cm, hay nằm ở ngay đường giao giữa chân mũi với rãnh mũi và miệng. Vì đây là huyệt đạo chuyên quản về cảm nhận hương nên tác động lên huyệt có tác dụng thông khiếu, tán phong nhiệt, thanh khí hỏa. Đồng thời huyệt đạo này còn chữa được rất nhiều bệnh như viêm xoang, ngứa mũi, ngứa mặt, liệt mặt,…
  • Huyệt Phong Trì: Hai huyệt Phong Trì nằm ở điểm lõm sau đầu, là nơi tụ gió nên được gọi với cái tên hàm ý là ao chứa gió. Phong Trì là huyệt đạo có tác dụng thông nhĩ, minh mục, thanh nhiệt, sơ phong, kiện não và an thần.
Điều trị đau nửa đầu bằng xoa bóp, bấm huyệt đem lại nhiều phản hồi tích cực
Điều trị đau nửa đầu bằng xoa bóp, bấm huyệt đem lại nhiều phản hồi tích cực

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người bị đau nửa đầu kiên trì thực hiện bấm huyệt trong vòng 6 tuần sẽ cảm thấy cơn đau giảm nhẹ và ngủ ngon hơn. Người bệnh nên thực hiện tự xoa bóp bấm huyệt giảm đau đầu bằng các chuyển động nhẹ nhàng theo vòng tròn ở vùng thái dương từ 30 giây – 1 phút.

Tuy các cách xoa bóp bấm huyệt trên đây đều rất đơn giản, người bệnh đều có thể tự thực hiện tại nhà nhưng để đạt được hiệu quả trị liệu tốt nhất vẫn nên tìm đến các cơ sở chuyên khoa để được tư vấn và giám sát thực hiện hiệu quả hơn.

Lưu ý khi tự xoa bóp bấm huyệt tại nhà

Tự xoa bóp bấm huyệt muốn thu được hiệu quả thiết thực và nhanh chóng, người bệnh cần tuân thủ một số chú ý như sau:

  • Nhất định phải được hướng dẫn cụ thể về cách tự xoa bóp bấm huyệt trước khi tiến hành.
  • Đối với người ở độ tuổi trung niên trở lên (trên 45 tuổi) nên kiểm tra mật độ khoáng chất trong xương trước khi xoa bóp bấm huyệt vì có thể gây nứt, gãy xương.
  • Cần thực hiện động tác day, ấn từ từ rồi mới tăng cường độ. Đồng thời tránh lạm dụng xoa bóp, bấm huyệt vì có thể gây co giật.
  • Chỉ nên tự bấm huyệt với một số huyệt cơ bản để giảm đau cơ và cải thiện sức khỏe. Đối với các huyệt đạo phức tạp hơn, bạn đọc nên lựa chọn các trung tâm bấm huyệt chuyên nghiệp để thực hiện. Tránh bấm sai huyệt và thực hiện sai kỹ thuật sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe (gây đau đớn, bại liệt, sốc…)
  • Không thực hiện bấm huyệt nếu có vấn đề về cột sống, bệnh da liễu, bị sưng, viêm, tụ máu,…

Tự xoa bóp bấm huyệt là cách làm hiệu quả đã được thử nghiệm và ghi nhận hiệu quả trên không ít người bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh, cách làm này chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị và chỉ nên thực hiện khi đã nắm rõ các hướng dẫn từ thầy thuốc.

Array

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Doãn Hồng Phương

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Bệnh học

Đặt lịch khám chữa bệnh

22/11

hôm nay

23/11

Ngày mai

24/11

Ngày kìa

+

Khác