Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Huyệt Lao Cung Ở Đâu? Tác Dụng Và Cách Khai Thông Trị Bệnh
Trong Y học cổ truyền, huyệt Lao Cung được ứng dụng phổ biến trong các phác đồ điều trị bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về những tác dụng của huyệt đạo này. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Đông Phương Y Pháp sẽ cung cấp các thông tin chi tiết giúp bạn đọc hiểu rõ về vị trí huyệt, vai trò đối với sức khỏe và cách khai thông trị bệnh.
Huyệt Lao Cung là gì?
Huyệt Lao Cung có xuất xứ từ Giáp Ất Kinh. Giải thích về ý nghĩa tên huyệt, trong Trung Y Cương Mục ghi chép: “Lao” có nghĩa là lao động, công việc; “Cung” có nghĩa là cung điện, nhà lớn. Huyệt cũng nằm ngay trên lòng bàn tay – bộ phận thể hiện sự cống hiện, lao động của con người, đặc biệt vị trí chính giữa lòng bàn tay thuộc Thủ Quyết âm Tâm bào – cung điện của Tâm. Vậy nên huyệt được gọi là huyệt đạo Lao Cung. Ngoài ra, huyệt đạo có tên gọi khác là huyệt Chưởng Trung, huyệt Qủy Lộ, huyệt Quỷ Quật.
Đặc tính của huyệt như sau:
- Là huyệt thứ 8 của Tâm bào kinh.
- Là huyệt Vinh, thuộc vào hành Hoả .
- Là một trong ‘Thập Tam Quỷ Huyệt’ (Quỷ Quật) nên được dùng trị bệnh tâm thần.
Vị trí huyệt Lao Cung nằm ở đâu?
Huyệt nằm ở chính giữa lòng bàn tay, cách xác định huyệt Lao Cung rất đơn giản, bạn có thể gập ngón giữa vào lòng bàn tay, điểm chạm của ngón giữa với đường vân ngang thứ 3 tính từ cổ tay sẽ là vị trí huyệt đạo cần tìm.
Khi giải phẫu huyệt Lao Cung lòng bàn tay sẽ thấy những đặc điểm như:
- Dưới da của huyệt đạo là cân tay giữa, cơ giun, phía trong của gân gấp ngón giữa của cơ gấp chung ngón tay nông và sâu, cơ gian cốt gan tay, cơ gian cốt mu tay và bờ trong đầu dưới xương bàn tay.
- Thần kinh vận động cơ vùng huyệt là nhánh dây thần kinh giữa cùng dây thần kinh trụ.
- Da vùng huyệt đạo chịu chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C8 hoặc tiết đoạn thần kinh C7.
Châm cứu và bấm huyệt Lao Cung có tác dụng gì?
Dưới đây là những phân tích chi tiết về tác dụng của huyệt Lao Cung:
- Điều hòa khí huyết: Kích thích huyệt Lao Cung ở lòng bàn tay giúp lưu thông khí huyết, cải thiện tình trạng khí trệ, huyết ứ, hỗ trợ điều trị đau vùng tim hiệu quả.
- Thanh nhiệt: Huyệt đạo này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ điều trị các bệnh lý do nóng trong người gây ra và xua tan khí độc.
- An thần: Kích thích huyệt có thể giúp an thần, giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ, hỗ trợ điều trị rối loạn tâm thần và động kinh.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Huyệt đạo giúp tăng cường miễn dịch, từ đó cơ thể chống lại bệnh tật, nâng cao sức đề kháng.
- Một số tác dụng khác: Chuyên gia cho biết, khi tác động khai thông huyệt đúng cách sẽ giúp điều trị chứng mồ hôi tay, viêm xoang, khô miệng, eczema ở vùng bàn tay,…
Cách tác động khai mở huyệt Lao Cung
Trong Y học cổ truyền, huyệt Lao Công được khai thông bằng 2 phương pháp là châm cứu và bấm huyệt. Chuyên gia Đông Phương Y Pháp hướng dẫn kỹ thuật cụ thể như sau:
Châm cứu huyệt trị bệnh hiệu quả
Châm cứu huyệt là phương pháp hiệu quả để khai mở huyệt, giúp tăng cường lưu thông khí huyết cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, châm cứu là một kỹ thuật y tế cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Do vậy, bạn không nên tự ý châm cứu huyệt tại nhà mà cần đến cơ sở y tế uy tín để được thực hiện.
- Bước 1: Xác định huyệt Lao Cung nằm ở vị trí nào, sau đó bác sĩ sẽ sát trùng vị trí huyệt bằng cồn.
- Bước 2: Bác sĩ sử dụng kim châm chuyên dụng để châm vào huyệt. Kim châm sẽ được đưa vào huyệt với độ sâu từ 0.3 – 0.5 thốn.
- Bước 3: Cứu 1 – 3 tráng, tiếp đó sẽ ôn cứu 5 – 10 phút.
- Bước 4: Bác sĩ sẽ rút kim châm ra khỏi huyệt, dùng bông gòn để cầm máu.
Bấm huyệt chữa bệnh
Bên cạnh châm cứu, bấm huyệt Lao Cung cũng là một phương pháp đơn giản có thể thực hiện tại nhà. Nhưng người bệnh cần đảm bảo thực hiện đúng theo các bước hướng dẫn dưới đây:
- Bước 1: Xác định huyệt Lao Cung ở đâu.
- Bước 2: Dùng ngón cái day nhẹ vào huyệt đạo với lực vừa phải, day tròn theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 1 – 2 phút. Có thể bấm huyệt nhiều lần trong ngày, đặc biệt khi cảm thấy căng thẳng, lo âu hoặc gặp các triệu chứng bệnh.
Chú ý khi châm cứu và day bấm khai thông huyệt Chưởng Trung:
- Không nên châm cứu hoặc bấm huyệt quá mạnh, có thể gây tổn thương.
- Phụ nữ mang thai, người đang bị sốt cao, nhiễm trùng hoặc có vết thương hở trên da tại vị trí huyệt đạo không nên bấm huyệt hoặc châm cứu.
- Người có bệnh lý về máu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi châm cứu huyệt đạo Lao Cung.
- Một số tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi châm cứu như: Đau nhức tại huyệt châm, chảy máu nhẹ tại huyệt châm, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn. Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, cần báo cho bác sĩ ngay.
Bài viết phân tích chi tiết huyệt Lao Cung chữa bệnh gì, vị trí ở đâu và cách châm cứu, bấm huyệt thế nào. Có thể thấy huyệt đạo này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng để đảm bảo tận dụng được tối đa lợi ích và đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ y học cổ truyền trước khi sử dụng huyệt đạo này.
Xem Thêm:
- Huyệt Tứ Bạch Ở Đâu? Cách Day Bấm Trị Cận Thị Và Bệnh Mắt
- Huyệt Trật Biên: Tìm Hiểu Vị Trí Và Tác Dụng Đối Với Sức Khỏe
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!