Đau lưng sau phổi là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Điều trị ra sao?

Ngày cập nhật: 28/05/2024 Biên tập viên: Nguyễn Trang

Đau lưng sau phổi là một triệu chứng thường gặp nên nhiều người chủ quan không thăm khám và điều trị sớm dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Cùng tham khảo các thông tin sau đây để biết rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân cũng như các cách điều trị phổ biến.

Những dấu hiệu của đau lưng sau phổi

Phổi nằm ở phía trong lồng ngực, được bao quanh bởi xương sườn. Khi gặp tình trạng đau vùng lưng sau phổi, người bệnh sẽ cảm thấy những cơn đau âm ỉ kéo dài cả ngày ở phần trên của thắt lưng. Ngoài ra, một số trường hợp còn bị những cơn đau nhói hành hạ.

Đau lưng sau phổi có thể xảy ra ở cả bên trái và phải. Tình trạng này nếu diễn ra một cách thường xuyên và kéo dài sẽ là dấu hiệu cảnh báo của một bệnh lý nào nào đó.

Đau lưng sau phổi là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm
Đau lưng sau phổi là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Nếu đau lưng diễn ra một cách thường xuyên và liên tục trong một thời gian dài, đồng thời xuất hiện cơn ho dai dẳng lâu ngày, làm cho người bệnh mệt mỏi và sút cân nhanh chóng thì nên tìm đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Các dấu hiệu đáng báo động khác bao gồm:

  • Đau lưng vẫn xuất hiện khi cơ thể đang nghỉ ngơi.
  • Tình trạng đau lưng sau phổi này ngày càng trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm.
  • Cơn đau nhói lên khi hít thở sâu.
  • Sụt cân nhanh, da xanh xao, chán ăn không rõ nguyên nhân.

Đau lưng sau phổi là triệu chứng của bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Nguyên nhân gây ra đau lưng sau phổi có thể xuất phát từ yếu tố cơ học hoặc bệnh lý. Đau lưng ở người trẻ do hoạt động không khoa học liên tục trong thời gian dài, do chấn thương hoặc đau lưng sau khi hết kinh là những nguyên nhân khá phổ biến.

Tuy nhiên, theo các báo cáo lâm sàng, có đến 70% khả năng mắc triệu chứng này là do bệnh lý. Đau lưng sau phổi thường sẽ xuất phát từ những bệnh lý phổ biến sau đây:

Bệnh viêm phổi

Viêm phổi là bệnh lý dễ gặp nhất, đặc biệt là ở trẻ nhỏ khi thời tiết giao mùa. Bệnh hình thành do các nang phổi bị tấn công bởi các yếu tố bên ngoài như vi khuẩn, virus, nấm. Hệ quả là tạo ra các vùng phổi viêm nhiễm gây sưng, đau phổi. Khi bị mắc bệnh, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở, đau nhói vùng lưng sau phổi, sốt cao và ho dai dẳng.

Ngoài ra, các chấn thương vùng lưng sau hoặc một số bệnh như viêm họng, lupus ban đỏ hay sốt virus đều có thể gây ra bệnh này. Viêm phổi cần được điều trị bằng thuốc để tiêu diệt hết các yếu tố gây bệnh và điều trị dứt điểm khu vực viêm.

Bệnh phổi tắc nghẽn

Bệnh phổi tắc nghẽn phổi xảy ra khi trong phổi xuất hiện cục máu đông và phát triển rộng ra các động mạch xung quanh. Hiện tượng này không chỉ cản trở tuần hoàn lưu thông máu tới phổi mà còn khiến bệnh nhân đau đớn, khó thở và thậm chí dẫn đến tử vong.

Bệnh phổi tắc nghẽn cần được cấp cứu kịp thời nếu không sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng
Bệnh phổi tắc nghẽn cần được cấp cứu kịp thời nếu không sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng

Một triệu chứng thường gặp nhất của bệnh phổi tắc nghẽn là bệnh nhân sẽ cảm thấy đau khi hít thở sâu và đau dữ dội hơn tại vị trí sau lưng vùng phổi.

Bệnh tràn dịch/ tràn khí màng phổi

Tràn khí hay tràn dịch ở màng phổi có thể gặp ở những người lao động chân tay nặng, thường xuyên bê vác bằng lưng hoặc những người thường xuyên tiếp xúc với khói bụi.

Bệnh gây suy hô hấp cấp, xẹp phổi và phải tiến hành cấp cứu ngay lập tức vì người bệnh thường rất khó hô hấp trong thời điểm đó. Triệu chứng bệnh có thể gặp bao gồm đau ngực, rối loạn nhịp tim, phù chân, ho ra máu, chóng mặt,…

Ung thư phổi

Ung thư phổi là bệnh lý rất nguy hiểm, khởi phát với các dấu hiệu đau lưng sau phổi. Một khối u hình thành và phát triển trong phổi sẽ dần xâm lấn ra phía màng phổi rồi thành ngực. Sau một thời gian, khối u này sẽ chèn ép mạch máu, làm tổn thương phổi và gây ra những cơn đau dữ dội.

Thoái hoá cột sống gây đau lưng sau phổi

Trường hợp thoái hoá cột sống xuất hiện nhiều ở độ tuổi trung niên trở lên. Đối với thoái hóa cột sống gây đau lưng sau phổi thì có thể nguyên nhân là do đốt sống ngực T1 – T2 bị lão hoá hoặc cũng có thể do đốt sống cổ gây ra.

Thoái hóa sẽ có những triệu chứng khác như đau nhức cổ, đốt sống cổ, lưng, ngực, người bệnh gặp khó khăn trong vận động, thường tê liệt vùng cổ, vai, gáy,… Các cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống ngực sinh hoạt hàng ngày của người bệnh nên cần được chữa trị kịp thời.

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm xuất hiện do phần đĩa đệm giữa các đốt xương trở nên biến dạng khiến lớp dịch nhầy bên trong cột sống bị đẩy ra ngoài chèn lên các rễ thần kinh. Bệnh có thể xảy ra ở mọi vị trí cột sống, riêng đối với trường hợp đau sau lưng vùng phổi thì có thể thoát vị ở xương sống từ phần cổ tới trên thắt lưng.

Thoát vị đĩa đệm sẽ có dấu hiệu đầu tiên là đau lưng sau phổi
Thoát vị đĩa đệm sẽ có dấu hiệu đầu tiên là đau lưng sau phổi

Thoát vị đĩa đệm thường xuất kèm theo thêm những triệu chứng như tê bì chân tay, đau lan rộng sang hai bả vai và hai tay, nửa người trên trở nên yếu ớt.

Các bệnh tim mạch

Trên lâm sàng ghi nhận rất nhiều trường hợp đau lưng sau phổi kết hợp với đau thắt lồng ngực, khó thở, chóng mặt, buồn nôn. Đây là các biểu hiện của bệnh tim mạch, bạn đọc cần đặc biệt chú ý.

Dựa trên các nguyên nhân gây bệnh, có thể khẳng định rằng, đau lưng sau phổi là một triệu chứng đáng lưu tâm. Dù là do nguyên nhân nào, người bệnh cũng có thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm. Do vậy, nếu thấy xuất hiện cơn đau trên 5 ngày thì cần tìm ngay đến bệnh viện để được thăm khám.

Cách điều trị đau lưng sau phổi

Khi thấy các cơn đau lưng vùng phổi, thì trước tiên, bạn đọc nên hạn chế vận động mạnh, nghỉ ngơi hợp lý và theo dõi cẩn thận.

Khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm, khám lâm sàng, cận lâm sàng, chụp x-quang, CT,…để tìm ra nguyên nhân chính gây ra bệnh và có phương hướng điều trị cho phù hợp.

Tây y điều trị đau lưng sau phổi

Mỗi bệnh lý sẽ được điều trị theo từng phá đồ riêng. Đối với các bệnh liên quan đến phổi và tim mạch, người bệnh có thể phải phẫu thuật, cấp cứu và triệu chứng đau sau lưng tại vùng phổi sẽ tự hết sau khi điều trị.

Với trường hợp các bệnh về xương khớp, bệnh nhân sẽ được kê sử dụng các loại thuốc hỗ trợ giảm đau, chống viêm, giãn cơ. Ngoài ra, việc điều trị còn kết hợp với các biện pháp trị liệu như nắn xương, xoa bóp, châm cứu bấm huyệt để các phần cơ xương có thể hoạt động bình thường trở lại.

Nhóm thuốc thường kê toa để giảm đau bao gồm:

  • Nhóm giảm đau không kê đơn như paracetamol cho các trường hợp nhẹ.
  • Nhóm giảm đau chứa corticoid tác dụng nhanh, mạnh cho các trường hợp đau nặng, kéo dài.
  • Nhóm giãn cơ gây tê toàn thân đối với phải sống chung với bệnh.

Dựa theo tình trạng bệnh và cơ địa mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp nhất. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ ý kiến của bác sĩ để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi nhất.

Điều trị bằng phương pháp Đông y

Theo quan điểm của Đông y, chứng đau lưng sau phổi là do tác động của các yếu tố như hàn thấp, thấp nhiệt, can thận hư, huyết ứ, dương hư, phế hư, nhiệt uất bế khí gây ra.

So với việc điều trị bằng Tây y thì các thầy thuốc Đông y sẽ chữa trị các bệnh về xương khớp tốt hơn là bệnh tim phổi do tính chất dai dẳng của các bệnh lý này.

Phương pháp Đông y sẽ không gây áp lực lớn lên dạ dày, gan, thận như Tây y
Phương pháp Đông y sẽ không gây áp lực lớn lên dạ dày, gan, thận như Tây y

Các bài thuốc Đông y đều được phối ngũ từ dược liệu thiên nhiên nên an toàn, lành tính và phải kiên trì mới thấy tác dụng rõ rệt. Do vậy, bệnh nhân không nên bỏ dở giữa chừng, đúng đúng thuốc, đúng liệu trình thì bệnh sẽ tự khắc thuyên giảm.

Một số bài thuốc Đông y thường được kê bao gồm:

  • Chỉ khái tán gia giảm gồm: bạch tiền 8g, bách bộ 10g, tử uyển 8g, cát cánh 8g, kinh giới 6g, ma hoàng 3g, trần bì 3g, bán hạ chế 8g, hạnh nhân 8g, cam thảo 3g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
  • Tam ảo thang gia giảm gồm: hạnh nhân 8g, trần bì 3g, bán hạ chế 8g, ma hoàng 3g, kinh giới tuệ 6g, lai phục tử 10g, bạch giới tử 8g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
  • Bổ phế kiện tỳ ôn thận thang gồm: ngũ vị tử 3g, đẳng sâm 10g, thục địa 10g, khoản đông hoa 8g, hoài sơn 12g, bạch linh 12g, hồ đào nhục 12g, thỏ ty tử 10g, chích thảo 3g, địa long 6g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Vật lý trị liệu điều trị đau lưng sau phổi

Điều trị đau lưng sau phổi bằng các biện pháp vật lý trị liệu sẽ giúp giảm đau, tăng sức vận động cho xương khớp và khắc phục các biến chứng teo cơ, cứng khớp.

Các kỹ thuật trị liệu phục hồi chức năng bao gồm:

  • Chống viêm tại chỗ bằng sóng hồng ngoại, sóng siêu âm, sóng ngắn.
  • Điện xung giúp để thư giãn cơ, giảm đau mỏi lưng.
  • Châm cứu là kỹ thuật dùng kim châm để tác dụng vào huyệt đạo lưng gáy của người bệnh để gây tê tạm thời và kích thích cơ thể sản xuất Endorphin giúp giảm đau một cách tự nhiên, đồng thời kích thích tuần hoàn máu đến vị trí bệnh.
  • Diện chẩn là phương pháp được tiến hành bằng cách sử dụng một số dụng cụ chuyên dụng hỗ trợ như que cây lăn dò tìm, hay dùng lực ở tay để tác động trực tiếp vào huyệt vị có liên quan đến chức năng cảm giác và vận động vùng lưng.

Điều trị bằng các mẹo chữa tại nhà

Để giảm bớt cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh, các mẹo dân gian cũng là một biện pháp có thể cân nhắc. Ưu điểm của mẹo chữa dân gian là dễ kiếm, dễ thực hiện. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ, không thể thay thế các phác đồ điều trị của chuyên gia.

Chườm lạnh với đá

Chườm lạnh với đá là phương pháp giảm đau phổ biến. Đá lạnh có tác dụng trên mô mềm khi thấy nóng sốt kèm với đau đớn hoặc do trật lưng khi vận động sai tư thế.

Bạn đọc có thể thực hiện bằng cách cho vài viên đá vào túi chườm hoặc khăn sạch. Sau đó chườm lên vị trí bị đau mỏi từ lưng lên cổ cho tới khi đá tan hoàn toàn.

Massage

Mục đích của massage là giúp máu huyết lưu thông tốt hơn. Từ đó giảm các triệu chứng đau một cách hiệu quả. Đây là phương pháp trị liệu phổ biến, vừa giúp bệnh nhân nhanh qua khỏi cơn đau, vừa hỗ trợ thư giãn cơ, xương và hệ thống dây thần kinh. Trong khi thực hiện massage, có thể cho thêm vài giọt dầu oliu hoặc tinh dầu tràm để tăng hiệu quả trị liệu.

Kéo giãn cột sống

Đau lưng nên tập gì? Câu trả lời là nên kéo giãn cột sống. Khi duy trì lâu một tư thế, bạn đọc nên đứng dậy và đi lại với tần suất 20 phút/lần. Việc đi lại nhẹ nhàng sẽ giúp cơ bắp được thư giãn, cột sống được kéo căng. Đây là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến cột sống.

Các bài tập kéo giãn cột sống đều rất đơn giản, có thể thực hiện tạo nhà
Các bài tập kéo giãn cột sống đều rất đơn giản, có thể thực hiện tạo nhà

Ngoài ra, các bài tập yoga kéo giãn cột sống cũng rất tốt cho bệnh nhân. Người bệnh đau lưng sau phổi nên liên hệ các trung tâm có chuyên môn để được hướng dẫn tập luyện cho đúng.

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh

Khi gặp các triệu chứng đau lưng sau phổi, người bệnh không nên chủ quan mà bỏ lỡ thời điểm vàng trong điều trị, luôn nhớ rằng phòng bệnh hơn chữa bệnh. Cách tốt nhất là bạn đọc cần lưu ý một số biện pháp phòng bệnh sau đây:

  • Hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và hoá chất độc hại.
  • Vận động đúng tư thế, không nên mang vác vật nặng, ngủ sai tư thế, ngủ gục trên bàn, nằm võng, nằm đệm quá cứng hoặc quá mềm.
  • Không nên đấm mạnh vào vùng lưng sau phổi khi thấy đau đớn, thay vào đó là nên massage và chườm lạnh.
  • Luôn tập thể dục, thể thao đúng cách để tăng cường sức khỏe và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Áp dụng một chế độ lành mạnh, ăn giàu canxi, hạn chế rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.
  • Nếu nhận thấy có các dấu hiệu của bệnh, nên đi khám để được chẩn đoán kịp thời.

Trên đây là toàn bộ thông tin tổng hợp về triệu chứng đau lưng sau phổi. Hy vọng đã cung cấp được cho bạn đọc những kiến thức hữu ích. Bên cạnh đó, khi gặp triệu chứng này, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua thuốc giảm đau về sử dụng mà chưa có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Tham khảo thêm

Array

Triệu chứng:

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang

Hệ giải pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang ứng dụng lý luận Ngũ Liệu Khang Kiện trong chữa bệnh xương khớp của Y học Phương Đông, kết hợp khéo léo 5 phương pháp chính gồm: trị liệu, thuốc y học cổ truyền, vận đông, dinh dưỡng cùng các sản phẩm bổ trợ. Với TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN, ĐA CHIỀU, CẢ TẠI VỊ TRÍ ĐAU và CĂN NGUYÊN GÂY BỆNH, giúp RÚT NGẮN THỜI GIAN, HIỆU QUẢ BỀN VỮNG nhất. Hiện nay, hệ giải pháp được hội đồng chuyên gia đầu ngành tại Đông Phương Y Pháp tiến hành xây dựng, điều trị thành công trên hàng nghìn bệnh nhân.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Phùng Hải Đăng

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Đặt lịch khám chữa bệnh

08/09

hôm nay

09/09

Ngày mai

10/09

Ngày kìa

+

Khác