Đau cổ là hiện tượng gì? Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả nhất

Ngày cập nhật: 13/03/2024 Biên tập viên: Trần Hoa

Đau cổ là vấn đề thường gặp trong cuộc sống hiện nay ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do căng thẳng kéo dài, ngồi lâu một tư thế hay là dấu hiệu của bệnh lý xương khớp. Vậy bệnh có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị ra sao? Mọi thông tin chi tiết được cung cấp trong bài viết dưới đây. 

Đau cổ là hiện tượng gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Trong giải phẫu y khoa, cổ là bộ phần nối đầu với phần thân và các chi của cơ thể. Cổ gồm 7 đốt sống ký hiệu từ C1 đến C7, giữa các đốt sống là các đĩa đệm giữ vai trò giảm xóc và đảm bảo sự linh hoạt tối đa của bộ phận này. Những đốt sống cổ được nối với nhau bởi các cặp khớp nhỏ hay còn gọi là khớp mặt và các dây chằng giúp cổ thực hiện các hoạt động xoay, nghiêng đầu và di chuyển.

Ngoài xương, tại vùng cổ có dây thần kinh, thực quản, khí quản, hệ bạch huyết,…Mỗi cơ quan đều có chức năng riêng biệt, bất kỳ cơ quan nào bị tổn thương đều có thể gây ra tình trạng đau quanh cổ. 

Đau cổ là bị gì? Chúng ta thường hay gặp phải tình trạng xuất hiện cảm giác đau cứng ở vùng cổ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là lao động nặng, hoạt động quá sức, sai tư thế, chấn thương ảnh hưởng đến vùng cổ. Người bệnh có thể bị đau 1 bên cổ, đau cả 2 bên hoặc đau quanh cổ. 

Tuy nhiên, nhiều trường hợp tình trạng đau cứng cổ là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng, người bệnh cần thăm khám và điều trị sớm tránh biến chứng nguy hiểm. Theo thống kê, cứ 3 người thì có 1 người gặp phải tình trạng này 1 năm một lần. Và tỷ lệ phụ nữ gặp phải tình trạng này cao hơn người nam và tăng dần theo độ tuổi.

Đau cổ là vấn đề sức khỏe thường gặp
Đau cổ là vấn đề sức khỏe thường gặp

Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Theo bác sĩ Doãn Hồng Phương – Giám đốc Trung tâm Đông phương Y pháp cho biết, tình trạng đau 1 bên cổ, hay cả 2 bên không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhiều trường hợp, đau cổ khó thở và có thể dẫn đến tàn tật và là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng như bệnh tiểu khung, người bệnh bị ung thư di căn hay bệnh lý về tủy,… 

Vì thế, nếu người bệnh gặp phải tình trạng đau 1 cổ, đau 2 bên cổ kéo dài, đau lan tỏa đến các chi cần đến cơ sở y tế để thăm khám để bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh tốt nhất. 

Nhận biết các dạng đau cổ phổ biến

Bác sĩ Hồng Phương cho biết, phục thuộc vào thời gian, nguyên nhân mà có thể chia bệnh lý này thành nhiều dạng đau cổ khác nhau. Dựa vào thời gian, bệnh được chia thành cấp tính và mãn tính.

  • Đau cổ cấp tính: Người bệnh xuất hiện cơn đau đột ngột, bất ngờ và thường bị do tác động sinh lý như ngồi quá lâu một tư thế, nằm sai tư thế, gặp chấn thương, … Cơn đau sẽ thuyên giảm nhanh chóng sau một thời gian ngắn. 
  • Đau cổ mạn tính: Đây là tình trạng bệnh diễn ra trong thời gian dài và thường xuyên tái đi tái lại. Bên cạnh cơn đau tại vùng cổ, cơn đau lan xuống vùng cánh tay,  vai gáy, đinh đẩu. Cơn đau càng nghiêm trọng khi vận động. 
Nhận biết dạng đau cổ để điều trị bệnh hiệu quả
Nhận biết dạng đau cổ để điều trị bệnh hiệu quả

Ngoài ra, tùy thuộc vào vị trí đau, nguyên nhân thì đau quang cổ được chia thành một số loại phổ biến:  

  • Đau cơ: Cơ cổ của người bệnh xuất hiện các nút cứng và mềm khi chạm vào. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do vận động, lao động quá sức, hoặc căng thẳng kéo dài. 
  • Đau do thắt cơ cổ: Tình trạng cơn đau quanh cổ siết lại, cổ bị căng và không thể quay đầu sang 2 bên 
  • Đau đầu – cổ: Xuất hiện cơn đau âm ỉ, ở phần trên cổ và phần sau của đầu của người bệnh. Tình trạng đau nghiêm trọng hơn khi di chuyển, nghiêng cổ. 
  • Đau khớp cổ: Người bệnh bị đau nhức tại vùng cổ và kéo lên khớp mặt. Tình trạng đau nghiêm trọng hơn khi bạn nghiêng đầu về phía bị đau, đôi khi có thể an tới vai hoặc lưng. Ở một số trường hợp, người bệnh bị viêm khớp thường xuất hiện cơn đau khi mới ngủ dậy hoặc sau một thời dài không vận động cổ 
  • Đau dây thần kinh: Tình trạng đau cứng cổ diễn ra khi dây thần kinh cột sống chèn ép hoặc kích thích xuất hiện cơn đau tại đây và có thể kèm theo cảm giác kim châm. Tùy thuộc vào dây thần kinh bị chèn ép mà cơn đau tại vùng cổ có thể lan xuống nhiều bộ phận khác của cơ thể như cánh tay, bàn tay, … 
  • Đau lan tỏa: Bệnh lý xảy ra khi một bộ phận khác của cơ thể gặp vấn đề như tim, thực quản,… 
  • Đau xương: Khi gặp phải tình trạng đau xương người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm, bởi đây có thể dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng 

Người bệnh bị đau cổ là do đâu?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau 1 bên cổ, đau 2 bên cổ trong đó bao gồm nguyên nhân cơ học và nguyên nhân bệnh lý. 

Nguyên nhân cơ học

Một số nguyên nhân cơ học dẫn đến tình trạng đau quanh cổ như: 

  • Căng cơ: Tình trạng này xảy ra khi người bệnh căng cơ do một số hoạt động như ngồi làm việc lâu dài, chấn thương, hay tính chất công việc ngửa đầu ra sau nhiều 
  • Chấn thương cổ: Người bệnh gặp chấn thương cổ do ngã, luyện tập thể thao dẫn đến đau cứng cổ 
  • Whiplash: Tình trạng đau cứng cổ xảy ra khi có sự cử động đột ngột tác động mạnh vào vùng cổ gây nên chấn thương cơ, người bệnh bị đau và khó cử động một thời gian. 
Người bệnh bị chấn thương ở vùng cổ
Người bệnh bị chấn thương ở vùng cổ

Nguyên nhân bệnh lý

Đau cổ là dấu hiệu của bệnh gì? Theo chuyên gia khuyến cáo, đây là dấu hiệu một số bệnh lý nguy hiểm, trong đó kể đến: 

  • Thoái hóa cột sống cổ: Tình trạng này thường xảy ra ở người lớn tuổi khi đốt sống cổ bị thoái hóa, đĩa đệm bị nứt, rách hình thành nên các gai xương gây nên cơn đau ở vùng cổ. Bệnh kéo dài, cơn đau lâu lan sang nhiều vị trị khác như vùng chẩm, hốc mắt 
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là khi đĩa đệm cột sống bị phình ra, rách hoặc dứt khiến phần nhân nhầy bên trong tràn ra ngoài chèn ép dây thần kinh gây nên cơn đau ở vùng cổ và nhiều cơ quan khác như vai, cánh tay,.. 
  • Bệnh viêm khớp cột sống: Tình trạng đau quanh cổ là dấu hiệu của nhiều bệnh xương khớp cột sống như viêm cột sống dính khớp, bệnh gout, viêm khớp dạng thấp,… 
  • Nhiễm trùng cột sống cổ: Những tác nhân ngoại lai như vi khuẩn, nấm, virus xâm nhập vào tủy sống mô thông qua đường máu tấn công những thành phần của cột sống gây nên triệu chứng đau cứng cổ kéo dài. Hiện nay có nhiều loại nhiễm trùng cột sống khác như viêm tủy xương cột sống, viêm đĩa đệm, áp xe ngoài màng cứng,… 
  • Căng thẳng kéo dài: Nhiều nghiên cứu chỉ ra, người bệnh căng thẳng kéo dài cũng có thể gây đau cứng cổ,… 
  • Một số bệnh mãn tính khác: Những cơn đau tại vùng cổ có thể dấu hiệu của một số bệnh lý như: vôi hóa sụn khớp, u cột sống cổ, hội chứng Sjogren,… 

Ngoài ra, nhiều trường hợp bác sĩ không tìm được nguyên nhân gây nên tình trạng này được gọi là đau cổ không đặc hiệu. 

Thoát vi đĩa đệm cổ là nguyên nhân dẫn đến đau cổ thường xuyên ở người bệnh
Thoát vi đĩa đệm cổ là nguyên nhân dẫn đến đau cổ thường xuyên ở người bệnh

Dấu hiệu nhận biết đau cổ

Tình trạng đau quanh cổ cổ do nguyên nhân sinh lý sẽ chấm dứt sau một thời gian ngắn, nhưng nếu đây là dấu hiệu của một số bệnh lý người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị khi nhận biết một số dấu hiệu: 

  • Đau cứng cổ không thể cử động, người bệnh có thể đau 1 bên cổ, đau cả 2 bên đau từ cổ xuống lưng, đau xương cổ trước, 
  • Người bệnh xuất hiện một số triệu chứng đi kèm như buồn nôn, nôn, chóng mặt, mất kiểm soát với bàng quang hoặc ruột 
  • Sút cân đột ngột, bị sốt và cảm giác ớn lạnh 
  • Cơn đau kéo dài không đổi khi bạn đang nghỉ ngơi hay vận động 
  • Xuất hiện cảm giác ngứa ran, cử động cánh tay, ngón tay khó khăn 
  • Chân bị yếu và khó giữ thăng bằng 

Cách điều trị đau cổ hiệu quả theo chuyên gia khuyến cáo

Theo bác sĩ Doãn Hồng Phương cho biết, tùy thuộc vào nguyên gây bệnh, mức độ nghiêm trọng của bệnh người bệnh lựa chọn phương pháp điều trị khác nhau 

Vận động cơ thể thường xuyên

Người bệnh cần luyện tập một số bài tập đơn giản liên quan đến cổ giúp hạn chế tình trạng căng cơ, tránh tình trạng cổ bị cứng và đau. Hơn nữa, trong quá trình làm việc cần giữ tư thế thẳng lưng và không nên cúi gập cổ mạnh 

Mẹo dân gian trị hỗ trợ điều trị bệnh

Mẹo dân gian sử dụng thảo dược tự nhiên, được nhiều bệnh nhân đánh giá an toàn, không gây tác dụng phụ. Một số bài thuốc dân gian người bệnh có thể áp dụng như:

  • Ngải cứu và mật ong: Ngải cứu và mật ong được biết là thảo dược điều trị đau hiệu quả. Bạn sử dụng ngải cứu rửa sạch giã nát và cắt lấy nước cốt sau đó trộn với mật ong giúp cơn đau cứng cổ thuyên giảm.
  • Lá lốt: Hoạt chất ancaloit, beta-caryophylen trong lá lốt hoạt động như kháng sinh tự nhiên giúp giảm đau nhức, chống viêm phục hồi tổn thương hiểu quả. Bạn giã nát lá lốt sao trên chảo sau đó bọc trong khăn chườm lên vùng cổ bị đau giúp thuyên giảm nhanh cơn đau..
  • Cây cỏ xước: Giảm đau nhức, tê bì, thúc đẩy lưu thông khí huyết,…là những công dụng đã được chứng thực. Mỗi ngày sắc 100 – 300g cỏ xước để uống, chia thành 3 lần/ngày.

Tuy nhiên bài thuốc dân gian chỉ tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, giảm cơn đau tức thời. Hơn nữa phương pháp dựa theo kinh nghiệm dân gian đúc kết lại và lưu truyền chưa được kiểm chứng khoa học. Do đó trước khi sử dụng, người bệnh hỏi ý kiến bác sĩ. 

Lá lốt là cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ an toàn và hiệu quả
Bài thuốc từ lá lốt giúp nhanh tình trạng đau cứng cổ

Sử dụng thuốc Tây Y

Điều trị bằng Tây y luôn là sự ưu tiên lựa chọn của nhiều bệnh nhân hiện nay giúp giảm nhanh cơn đau, tình trạng đau cứng cổ. Một số thuốc được sử dụng như: 

  • Nhóm thuốc giảm đau: Thuốc tác dụng giảm đau nhanh chóng, bạn tham khỏa một số thuốc giảm đau như Aspirin, Paracetamol…
  • Nhóm thuốc giãn cơ: Thuốc chấm dứt tình trạng co thắt cơ, co cứng cô từ đó giúp giảm cơn đau cổ. Bạn tham khảo một số loại thuốc được sử dụng như Myonal, Mydocalm,Diazepam,…
  • Nhóm thuốc chống viêm: Thuốc giảm đau, phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng tại vùng cổ. Bác sĩ thường kê đơn thuốc Diclofenac, Piroxicam, Meloxicam Celecoxib,,…
  • Thuốc giảm đau dành cho hệ thần kinh: Bạn đọc tham khảo thuốc Gabapentin, Pregabalin,…

Ngoài ra, ở một số trường hợp cơn đau cứng cổ nghiêm trọng, người bệnh sẽ cần tiêm steroid cùng với gây tê rễ thần kinh và xương khớp.

Thuốc tây giúp giảm nhanh cơn đau nhức, tuy nhiên thuốc chứa nhiều tác dụng phụ sử dụng trong thời gian dài ảnh hưởng đến gan thận. Do đó người bệnh trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng theo chỉ định. 

Sử dụng thuốc Đông Y chấm dứt cơn đau tận gốc

Bài thuốc Đông với thành phần là thảo dược tự nhiên đảm bảo an toàn lành được nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng. Bài thuốc giúp giảm đau, tán ứ, thông kinh lạc điều trị cơn đau tại đây hiệu quả. Một số bài thuốc Đông y bạn có thể tham khảo như:

Bài thuốc Can khương Thương truật Phục linh thang: Sắc thuốc và uống 3 lần trong ngày các nguyên liệu sau:

  • 12g mỗi nguyên liệu phục linh, xuyên khung, ý dĩ 
  • 8g mỗi nguyên liệu can khương, thương truật, quế chi, cam thảo 

Bài thuốc bổ thận tráng cân thang: Sắc thuốc uống bằng các thảo dược:

  • 16g thục địa 
  • 12g mỗi nguyên liệu đương quy, ngưu tất, ngũ gia bì,tục đoạn, bạch linh, đỗ trọng, 
  • 10g thanh bì và 8g sơn thù

Những thảo dược trên sắc uống theo chỉ định, cơn đau thuyên giảm sau một thời gian

Bài thuốc thư cân hoạt huyết thang: Sắc thuốc với nước ấm và uống 3 lần/ngày. Bài thuốc gồm những thảo dược: 

  • 16g mỗi loại tục đoạn, đỗ trọng, ngũ gia bì, ngưu tất
  • 12g mỗi thảo dược phòng phong, độc hoạt, khương hoạt, đương quy 
  • 10g kinh giới và hồng hoa 
  • 8g chỉ xác và thanh bì

Bài thuốc Đông tương đối an toàn, lành tính, nhưng bài thuốc điều trị bệnh từ căn nguyên nên mang đến hiệu quả chậm, đòi hỏi bệnh nhân cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài. Hơn nữa cần lựa chọn cơ sở YHCT uy tín, thăm khám bởi bác sĩ tay nghề cao.

Bài viết đã nêu ra những thông tin cơ bản của chứng bệnh đau cổ, đây là tình trạng phổ biến nhiều bệnh nhân gặp phải. Khi tình trạng đau cứng cổ kéo dài, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế thăm khám và điều trị đúng cách.

Array

Triệu chứng:

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

08/09

hôm nay

09/09

Ngày mai

10/09

Ngày kìa

+

Khác