Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
[Giải Đáp] Thời Gian Phục Hồi Sau Tai Biến Mất Bao Lâu?
Không chỉ đe dọa đến tính mạng, tai biến mạch máu não còn để lại nhiều di chứng nguy hiểm như méo miệng, liệt nửa người, nóng ngọng… Vì thế, phục hồi chức năng hậu tai biến là điều vô cùng cần thiết. Do đó, thời gian phục hồi sau tai biến mất bao lâu là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Tai biến mạch máu não là gì? Để lại di chứng nguy hiểm nào?
Tai biến mạch máu não là bệnh lý gây ra bởi tình trạng máu không đủ cung cấp cho não, có thể do tắc mạch máu não, chảy máu não hoặc một vài nguyên nhân khác. Các bộ phận của não thiếu máu não bị tổn thương, dẫn đến một số di chứng nguy hiểm như rối loạn nhận thức, rối loạn vận động, rối loạn ngôn ngữ…Tai biến mạch máu não cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong trên toàn cầu.
Không chỉ đe dọa đến tính mạng, tai biến mạch máu não còn để lại không ít di chứng nguy hiểm về sau. Tùy thuộc vào mức độ bệnh, độ tuổi và vị trí tổn thương của não mà tai biến có thể để lại một số di chứng như:
- Suy giảm trí nhớ: Người bị tai biến mạch máu não có thể gặp các vấn đề nhận thúc như kém tập trung, rắc rối về tư duy, không tỉnh táo, trí nhớ suy giảm…
- Rối loạn ngôn ngữ: Một trong những di chứng thường gặp của tai biến là nói ngọng, nói lắp, không thể diễn đạt hết ý khi nói…
- Rối loạn đường tiết niệu: Hiện tượng này có thể gây tiểu không tự chủ hoặc bí tiểu.
- Biến chứng về thể chất: Sau tai biến, người bệnh có thể bị suy nhược cơ thể, khó nuốt, khó nhai, thậm chí liệt cả hai bên cơ thể…
- Một số vấn đề tâm lý: Tai biến nhẹ cũng ảnh hưởng đến một số vấn đề tâm lý như trầm cảm, phiền muộn, khó kiểm soát cảm xúc…
Phục hồi chức năng sau tai biến quan trọng thế nào?
Theo một số nghiên cứu, phục hồi chức năng sau tai biến là một trong những biện pháp hiệu quả giúp bệnh nhân sớm bình phục và có thể sinh hoạt bình thường. Cụ thể, phục hồi sau tai biến giúp bệnh nhân khôi phục khả năng vận động, khả năng nói lưu loát, từ đó có thể độc lập trong sinh hoạt hàng ngày.
Khi bệnh nhân hồi phục sẽ không còn cảm giác tự ti. Bên cạnh đó, phục hồi chức năng sau tai biến còn giúp phòng ngừa viêm phổi, teo cơ, biến dạng khớp, loét tì do nằm lâu ngày, giúp giảm thời gian và chi phí nằm viện.
Một số phương pháp phục hồi chức năng sau tai biến phổ biến như:
- Phục hồi chức năng: Đây được xem là phương pháp cơ bản trong quá trình phục hồi chức năng sau tai biến. Dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế, người bị tai biến sẽ tập luyện và sử dụng máy móc, dụng cụ để phục hồi chức năng.
- Điều trị bằng y học dân tộc: Phục hồi sau tai biến có thể được điều trị bằng một số phương pháp y học dân tộc như châm cứu tai biến tại các huyệt trên cơ thể, điện châm, thủy châm…
Thời gian phục hồi sau tai biến có nhanh không? Tiến trình ra sao?
Thời gian phục hồi sau tai biến nhanh hay chậm, có thể phục hồi hoàn toàn hay không phụ thuộc vào nhiều tố như mức độ nghiêm trọng của cơn tai biến, biến chứng liên quan, hiệu quả của việc điều trị ban đầu…
Thời gian phục hồi sau tai biến thường kéo dài bao lâu?
Một số bệnh nhân nhanh chóng khỏe lại sau tai biến nhưng hầu hết cần phải có thời gian phục hồi lâu dài. Thời gian phục hồi có hể vài tuần, vài tháng, thậm chí vài năm. Theo các bác sĩ, tốc độ phục hồi thường cao nhất trong tháng đầu tiên sau khi bệnh nhân bị tai biến. Tuy nhiên, nhiều người phải kiên trì cải thiện từ 1 – 1.5 năm, thậm chí phải chấp nhận sống chung với các di chứng suốt đời.
XEM THÊM: Chăm Sóc Bệnh Nhân Tai Biến Liệt Nửa Người Thế Nào Đúng Cách?
Tiến trình phục hồi sau tai biến ra sao?
Phục hồi chức năng cho người bị tai biến là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì của cả gia đình. Thời gian phục hồi ở mỗi người là khác nhau nhưng nhìn chung, sau khi trải qua cơn tai biến, bệnh nhân thường được áp dụng tiến trình phục hồi như sau:
- Ngày đầu tiên: Người bệnh được cấp cứu tại các cơ sở y tế để giải quyết vấn đề lưu thông máu trong não, ổn định tình trạng bệnh. Trường hợp nguyên nhân gây tai biến do thiếu máu cục bộ thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc làm tan cục máu đông. Nếu bệnh nhân xuất huyết não thì phải can thiệp bằng phẫu thuật. Theo các bác sĩ, người tai biến cần phục hồi chức năng càng sớm càng tốt, thường là sau ngày đầu tiên. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán, theo dõi và đưa ra hướng trị liệu phù hợp.
- Phục hồi trong tuần đầu tiên: Bệnh nhân tai biến thường nằm viện từ 5 -7 ngày. Trong thời gian này, bác sĩ tiếp tục theo dõi, áp dụng các buổi trị liệu và điều chỉnh kế hoạch phục hồi chức năng cho phù hợp với người bệnh. Trong tuần đầu tiên, bác sĩ chủ yếu tìm ra phương pháp trị liệu phù hợp nhất cho bệnh nhân. Kế hoạch phục hồi sau tai biến có thể bao gồm liệu pháp ngôn ngữ, vật lý trị liệu, liệu pháp tâm lý, sử dụng thuốc…Sau một tuần, bệnh nhân có thể xuất viện và tiếp tục phục hồi chức năng tại nhà. Khi xuất viện, người bệnh không nhất phải khỏe mạnh hoàn toàn mà chỉ cần thực hiện hầu hết sinh hoạt hàng ngày dưới sự trợ giúp của người thân.
- 3 tháng đầu: Đây được xem là thời gian phục hồi sau tai biến cho hiệu quả tốt nhất. Phần lớn bệnh nhân sẽ tham gia và hoàn thành chương trình trị liệu tại các trung tâm phục hồi chức năng nhằm lấy lại các chức năng cơ bản giống như trước. Một số bệnh nhân có thể phục hồi tự phát khi não tìm ra những cách thức mới để thực hiện nhiệm vụ trước đó. Bên cạnh đó, một số bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng viêm phổi, nhồi máu cơ tim hoặc tai biến lần nữa trong thời gian phục hồi sau tai biến.
ĐỌC THÊM: Cách Sơ Cứu Tai Biến Tại Nhà Và Lưu Ý Không Thể Bỏ Qua
- 6 tháng sau tai biến: Thời gian phục hồi sau tai biến của nhiều bệnh nhân có thể kéo dài tới 6 tháng hoặc lâu hơn. Sau 6 tháng, khả năng phục hồi vẫn diễn ra nhưng sẽ chậm hơn. Một số bệnh nhân phục hồi hoàn toàn song vẫn nên đi khám bác sĩ định kỳ để có biện pháp ngừa đột quỵ trong tương lai. Với bệnh nhân chưa phục hồi hoàn toàn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc hoặc đề nghị thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục và thực hiện lối sống lành mạnh. Điều này giúp nâng cao khả năng giao tiếp, làm việc và giảm thiểu nguy cơ tái phát tai biến lần 2.
Lưu ý cần nhớ trong thời gian phục hồi sau tai biến
Để quá trình phục hồi sau tai biến nhanh chóng và đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh và gia đình cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Trong thời gian phục hồi sau tai biến, người bệnh cần loại bỏ hoàn toàn các yếu tố có nguy cơ gây tai biến mạch máu não như hút thuốc, ăn mặn..
- Chế độ dinh dưỡng khoa học là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình phục hồi sau tai biến. Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh để thúc đẩy quá trình phục hồi sau tai biến. Hoa quả chính, rau củ, sữa…là những thực phẩm chứa nhiều kali, giúp lợi tiểu, giảm huyết áp.
- Nên cho bệnh nhân ăn thức ăn dạng lỏng, mềm như cháo, súp, sữa…để dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn.
- Có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành 3 – 4 bữa, tuyệt đối không ăn quá no, gây áp lực đến hệ tiêu hóa.
- Người bệnh cũng cần hạn chế tối đa các thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối, thịt hun khói, xúc xích…
- Các chất kích thích như gia vị cay, rượu, trà, cà phê… cũng cần phải hạn chế.
- Với người cao tuổi cần chú ý giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, tránh tai biến tái phát.
Thời gian phục hồi sau tai biến có thể kéo dài, dễ làm bệnh nhân chán nản. Vì vậy, gia đình cần luôn ở bên, động viên và đảm bảo phác đồ điều trị của bác sĩ để người bệnh sớm trở lại cuộc sống bình thường.