Các Cách Bấm Huyệt Trị Ho Cho Trẻ Đơn Giản, Hiệu Quả Nhất

Ngày cập nhật: 04/04/2024 Biên tập viên: Thu Hà
Đánh giá bài viết

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, các cách bấm huyệt trị ho cho trẻ cũng được rất nhiều phụ huynh áp dụng để giúp các bé cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, bấm huyệt trị cho cho bé có thực sự mang lại hiệu quả giảm ho, giảm đau họng không? Bài viết dưới đây của Đông Phương Y Pháp sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này. 

Bấm huyệt trị ho cho trẻ có hiệu quả không?

Ho là một phản ứng sinh lý hết sức bình thường của cơ thể khi có vật lạ cản trở đường hô hấp. Song sẽ rất nguy hiểm nếu người bệnh nếu tình trạng này kéo dài trên 3 tuần. Được biết, ho lâu ngày có thể xuất phát từ các bệnh lý như viêm xoang, trào ngược dạ dày, viêm phế quản mãn tính,… Kèm theo đó là cảm giác đau họng, khó thở, ợ chua, thậm chí là ho ra máu,… Điều này càng nghiêm trọng hơn khi đối tượng bị ho là trẻ em.

Để giảm ho, bệnh cạnh việc đưa trẻ tới bệnh viện thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Có không ít bà mẹ còn áp dụng các cách bấm huyệt trị ho cho trẻ tại nhà. Tuy nhiên cách làm này vẫn còn gây nhiều tranh cãi về tính hiệu quả và an toàn cho bé.

Bấm huyệt trị ho cho trẻ được rất nhiều người áp dụng
Bấm huyệt trị ho cho trẻ được rất nhiều người áp dụng

Trên thực tế, hiệu quả của việc bấm huyệt chữa ho đã được khoa học hiện đại nghiên cứu và ghi nhận. Nếu biết cách xác định chính xác vị trí huyệt đạo, tác động hợp lý, bấm huyệt  sẽ mang lại những lợi ích vô cùng lớn với sức khỏe của bé, nhất là việc cải thiện các bệnh liên quan tới đường hô hấp.

Phương pháp day, ấn vào các huyệt đạo bằng sức của ngón tay có thể kích thích cơ học lên da, cơ, mạch máu và dây thần kinh. Từ đó mang lại công dụng làm ấm cơ thể, tăng cường điều hòa hơi thở cũng như thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, loại bỏ huyết ứ và làm giảm rát vùng họng. Các bé lúc này sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và tình trạng ho hay đờm dịch cũng giảm đi rõ rệt.

Các cách bấm huyệt trị ho cho trẻ hiệu quả

Cách bấm huyệt trị ho cho trẻ khá đa dạng, tuy nhiên để mang lại hiệu quả, đảm bảo an toàn, cha mẹ cần thực hiện đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ. Chi tiết như sau:

Bấm huyệt chữa ho cho bé với huyệt Thái Uyên

Tác động lên huyệt Thái Uyên của bé đúng cách sẽ hỗ trợ trị ho vào ban đêm hoặc sáng sớm. Đồng thời làm giảm tình trạng đau, ngứa rát cổ họng rất tốt.

Cách thực hiện:

  • Huyệt Thái Uyên của trẻ nằm ở cổ tay, khúc gập lại với cơ thể, chính là phần lõm vào ngay dưới đuôi ngón tay cái.
  • Dùng ngón cái của bạn bấm vào huyệt này liên tục 14 lần trong vòng 3 phút.
  • Lưu ý, nếu trẻ dưới 24 tháng tuổi, cha mẹ cần áp dụng với lực nhẹ để tránh làm đau bé.
Bấm huyệt chữa ho cho bé với huyệt Thái Uyên
Bấm huyệt chữa ho cho bé với huyệt Thái Uyên

Bấm huyệt giảm ho cho bé thông qua huyệt Xích Trạch

Khi tác động lên huyệt Xích Trạch sẽ giúp cơ thể bé đào thải độc tố, làm sạch phổi, giảm ho và tình trạng viêm họng rất tốt. Việc bấm huyệt trị ho khan bằng huyệt Xích Trạch sẽ cho hiệu quả rõ rệt sau 4 – 5 ngày thực hiện.

Cách thực hiện:

  • Huyệt Xích Trạch được xác định bằng cách đưa bàn tay về phía trước, sau đó gập khuỷu tay lại. Lúc này bạn sẽ thấy vị trí huyệt đạo cần tìm nằm giữa sợi gân to và đường ngấn khuỷu tay.
  • Khi đã xác định được huyệt vị, bạn cho bé duỗi thẳng tay ra và dùng 4 ngón tay massage xung quanh huyệt để làm nóng.
  • Tiếp tục dùng tay day bấm huyệt vị này của trẻ trong 1 phút.
  • Thực hiện tương tự với huyệt Xích Trạch ở bên tay còn lại.

Trị ho cho trẻ bằng cách bấm huyệt Phong Trì

Phong Trì là huyệt đạo thứ 20 của nhóm Kinh Đơm, hội với mạch Dương Duy. Xét theo nghĩa, “Phong” có nghĩa là  gió, chỉ những tác nhân gây bệnh bên ngoài và tính chất diễn biến, tiến triển của bệnh. Còn “Trì” là cái ao, chỗ hõm. Từ đó có thể hiểu Phong Trì là huyệt nằm trong góc hõm được tạo nên bởi các khối cơ vùng cổ gáy và được xem là nơi phong tà xâm nhập, gây ra các bệnh lý phong nhiệt, phong hàn.

Huyệt Phong Trì trong Y học cổ truyền thường được ứng dụng để khu phong, thanh nhiệt, giải biểu, thông nhĩ, minh nhục và sơ tà khí. Đồng thời cải thiện chứng ho rát, ho khan, giảm mệt mỏi, đau nhức, đau đầu cũng như hỗ trợ trị bệnh viêm họng hạt.

Cách thực hiện:

  • Huyệt nằm ở phần lõm phía sau gáy, phần lõm của cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ.
  • Dùng 4 ngón tay bám vào đầu bé để làm điểm tựa, còn ngón cái ấn vào vị trí huyệt.
  • Nhẹ nhàng day day vào huyệt trong khoảng 3 phút cho tới khi huyệt nóng lên thì dừng lại.
  • Mỗi ngày bấm huyệt cho bé từ 2 – 3 lần để đạt được hiệu quả giảm ho tốt nhất.

Bấm huyệt chữa ho cho trẻ với huyệt Dũng Tuyền

Khi nhắc tới các cách bấm huyệt trị ho cho trẻ, chúng ta không thể bỏ qua huyệt Dũng Tuyền. Bàn chân được xem là “trái tim thứ hai” của con người, bởi đây là nơi tập hợp hơn 300 huyệt đạo khác nhau.

Việc massage, bấm huyệt bàn chân giúp thư giãn gân cốt, đả thông kinh mạch. Vì thế, khi làm nóng huyệt Dũng Tuyền ở chân, chúng sẽ giúp lưu thông khí huyết, làm nóng bàn chân rồi từ từ lan ra khắp cơ thể. Nhờ đó cải thiện đáng kể cơ ho do cơ thể bị nhiễm lạnh. Tuy nhiên cách bấm huyệt chữa ho cho trẻ này không nên thực hiện quá thường xuyên để tránh gây phản tác dụng.

Bấm huyệt chữa ho cho trẻ với huyệt Dũng Tuyền
Bấm huyệt chữa ho cho trẻ với huyệt Dũng Tuyền

Cách thực hiện:

  • Cho trẻ ngâm chân với nước ấm rồi lau cho chân khô ráo.
  • Dùng dầu dầu khuynh diệp để bôi vào huyệt Dũng Tuyền ngay tại dưới gan bàn chân.
  • Lấy ngón tay day huyệt với tần suất 3 lần, mỗi lần thực hiện 15 phút.
  • Mang tất ngay sau khi bấm huyệt cho trẻ.

Trẻ bị ho bấm huyệt Khổng Tối

Massage bấm huyệt Khổng Tối là một trong những cách hỗ trợ giảm ho cho trẻ được nhiều bà mẹ áp dụng. Biện pháp này thường được tiến hành ở những bé bị bệnh ho liên quan tới phổi như ho lâu dài, ho ra máu hoặc bị viêm họng.

Cách thực hiện:

  • Huyệt Khổng Tối nằm ở đường thẳng nối liền huyệt Thái Uyên ở cổ tay và huyệt Xích Trạch khuỷu tay. Khoảng cách giữa cổ tay, huyệt Khổng Tối là 7 thốn.
  • Dùng ngón trỏ, ngón giữa ấn vào vị trí huyệt đạo này của bé.
  • Giữ nguyên ta cùng lực đạo như vậy trong 2 – 3 phút.
  • Sau đó xoa nhẹ nhàng ở vị trí này cho tới khi bé cảm thấy thoải mái hơn.

Huyệt Liêm Tuyền – huyệt trị ho cho trẻ

Để khắc phục tốt tình trạng ho khan, ho có đờm và đau họng ở bé, cha mẹ có thể dùng tay xoa liên tục vào huyệt Liêm Tuyền cho trẻ. Huyệt vị này nằm chính giữa bờ trên sụn giáp, cách đường ngang trên cuốn hầu 0.2 thốn.

Cha mẹ có thể tác động lên huyệt Liêm Tuyền của trẻ
Cha mẹ có thể tác động lên huyệt Liêm Tuyền của trẻ

Cách thực hiện:

  • Sử dụng ngón cái day ấn huyệt Liêm Tuyền trong 3 phút.
  • Cha mẹ bé tiếp tục trượt ngón cái và ngón trỏ từ trên xuống dưới 2 bên họng trong 3 phút.
  • Lấy ngón cái và ngón trỏ phải đặt nhẹ vào 2 bên sụn yết hầu của trẻ. Lắc đầu bé từ trái qua phải một cách chậm rãi khoảng 20 lần.
  • Để giảm nhanh tình trạng ho khan, có đờm, viêm họng, bạn có thể thực hiện bấm huyệt cho trẻ 2 – 3 lần/ngày và liên tục trong 3 – 5 ngày.

Bấm huyệt Đản Trung

Với các bé gái, huyệt Đản Trung ở vị trí đường ngang qua bở trên hai khớp xương ức thứ 5 của cơ thể. Còn với bé trai, huyệt Đản Trung là điểm giao giữa xương ức và đường nối với hai núm vú.

Khi tác dụng vào huyệt đạo, bệnh nhân sẽ được thông ngực, thanh phế, hóa đàm, giáng nghịch. Đồng thời giúp hô hấp dễ dàng, điều hòa khí tức, giảm tình trạng ho khan, ho kéo dài hoặc khó thở,… Tuy nhiên, đây là huyệt vị khá nhạy cảm nên cần thao tác nhẹ nhàng. Khi bấm huyệt, hãy giúp trẻ có cảm giác thoải mái, tránh để trẻ ăn quá no hoặc quá đói. Trường hợp các bé đang mệt, cha mẹ không nên áp dụng cách bấm huyệt trị ho cho trẻ này.

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Bạn dùng 2 ngón tay cái liên tục xoa vào huyệt Đản Trung theo chiều dọc cho tới khi thấy da lồng ngực của trẻ nóng lên. Để đạt được hiệu quả, mọi người cần thực hiện nhanh nhưng không quá mạnh.
  • Cách 2: Ép 2 ngón tay cái lên phần huyệt đạo để có cảm giác tức tại vị trí cần thực hiện. Sau đó vừa ấn vừa xoay theo chiều kim đồng hồ trong 5 giây. Mỗi lần thực hiện xong nghỉ trong 3 giây rồi tiếp tục thực hiện trong vòng 2 phút và kết thúc.

Cách bấm huyệt Ngư Tế trị ho

Huyệt đạo này nằm ở giáp ranh của vùng da trắng và vùng da đỏ, điểm giữa chiều dài của xương bàn tay 1. Cụ thể là phần nhô lên của bắp thịt tiếp nối với da gan tay và da mu tay ở nơi bụng con cá. Vì thế, chúng có tên là Huyệt Ngư Tế – huyệt thứ 10 thuộc Phế kinh.

Vị trí huyệt Ngư Tế rất dễ xác định
Vị trí huyệt Ngư Tế rất dễ xác định

Ngư Tế huyệt thường được ứng dụng để giảm kích thích cổ họng, giảm ho khan, điều trị ho ra máu, đau đầu, đau sưng cổ họng, lao phổi hoặc sốt.

Cách thực hiện:

  • Xác định huyệt Ngư Tế bằng cách xem ở mặt trong của lòng bàn tay của trẻ. Lấy trung điểm giữa xương bàn ngón tay cái – nơi tiếp giáp phần da tối màu. Sau đó gấp ngón tay nhỏ vào lòng bàn tay, đầu ngón trỏ  vào chỗ ở mô ngón cái chính là huyệt đạo mà bạn cần tìm.
  • Xát nóng phần tay cần thực hiện rồi day huyệt Ngư Tế trong 2 – 3 phút mỗi bên bàn tay.
  • Có thể dùng hai cườm tay xoa vào nhau để nhanh chóng giảm cơn ho cho bé.

Cách bấm huyệt trị ho cho bé bằng huyệt Liệt Khuyết

Thuộc huyệt thứ 7 của Phế Kinh và có công dụng tuyên Phế, khu phong, thông kinh mạch, trị hen suyễn, trị ho. Huyệt Liệt Khuyết thường được sử dụng để điều trị cổ tay đau sưng, đau đầu, cứng cổ gáy, liệt mặt, hen suyễn và do dai dẳng.

Cách thực hiện:

  • Đặt ngón trỏ lên vị trí của huyệt Liệt Khuyết, các ngón tay còn lại nắm lấy bàn tay cần bấm.
  • Day huyệt theo hình tròn với lực đạo vừa phải.
  • Xoa bóp trong khoảng 2 – 3 phút rồi đổi sang tay còn lại.
  • Để tăng hiệu quả cải thiện tình trạng ho, cha mẹ có thể phối huyệt Liệt Khuyết với huyệt Ngư Tế, huyệt Khuyết Bồn. Ngoài ra có thể phối với huyệt Phế Du, huyệt Đản Trung, huyệt Túc Tam Lý để trị ho hàn, ho đờm và đau tức ngực,…

Tác động lên huyệt Phế Du chữa ho cho bé

Đây là huyệt thứ 13 vùng Bàng Quang Kinh và được xem là huyệt Du Bối của Phế Khí với tác dụng phân tán dương khí từ phổi. Cụ thể, khi tác động lên huyệt đạo Phế Du đúng cách, chúng sẽ mang tới hiệu quả điều phế, lý khí, bổ hư lao, thanh hư nhiệt, hòa vinh huyết.

Ngoài ra còn hỗ trợ điều trị lao phổi, viêm  phổi, hen suyễn, đổ nhiều mồ hôi, giúp tăng khí huyết lưu thông cho phổi để giúp người bệnh cảm thấy dễ thở, thoải mái và dễ chịu hơn.

Vị trí huyệt Phế Du
Vị trí huyệt Phế Du

Cách thực hiện:

  • Huyệt Phế Du nằm ở dưới gai đốt sống lưng D3 – D4 và bạn có thể do sang hai bên, mỗi bên 3cm theo chiều ngang.
  • Ấn huyệt trong khoảng 30 giây rồi chuyển lại bên còn lại thực hiện tương tự, mỗi bên ấn 5 lần.
  • Cha mẹ có thể phối hợp day ấn Phế Du với huyệt Phong Long trong điều trị ho có đờm. Phối huyệt Phế Du, huyệt Xích Trạch, huyệt Thái Khê để trị ho do nhiệt.

Xoa bóp cổ tay chữa ho khan cho bé

Hành động xoa bóp cổ tay có khả năng tác động trực tiếp lên huyệt đạo ở cổ tay trái. Nhờ đó giúp người bệnh giảm nhanh tình trạng đau rát, khô, ngứa ngáy cổ họng cũng như cắt cơn ho để bé thoải mái hơn.

Cách thực hiện:

  • Lấy ngón tay cái của bàn tay phải xoa liên tục vào phần mặt trong của bàn tay trái trong khoảng 3 phút.
  • Thêm ít dầu gió vào mặt trong của bàn tay trái, tiếp tục xoa thêm 3 phút hoặc xoa cho tới khi cổ tay ấm lên.
  • Làm 3 lần mỗi ngày với cách xoa bóp cổ tay này cho bé.

Xoa lòng bàn tay trái chữa ho có đờm

Với các bạn nhỏ bị ho có đờm kèm theo viêm họng, đau họng, ngoài việc bấm huyệt, cha mẹ có thể xoa lòng bàn tay cho trẻ để cải thiện tình trạng. Phương pháp này sẽ làm giảm sưng, long đờm, giảm viêm, trị ho và giúp trẻ loại bỏ cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở họng.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng ngón tay cái xoa bóp lòng bàn tay trái ngay tại phía dưới ngón áp út.
  • Xoa bóp trong 3 phút hoặc tới khi lòng bàn tay của trẻ có cảm giác ấm lên thì dừng.
  • Áp dụng phương pháp này 3 – 4 lần mỗi ngày cho tới khi trẻ cho dấu hiệu thuyên giảm.
Xoa lòng bàn tay trái chữa ho có đờm
Xoa lòng bàn tay trái chữa ho có đờm

Cần lưu ý gì khi bấm huyệt trị ho cho trẻ?

Các cách bấm huyệt trị ho cho trẻ mặc dù mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, trẻ là nhóm đối tượng khá nhạy cảm nên cần thực hiện một cách cẩn trọng để không xảy ra biến chứng nguy hiểm. Theo đó, khi bấm huyệt chữa ho cho bé, các bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Cha mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ và xác định đúng huyệt vị trước khi tiến hành để tránh dẫn tới các tình huống nguy hiểm.
  • Bấm huyệt giảm ho cho trẻ không áp dụng cho những trường hợp gặp chấn thương về xương khớp, các bé có vết thương hở hoặc vết thương bên trong nội tạng, trẻ đang bị nhiễm khuẩn.
  • Cha mẹ không nên tự ý day bấm các huyệt ở đốt sống cổ, cột sống, trung khu hô hấp vì rất dễ gây co rút cổ, bong gân cột sống và làm ảnh hưởng tới các cơ quan khác.
  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, môi trường ô nhiễm.
  • Sau khi bấm huyệt trị ho cho bé, cha mẹ cũng nên giữ ấm cơ thể, không để trẻ ăn uống đồ lạnh.
  • Cho trẻ bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể thao, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Không lạm dụng việc bấm huyệt cho bé bị ho quá mức vì điều này có thể khiến cơ thể trẻ bị ê ẩm, nhức mỏi, thậm chí gây phản tác dụng.
  • Các cách bấm huyệt không thể mang lại hiệu quả nhanh chóng nên cần kiên trì, thực hiện liên tục mỗi ngày.
  • Bấm huyệt trị ho cho trẻ chỉ là phương pháp cải thiện các triệu chứng nên không thay thế cho những biện pháp điều trị chuyên sâu. Cha mẹ vẫn cần tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ để giúp trẻ sớm khỏi bệnh.
  • Trong trường hợp các cơn ho kéo dài dai dẳng, cha mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện để thăm khám, kiểm tra sớm.

Trên đây là những cách bấm huyệt trị ho cho trẻ hiệu quả, được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện. Đồng thời đừng quên xây dựng cho bé lối sống khoa học, lành mạnh để góp phần cải thiện bệnh tốt hơn.

Array

Thuốc chữa

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Doãn Hồng Phương

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

05/10

hôm nay

06/10

Ngày mai

07/10

Ngày kìa

+

Khác