Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Viêm Mũi Dị Ứng
Viêm mũi dị ứng là một trong những căn bệnh vô cùng phổ biến, gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau, tuy nhiên hay xảy ra ở người trưởng thành hơn so với trẻ nhỏ. Căn bệnh này gây ra rất nhiều khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống. Mặc dù là một căn bệnh khá nghiêm trọng, khó điều trị nhưng nếu có những kiến thức cơ bản cần thiết, người bệnh vẫn có thể điều trị bệnh một cách hiệu quả, triệt để.
Tổng quan bệnh: Bệnh viêm mũi dị ứng là gì
Viêm mũi dị ứng là bệnh liên quan đến di truyền miễn dịch, có khoảng 10 – 20% dân số mắc trên toàn thế giới. Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ người mắc bệnh đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng vì các biến đổi môi trường.
Viêm mũi dị ứng bệnh học
Viêm mũi dị ứng, tiếng anh là allergic rhinitis là một bệnh lý phổ biến về tai mũi họng, được biểu hiện ra ngoài qua các triệu chứng giống như của bệnh cảm lạnh, sổ mũi thông thường: viêm mũi, sưng tấy mũi, ngứa mũi, bị hắt hơi, nghẹt mũi,… Tuy nhiên, khác với sổ mũi hay cảm, viêm mũi dị ứng không phải là căn bệnh xuất hiện do virus mà là do chính sự phản ứng lại của cơ thể với các chất không phù hợp – dị nguyên (hay còn gọi là tình trạng dị ứng với một số loại chất).
Một số trường hợp viêm mũi dị ứng thường gặp nhất là dị ứng phấn hoa, phấn côn trùng, lông hoặc nước bọt của một số loại động vật như chó, mèo hay các loại động vật có lông khác.
Viêm mũi dị ứng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt thường nhật của người bệnh do những triệu chứng khó chịu của bệnh gây ra.
Phân loại bệnh
Để phân loại bệnh viêm mũi dị ứng, các chuyên gia đã quan sát và nhận thấy có 2 nhóm bệnh viêm mũi dị ứng khác nhau:
- Viêm mũi dị ứng theo mùa: Tình trạng này xảy ra vào một số khoảng thời gian nhất định trong năm, khi có sự xuất hiện của các loại phấn hoa, nấm mốc hoặc một chất nào đó trong môi trường tự nhiên có gây kích ứng tới cơ thể, thường là theo mùa. Với trường hợp này, khi hết mùa thì người bệnh cũng sẽ đỡ các triệu chứng.
- Viêm mũi dị ứng quanh năm: Khác với viêm mũi dị ứng theo mùa, nhiều trường hợp người bệnh có thể bị dị ứng bất cứ lúc nào khi gặp phải chất gây kích ứng.
Tuy nhiên, cách phân loại này không mang tính tuyệt đối vì còn phụ thuộc vào đặc điểm địa lý của từng vùng.
Viêm mũi dị ứng biểu hiện như thế nào?
Như đã nói ở trên, viêm mũi dị ứng có biểu hiện khá giống với bệnh viêm mũi, cảm cúm, sổ mũi thông thường như: sổ mũi, ngứa mũi, hắt hơi, bị chảy nước mũi, có thể xuất hiện theo từng cơn trong một ngày. Ngoài các thời điểm xảy ra theo cơn, cơ thể người bệnh có thể hoàn toàn bình thường.
Cụ thể, thông thường các triệu chứng này có thể sẽ xuất hiện theo thứ tự nhất đinh:
- Ngứa mũi: Có cảm giác khó chịu, ngứa bên trong khoang mũi.
- Hắt hơi: Cảm giác ngứa mũi sẽ dẫn đến tình trạng muốn hắt hơi, hắt hơi. Tuy nhiên, đây chưa thực sự là hắt hơi do bị dị ứng mà chỉ là vì do cảm giác ngứa mũi gây ra.
- Chảy nước mũi: Nước mũi có thể chảy ra giàn giụa từ bên trong.
- Hắt hơi từng tràng: Xuất hiện khi tiếp xúc trực tiếp với chất gây dị ứng. Ngoài ra, trong một số trường hợp, người bệnh sẽ gặp tình trạng này khi vừa ngủ dậy.
- Ngạt mũi: Tình trạng này không phổ biến hay điển hình nhưng vẫn có xảy ra ở người viêm mũi dị ứng. Người bệnh có thể bị ngạt theo thời điểm, từng lúc, có thể ngạt từng bên hoặc cả hai bên mũi.
- Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như cay mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt, hoặc người bệnh cảm thấy bị ngứa vùng vòm họng, sốt, ho, đau họng…
Không phải trường hợp người bệnh viêm mũi dị ứng nào cũng xuất hiện cùng một lúc tất cả các triệu chứng như trên. Thông thường, triệu chứng phổ biến nhất xuất hiện là cúm, hắt hơi, sổ mũi.
Tại sao bị viêm mũi dị ứng?
Đối với cả hai trường hợp viêm mũi dị ứng theo mùa lẫn không theo mùa, người bệnh bị phát bệnh đều do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng lại với các chất gây dị ứng khi tiếp xúc. Theo cơ chế sinh học thông thường, cơ thể người sẽ đều có phản ứng với các chất xung quanh, tuy nhiên, khi hệ thống miễn dịch này phản ứng quá mức sẽ biểu hiện ra ngoài bằng các triệu chứng của dị ứng.
Dựa theo các yếu tố tác động xung quanh có thể chia ra 4 nhóm nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng phổ biến nhất.
Nhóm thứ nhất: Viêm mũi dị ứng do sự tác động của dị nguyên
Một số loại dị nguyên quen thuộc dễ gây dị ứng là:
- Lông, da động vật: Lông và da của một số loại động vật rất dễ gây kích ứng, đặc biệt là lông của các loài thú như chó, mèo, thỏ,…
- Các loại nấm mốc: Nấm mốc thường sẽ xuất hiện ở những nơi bị ẩm ướt lâu. Cả cơ địa người khỏe mạnh cũng rất nhạy cảm với các loại nấm mốc này nên rất dễ bị xuất hiện tình trạng dị ứng.
- Mạt bụi nhà (hay còn gọi là mạt bụi hoặc mạt nhà) đây là tên gọi của một loại bọ rất nhỏ ở trong không khí. Khi tiếp xúc với da người, nó sẽ ăn các tế bào da, đồng thời sẽ tiết ra nước bọt, thải phân. Với một số người, khi gặp phải mạt bụi sẽ bị xuất hiện các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, có thể kèm theo một số biểu hiện khác như nổi mẩn đỏ trên da, dị ứng da.
- Các loại phấn hoa: Người bị dị ứng phấn hoa thường sẽ đặc biệt hay dị ứng theo mùa, nhất là thời điểm thay đổi thời tiết do có sự thay đổi về nồng độ các loại phấn hoa trong không khí.
- Chất gây dị ứng nghề nghiệp như cao su, nhựa,… hoặc một số loại dị ứng trong thức ăn như hạt nhân, nhựa mủ trái bơ, bơ lạc…
Nhóm thứ 2: Viêm mũi dị ứng do thay đổi thời tiết, môi trường
Khi thời tiết đột ngột thay đổi, hoặc môi trường bị ô nhiễm, cơ thể người nhạy cảm cũng dễ bị viêm mũi dị ứng.
Nhóm thứ 3: Do di truyền
Theo số liệu thống kê, tỷ lệ bị viêm mũi dị ứng của người có cha mẹ bị dị ứng đường hô hấp sẽ cao hơn 30% so với người bình thường.
Bên cạnh đó, nếu người có sức để kháng kém và cấu tạo của mũi, xoang có bất thường cũng sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
Nhóm thứ 4: Do bệnh lý
Ngoài các nguyên nhân kể trên, còn có một nguyên nhân khác nữa là do người bệnh mắc phải một số bệnh lý như viêm mũi, viêm xoang,… Những bệnh nhân có cơ địa dị ứng, đã từng mắc các bệnh như bị mề đay mãn tính, eczema hay hen suyễn,… cũng có tỷ lệ bị viêm mũi dị ứng cao hơn so với người bình thường.
Viêm mũi dị ứng để lâu có nguy hiểm không?
Về bản chất, bệnh viêm mũi dị ứng không nguy hiểm. Tuy nhiên, vì phản ứng dị ứng của cơ thể có thể xuất hiện một số triệu chứng khác, nếu không phát hiện sớm và có giải pháp khắc phục ngay sẽ gây ra nhiều khó chịu, NGUY HIỂM CHO SỨC KHỎE thậm chí là TÍNH MẠNG.
Một số trường hợp viêm mũi dị ứng sau đây cần lưu ý:
- Viêm mũi dị ứng gây khó thở: Một số trường hợp người bệnh sẽ cảm thấy đặc biệt khó thở do bị phù nề cuốn mũi hoặc sưng khu vực vòm họng. Trường hợp này cần được xử lý ngay, nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến tình trạng hô hấp của người bệnh.
- Nghẹt mũi lâu dài, kéo theo tình trạng ù tai, nhức đầu, đau đầu, rối loạn giấc ngủ.
- Viêm mũi mãn tính có thể khiến rối loạn chức năng khứu giác (mất mùi).
Ngoài các bất tiện kể trên, nếu để bệnh kéo dài bệnh có thể tiến triển và bị BIẾN CHỨNG thành các bệnh lý khác NGUY HẠI đến sức khỏe.
- Viêm xoang: Do tình trạng nghẹt mũi bị kéo dài, để lâu, các xoang bị nhiễm trùng, viêm nhiễm.
- Hen suyễn: Khi bị nghẹt mũi, người bệnh có xu hướng phải thở bằng miệng. Duy trì tình trạng này trong thời gian này sẽ gây ra các bệnh lý khác về đường hô hấp, nhẹ nhất là viêm họng, nặng hơn có thể là viêm phế quản. Nghiêm trọng nhất là có thể dẫn đến tình trạng hen suyễn
- Biến chứng ở mắt: Viêm kết mạc, thị lực bị suy giảm
- Biến chứng ở tai: Viêm mũi dị ứng có thể kéo theo tình trạng viêm tai giữa rất nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới điếc, viêm họng,…
Làm thế nào để phòng bệnh viêm mũi dị ứng?
Nếu người bệnh viêm mũi dị ứng bị xuất hiện các triệu chứng kể bệnh, cần nhanh chóng đi khám và kiểm tra để có thể sớm tìm ra nguyên nhân, từ đó có biện pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp.
Để giảm thiểu tối đa khả năng bị mắc bệnh, người bệnh cần:
- Không nên nuôi động vật, đặc biệt là chó, mèo ở trong nhà. Bởi vì, lông của chó, mèo rất dễ gây ra dị ứng cho những người có cơ địa nhạy cảm. Trong trường hợp trong nhà có nuôi chó mèo, các loại thú cưng thì tốt hơn hết, người bệnh nên hạn chế tối đa tần suất tiếp xúc.
- Thay, giặt giũ chăn, ga , gối, đệm, vải bọc ghế, vải bọc nệm, thảm nhà… định kỳ, giữ gìn vệ sinh các vật dụng, đặc biệt những vật dụng bằng vải trong nhà để ngăn chặn khả năng phát triển của ký sinh trùng và hạn chế việc tạo điều kiện cho chúng phát triển.
- Đảm bảo nhà cửa, phòng ở, nơi làm việc,… các không gian thường xuyên tiếp xúc được giữ gìn sạch sẽ và thật thoáng mát. Hạn chế tối đa tình trạng để nhà cửa ẩm ướt khiến nấm mốc phát triển.
- Hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, đặc biệt lưu ý đeo khẩu trang cẩn thận khi dọn dẹp hoặc khi đi ra đường.
- Trong những thời điểm thay đổi thời tiết, trời lạnh, những người bị dị ứng cần đặc biệt lưu ý giữ ấm cho cơ thể bằng cách mặc đủ ấm, hạn chế uống nước lạnh, tắm nước ấm, nóng,…
- Trong trường hợp người bệnh bị dị ứng một số loại chất trong thực phẩm, lưu ý không ăn các thức ăn chứa các thành phần chất gây dị ứng.
- Tránh xa các môi trường có khói thuốc lá, thuốc lào.
Phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả
Để điều trị viêm mũi dị ứng, hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau. Nhưng mục tiêu chung đều nhằm giúp người bệnh có thể hạn chế tối đa các yếu tố kích hoạt, đồng thời tìm ra phương pháp phù hợp nhất với cơ địa và tình trạng bệnh.
Điều trị bằng thuốc Tây y
Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị Viêm mũi dị ứng vô cùng đa dạng, có thể dạng viên uống, thông mũi hoặc thuốc xịt. Các loại thuốc này có những ưu, nhược điểm chung của Tây y:
- Ưu điểm: Dễ mua, dễ sử dụng, giúp các triệu chứng giảm nhanh chóng
- Nhược điểm: Chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ, mới khởi pháp, là giải pháp tạm thời không dài lâu. Ngoài ra, nếu người bệnh dùng lâu dễ xảy ra tình trạng tái lại, tức là bệnh có thể tái phát với tình trạng nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, cũng giống như các loại thuốc tây khác, thuốc tây trị viêm mũi dị ứng cũng gây ra những tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ.
Dưới đây là một số loại thuốc tây phổ biến để điều trị viêm mũi dị ứng:
Thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin hoạt động dựa trên cơ chế ngăn sự sản xuất histamin của cơ thể. Khi sử dụng loại thuốc này, người bệnh cần được bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe và tư vấn kê đơn.
Thuốc Decongestant
Thuốc chống xung huyết – Decongestant được sử dụng mang tính “cấp bách” trong thời gian rất ngắn, thường không quá ba ngày. Sử dụng loại thuốc này sẽ giúp giảm các triệu chứng nghẹt mũi cũng như áp lực xoang. Có một số loại thuốc OTC thông dụng thường được sử dụng là Oxymetazoline, Pseudoephedrine, Phenylephrine, Cetirizine.
Một lưu ý khi sử dụng các loại thuốc này là cần có sự tư vấn cẩn thận của bác sĩ trước khi dùng thuốc, đặc biệt đối với những người bệnh có đi kèm bệnh lý về tim mạch, có tiền sử từng đột quỵ, lo âu, rối loạn giấc ngủ, bị cao huyết áp, có vấn đề liên quan đến bàng quang.
Thuốc nhỏ mắt, xịt mũi
Phổ biến nhất trong nhóm thuốc này có thể kể đến Corticosteroid hay thuốc xịt mũi steroid. Tương tự như hai nhóm thuốc trên, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc này. Đây là nhóm thuốc thường được dùng để kiểm soát các triệu chứng dị ứng.
Ngoài Corticosteroid và steroid, còn có những loại thuốc xịt khác. Tuy nhiên, tùy theo sự hướng dẫn của bác sĩ mà người dùng nên sử dụng lâu dài hay không, tránh tình trạng bị tái lại.
Thuốc miễn dịch dưới lưỡi
Đây là một loại thuốc có tác dụng điều trị viêm mũi dị ứng quanh năm, các trường hợp dị ứng như do phấn hoa, lông động vật hay mạt bụi gây ra. Viên thuốc này sẽ được đặt ở bên dưới lưỡi của người bệnh.
Tuy nhiên, có một số lưu ý khi người bệnh sử dụng loại thuốc này vì có thể gặp phải một số tác dụng phụ: nhẹ là ngứa miệng, bị kích thích khu vực vòm họng, ta, hoặc nghiêm trọng hơn là bị sốc phản vệ.
Điều trị bằng Đông y
Các bài thuốc Đông y điều trị viêm mũi dị ứng cũng được rất nhiều người bệnh lựa chọn. Theo YHCT, bản chất của bệnh viêm mũi dị ứng là do các tạng phủ bị rối loạn chức năng, đồng thời phong hàn – tà khí xâm nhập vào cơ thể, làm giảm đề kháng của cơ thể và suy giảm khiến phế khí nhiệt. Chính vì thế mà cơ thể bị sinh bệnh.
Với cách lý luận trên, thuốc Đông y điều trị Viêm mũi dị ứng sẽ dựa trên cơ chế:
- Phế hư cảm hàn
- Tỳ khí hư thược
- Tỵ tắc uất nhiệt
- Thận dương hư nhược
- Phế thất thanh túc
- Cửu bệnh nhập lạc
- Vệ ngoại bất cố
Các cơ chế điều trị bệnh này được đưa ra cũng dựa vào các thể bệnh khác nhau của chứng viêm mũi dị ứng. Vì vậy, để có phương thuốc hiệu quả, bác sĩ sẽ kê đơn dựa theo thể bệnh.
Đối với các bài thuốc Đông y, người bệnh sẽ cần sử dụng trong thời gian dài và tương đối kiên trì. Tuy nhiên, hiệu quả đem lại vô cùng cao, khi có thể giải quyết hoàn toàn các triệu chứng bệnh và điều hòa lại khí huyết cũng như hoạt động của phủ tạng trong cơ thể.
Điều trị viêm mũi dị ứng bằng sự tác động ngoại khoa – phẫu thuật
Có một số trường hợp, người bệnh sẽ được bác sĩ gợi ý tiến hành phẫu thuật, ví dụ
- Thoái hóa cuốn mũi
- Polyp
- Gai vách ngăn
- Lệch vách ngăn
Phương pháp phẫu thuật có thể tác động trực tiếp và làm thay đổi những điểm bất thường, dị thường ở trong mũi, loại bỏ các tác nhân dị ứng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ hiệu quả đối với các trường hợp nhất định, không thể áp dụng đại trà cho tất cả người bệnh viêm mũi dị ứng.
Điều trị bằng vật lý trị liệu
Một trong những phương pháp rất hiệu quả và cũng được biết đến rất nhiều trong thời gian gần đây chính là điều trị viêm mũi dị ứng nhờ giải pháp vật lý trị liệu như:
- Châm cứu
- Xoa bóp, bấm huyệt
- Cứu ngải
- Điện châm
- Cấy chỉ
Theo cơ chế điều trị của các phương pháp vật lý trị liệu nói chung, hệ thống âm dương bị mất cân bằng và hệ thống kinh lạc bị rối loạn sẽ ảnh hưởng đến chức năng của các tạng phủ trong cơ thể. Tương tự như vậy, trong trường hợp này, hệ thống đường kinh lạc kết nối với hô hấp, khoang mũi bị rối loạn sẽ dẫn đến tính trạng viêm mũi dị ứng.
Chính vì vậy, phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu sẽ có tác động sâu vào bên trong, điều hòa và lưu thông khí huyết trở lại, đem lại cân bằng âm dương cho cơ thể. Nhờ vậy, người bệnh không những được khỏi hết các triệu chứng khó chịu như cúm, ho, cảm, sổ mũi hoặc sốt do bệnh gây ra mà còn được điều trị sâu tận gốc từ nguyên nhân gây bệnh bên trong, hệ hô hấp được cân bằng trở lại. Thậm chí, dung tích phổi còn có thể được tăng lên, hỗ trợ hoạt động hô hấp trở nên hiệu quả hơn.
Ngoài ra, việc sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu này còn giúp cho hệ hô hấp nói riêng và cơ thể nói chung được thư giãn, cảm thấy khoan khoái dễ chịu.
Tuy nhiên, để việc điều trị bằng vật lý trị liệu đạt được hiệu quả, người bệnh cần đảm bảo tìm đến các cơ sở điều trị uy tín, được thực hiện trị liệu bởi người thực sự có tay nghề và hiểu biết rõ về hệ thống huyệt đạo trong cơ thể.
Hiện nay, tại Việt Nam, một trong những cơ sở điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bằng vật lý trị liệu chất lượng và uy tín nhất chính là Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Đông phương Y pháp.
Trong giới YHCT, Trung tâm Đông phương Y pháp được đánh giá rất cao và rất có tên tuổi. Sở dĩ, Trung tâm nhận được sự tin tưởng như vậy vì ngay từ những ngày đầu thành lập, Trung tâm đã được đầu tư kĩ lưỡng từ con người cho đến cơ sở vật chất.
Nếu quý bạn đọc đang khó chịu do cơn viêm mũi dị ứng làm phiền, hãy liên hệ ngay với Trung tâm Đông phương Y pháp và đặt lịch khám cùng với các chuyên gia. Các chuyên gia của Trung tâm sẽ giúp người bệnh xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất để có thể điều trị bệnh triệt để và đạt hiệu quả tối đa.