Tai Biến Tiêm Bắp Là Gì? Nguyên Nhân & Cách Xử Lý Kịp Thời

Ngày cập nhật: 14/04/2024 Biên tập viên: Thu Hà

Tai biến tiêm bắp có thể xảy ra trong nhiều trường hợp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc nắm rõ nguyên nhân, nhận biết sớm các loại tai biến sẽ giúp bạn chủ động và có phương pháp xử lý kịp thời. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có được các thông tin đầy đủ và toàn diện nhất.

Tai biến tiêm bắp là gì?

Tiêm bắp là một phương pháp tiêm phổ biến, sử dụng bơm kim tiêm để đưa dung dịch, thuốc vào cơ thể thông qua vị trí bắp tay, mông hoặc phần bắp đùi. Phương pháp này giúp thuốc được hấp thu và phát huy công dụng nhanh hơn. Bởi cơ là một bộ phận được tưới máu nhiều và thường xuyên co bóp. Từ đó đem lại hiệu quả cao cho người bệnh.

Thông thường, những người có chuyên môn, kỹ thuật mới có thể thực hiện tiêm bắp cho bệnh nhân. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người bệnh cũng có thể tự thực hiện kỹ thuật tiêm này. Chẳng hạn như người bị đa xơ cứng, bệnh viêm thấp khớp,… khi đã có sự hướng dẫn của bác sĩ, y tá.

Tai biến tiêm bắp là những sự cố xảy ra trong quá trình tiêm
Tai biến tiêm bắp là những sự cố xảy ra trong quá trình tiêm

Theo đó, tai biến tiêm bắp là vấn đề hoặc sự cố xảy ra trong quá trình thực hiện. Điều này khiến cơ thể gặp vấn đề hoặc có phản ứng không mong muốn sau khi chất lỏng được tiêm vào bắp. Các tai biến xảy ra khi tiếp bắp có thể bao gồm một loạt các tình trạng từ nhẹ đến nghiêm trọng. Thông thường, khi gặp phải tai biến tiêm bắp, người bệnh sẽ cảm thấy các triệu chứng như:

  • Bị đau tại vị trí tiêm, xuất hiện nốt đỏ, sưng và nóng quanh chỗ tiêm.
  • Xuất hiện dịch bị chảy ra ngoài tại vị trí tiêm.
  • Người bệnh cảm thấy ngứa ran hoặc tê xung quanh chỗ tiêm.
  • Cảm thấy mệt mỏi hoặc sốt cao.
  • Xuất huyết.
  • Một số trường hợp có thể cảm thấy khó thở, mặt sưng phù,…

Nguyên nhân dẫn đến tai biến tiêm bắp

Tai biến khi tiêm bắp có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến sự cố này:

  • Kỹ thuật tiêm không đúng: Cũng như các thủ thuật tiêm khác, tiêm bắp đòi hỏi sự chính xác và kỹ năng từ người thực hiện. Việc tiêm không đúng kỹ thuật có thể gây xuất huyết, tổn thương mạch máu hoặc đau đớn tại vị trí tiêm.
  • Phản ứng dị ứng: Xảy ra khi cơ thể người bệnh có phản ứng dị ứng với chất lỏng được tiêm. Cơ thể lúc này có thể bị đau, ngứa hoặc nghiêm trọng hơn là sốc phản vệ, phù phổi…
  • Dụng cụ tiêm không an toàn: Đây là một nguyên nhân khá phổ biến. Việc sử dụng kim tiêm không sạch sẽ có thể dẫn đến nhiễm trùng, thậm chí là gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
  • Dáng vóc của người bệnh: Nguyên nhân này liên quan đến các yếu tố như mỡ dưới da, cơ bắp hoặc bất kỳ đặc điểm vóc dáng nào có thể tạo ra cản trở, thách thức trong việc đặt mũi kim và tiêm.
  • Tình trạng sức khỏe của người bệnh: Một số tình trạng sức khỏe có bệnh lý nền như tiểu đường, bệnh tim hoặc vấn đề về đông máu cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến các tai biến khi tiêm bắp.

Các loại tai biến tiêm bắp và cách xử lý

Những tai biến khi tiêm bắp có thể xảy ra với người bệnh gồm có:

Cong kim tiêm khi tiêm bắp

Đây là sự cố thường gặp ở những người thiếu kinh nghiệm về tiêm, thực hiện kỹ thuật tiêm không đúng. Vì vậy, người bệnh cần hết sức lưu ý nếu quyết định tự tiêm hoặc tiêm cho người thân trong gia đình. Trường hợp tiêm tại các cơ sở y tế, cần tìm hiểu thật rõ về mức độ uy tín cũng như đội ngũ y tá, bác sĩ tại đó.

Cách xử lý: 

  • Để tránh kim bị gãy do cong, hãy từ từ rút kim tiêm ra nhẹ nhàng. 
  • Trường hợp lỡ bị gãy kim thì giải quyết theo cách điều trị tai biến gãy kim tiêm khi tiêm bắp.

Gãy kim tiêm khi tiêm bắp

Khi người bệnh giãy giụa có thể khiến đầu kim bị gãy do kim tiêm khá nhỏ. Nếu đầu kim không được lấy ra sớm, bị đưa vào trong cơ thể và các mạch máu sẽ rất nguy hiểm. Nó có đi đến các bộ phận khác và khiến nội tạng bị thương.

Cách phòng tránh tốt nhất là hãy đảm bảo người bệnh không cử động, giữ yên một trạng thái không để tránh xê dịch gây gãy kim tiêm. Nếu người bệnh là trẻ em hoặc không kiểm soát được cơ thể co giật, tốt nhất cần có người hỗ trợ giữ yên bệnh nhân để tiêm.

Với trẻ em cần có người giữ để tránh trường hợp bị gãy kim tiêm
Với trẻ em cần có người giữ để tránh trường hợp bị gãy kim tiêm

Cách xử lý: 

  • Nếu phần kim tiêm bị gãy chưa tiến vào cơ thể hoàn toàn, bạn có thể rút ra ngay lập tức, tránh bị trôi vào bên trong. 
  • Trường hợp kim tiêm đã chạy vào cơ thể, cần đưa bệnh nhân tới ngay cơ sở y tế tuyến trên. 

Đâm phải dây thần kinh hông to

Đây là tai biến tiêm bắp thường gặp phải ở những người thiếu chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm nên xác định không đúng vị trí tiêm trên bắp người bệnh. Từ đó dẫn đến chọn tiêm sai góc độ hoặc vị trí, dẫn đến tiêm nhầm vào dây thần kinh hông to.

Để phòng ngừa, cần xác định đúng vị trí, sau đó tiêm một góc 90 độ để tránh đâm phải dây thần kinh hông to.

Cách xử lý: 

  • Cần đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị sớm. 
  • Nếu không điều trị, dây thần kinh sẽ bị tổn thương, khiến cho một số chức năng thần kinh không thể hoạt động như trước. Thậm chí có thể dẫn tới bại liệt.

Gây tắc mạch

Tai biến này có thể xảy ra khi người bệnh được tiêm thuốc dạng dầu hoặc dạng nhũ tương vào trong mạch máu, khiến mạch máu bị tắc. Để tránh trường hợp tiêm bắp gây tắc mạch, trước khi tiêm, cần tiến hành hút kim tiêm, để chắc chắn rằng có tiêm phải mạch máu hay không. Khi tiêm thuốc vào cơ thể phải tiêm từ từ, tránh tình trạng cơ bắp bị phình ra, từ đó gây chèn ép các mạch máu.

Nơi tiêm phồng lên

Người bệnh có thể bị phồng ở nơi tiêm nếu đâm kim tiêm vào trúng tĩnh mạch có máu trào vào bơm tiêm. Nguyên nhân là do mũi vát của kim nằm ngửa bên trong nửa ngoài tĩnh mạch. Khi đó tĩnh mạch bị vỡ và sẽ xuất hiện tình trạng phồng nơi tiêm. 

Bị sưng phồng nơi tiêm là biến chứng tiêm bắp thường gặp
Bị sưng phồng nơi tiêm là biến chứng tiêm bắp thường gặp

Để phòng ngừa tai biến này, bạn cần điều chỉnh mũi tiêm đúng tư thế và góc độ, kỹ thuật tiêm phải chính xác. Sau đó bơm từ từ thuốc vào bắp thịt, không tiêm quá nhanh. Hãy để lượng thuốc trước đó có thể hòa một phần vào các mạch máu. Như vậy mới có chỗ chống cho đợt thuốc tiếp theo.

Cách xử lý: 

  • Cần cho bệnh nhân chườm ấm để làm giảm bớt tình trạng phồng và tan máu bầm. 
  • Đẩy nhanh thời gian hấp thu thuốc giúp phục hồi vị trí phồng.

Tai biến khi tiêm bắp gây mảng mục

Tai biến mảng mục thường xảy ra do tiêm những chất gây hoại tử mô, chẳng hạn như calci clorur. Đây là những loại thuốc được chống chỉ định tiêm bắp. Dấu hiệu nhận biết tai biến này là chỗ tiêm bị đỏ, đau, nóng, ban đầu thì cứng nhưng sau đó lại mềm nhũn giống ổ áp xe.

Để phòng tránh tai biến tiêm bắp gây mảng mục, người tiêm cần kiểm tra kỹ lưỡng, tuyệt đối  không được sử dụng các thuốc chống chỉ định cho tiêm bắp tiêm bắp.

Cách xử lý: 

  • Cần chú ý theo dõi và nắm rõ các dấu hiệu bất thường để phát hiện sớm, sau đó tiến hành tiêm phong bế thần kinh ngay lập tức. 
  • Tiếp theo thực hiện chườm nóng cho bệnh nhân. 
  • Trong trường hợp phát hiện tai biến khi đã hoại tử, cần tiến hành băng mỏng để tránh nhiễm khuẩn thêm cho bệnh nhân. 
  • Nếu ổ hoại tử lớn có thể phải tiến hành chích.

Tai biến áp xe nhiễm khuẩn, áp xe vô khuẩn

Nguyên nhân gây áp xe nhiễm khuẩn chủ yếu là do không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn cho bệnh nhân khi tiêm. Còn áp xe vô khuẩn là do những loại thuốc không tan như Quinin, Hydrocortison và một số thuốc dầu khó tan sẽ gây áp xe tại chỗ.

Vì vậy, khi tiêm bắp cần thực hiện đúng các bước tiệt trùng dụng cụ y tế. Cần thực hiện phương pháp tiêm khác an toàn hơn với những loại thuốc khó tan hoặc không tan. Bên cạnh đó, khi phát hiện vị trí vừa tiêm bị đau, nóng đỏ, cần báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Tai biến áp xe xảy ra khi không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn
Tai biến áp xe xảy ra khi không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn

Cách xử lý: Tiến hành chườm nóng, đồng thời chích áp xe nếu cần thiết.

Người bệnh bị sốc phản vệ

Tính đến thời điểm hiện tại, đây là loại tai biến tiêm bắp nguy hiểm nhất. Sốc phản vệ xảy ra khi cơ thể người bệnh có phản ứng tiêu cực với thuốc. Bệnh nhân xuất hiện các cảm giác khác thường như dị ứng, người nôn nao, bồn chồn, lo lắng,…

Để bệnh nhân không bị sốc phản vệ khi tiêm bắp, cần thử thuốc trước với một liều lượng nhỏ. Sau đó, chờ xem cơ thể của người bệnh có bất kỳ phản ứng bất thường nào hay không. Chỉ bắt đầu tiêm liều lượng phù hợp, nếu người bệnh hoàn toàn bình thường. 

Cách xử lý: Trong trường hợp bệnh nhân bị sốc phản khi tiêm bắp, cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở tuyến trên ngay lập tức, để điều trị kịp thời. Nếu kéo dài thời gian, bệnh nhân có thể đối mặt với nguy cơ tử vong.

Lưu ý để tránh gặp tai biến khi tiêm bắp

Tai biến tiêm bắp là những sự cố không mong muốn, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng người bệnh. Vì vậy, khi thực hiện kỹ thuật này, người tiêm cần hết sức lưu ý những điều sau:

  • Đối với tiêm bắp, cần chọn mũi kim có chiều dài khoảng 2,5-4 cm và kích cỡ  21-23G. Đảm bảo góc tiêm thẳng 90 độ so với bề mặt da.
  • Để không gây ra tai biến áp xe, không nên tiêm quá 10ml với người lớn trong 1 lần tiêm.
  • Cách làm giảm đau khi tiêm bắp là thêm một ít alcol benzylic 3% hoặc  lidocain(0,5-0,8%). Tuy nhiên, tuyệt đối không được áp dụng cách này khi tiêm tĩnh mạch vì rất nguy hiểm.
  • Nên dùng bơm thủy tinh với các dung môi để tiêm mà không phải nước. Nếu dùng bơm tiêm nhựa thì không được để dung môi trong ống tiêm với thời gian dài.
  • Cần điều chỉnh lượng thuốc cho phù hợp, bởi các mô sẽ có sức hấp thụ thuốc khác nhau. Lượng thuốc giới hạn được khuyến nghị khi tiêm bắp là 3-5ml.

Mặc dù là một kỹ thuật tiêm cơ bản, nhưng tai biến tiêm bắp sẽ rất dễ xảy ra nếu không được kiểm tra, thực hiện đúng kỹ thuật và đảm bảo vô khuẩn. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho bạn, giúp bạn có thêm thông tin và yên tâm hơn khi thực hiện kỹ thuật tiêm này.

Array

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

22/12

hôm nay

23/12

Ngày mai

24/12

Ngày kìa

+

Khác