5 Tai Biến Sản Khoa Dễ Bắt Gặp Nhất Mà Mẹ Bầu Nên Biết

Ngày cập nhật: 31/01/2024 Biên tập viên: Thu Hà

Tai biến sản khoa là trường hợp phổ biến, có thể xảy ra với các thai phụ trong bất kỳ thời điểm nào, từ lúc mang thai, chuyển dạ, sảy thai, sinh non hay thậm chí là hậu sản. Trong số đó, có 5 tai biến sản khoa thường gặp nhất. Hãy cùng Đông Phương Y Pháp tìm hiểu chi tiết về những tình trạng đó trong bài viết dưới đây.

5 tai biến sản khoa nguy hiểm

Tai biến sản khoa là những tình trạng bệnh lý vô cùng nghiêm trọng, có thể xảy ra ở mẹ bầu từ lúc mang thai, trong quá trình sinh nở hay thậm chí trong thời kỳ hậu sản. Những tai biến này nếu không được kịp thời phát hiện và cứu chữa thì sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Trên thực tế đã ghi nhận, có những trường hợp tai biến nặng còn gây tử vong cho cả mẹ và bé.

Hiểu rõ về tai biến sản khoa là điều vô cùng cần thiết, giúp mẹ có chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý. Đồng thời giúp nuôi dưỡng thai nhi cũng như chăm sóc sức khỏe của bản thân tốt hơn. Dưới đây là 5 tai biến sản khoa nguy hiểm nhất hiện nay mà mẹ không nên xem nhẹ.

Thuyên tắc ối

Thuyên tắc ối là một dạng biến chứng sản khoa dễ bắt gặp với tỷ lệ cao nhất hiện nay. Đây là tình trạng thể hiện sự xâm lấn của nước ối tế bào thai nhi hoặc các mảnh tổ chức khác đi vào tuần hoàn của người mẹ và gây ra những phản ứng dị ứng. Thai phụ khi gặp thuyên tắc ối sẽ có khả năng phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao. Theo thống kê, phần lớn sản phụ bị thuyên tắc ối đều tử vong trong giờ đầu tiên, trong số những sản phụ sống sót thì có đến 85% gặp phải di chứng về thần kinh sau này.

Thai phụ bị thuyên tắc ối sẽ có khả năng phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao
Thai phụ bị thuyên tắc ối sẽ có khả năng phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao

Thuyên tắc ối có thể bắt gặp trước, trong và ngay sau khi sinh. Những yếu tố như tử cung quá căng, chấn thương, thai lưu, bong nhau non, đa sản, mẹ lớn tuổi là nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ thuyên tắc ối. Những biểu hiện của thuyên tắc ối thường xảy ra ở giai đoạn cuối cuộc chuyển dạ, sản phụ sẽ cảm nhận được sự khó thở một cách đột ngột, tụt huyết áp, da xanh tái, phù phổi, mất ý thức, hôn mê, co giật,… Đây là căn bệnh không thể dự báo và cho đến thời điểm hiện tại chưa có bất kỳ biện pháp điều trị đặc hiệu nào cho loại tai biến sản khoa này.

Băng huyết

Một trong 5 tai biến sản khoa nguy hiểm không thể nào không kể đến băng huyết sau sinh. Đây là hiện tượng chỉ tình trạng máu chảy hơn 500ml (trường hợp sinh thường) và nhiều hơn 1000ml (trường hợp sinh mổ) của thai phụ. Tùy theo mỗi trường hợp cơ địa khác nhau mà lượng máu có thể chảy đột ngột, ồ ạt hoặc từ từ.

Băng huyết được chia thành 2 loại đó là nguyên phát và thứ phát:

  • Băng huyết nguyên phát: Thai phụ bị băng huyết trong 24 giờ đầu tiên sau sinh.
  • Băng huyết thứ phát: Thai phụ bị băng huyết trong khoảng từ 24 giờ đến 12 tuần đầu sau sinh.

Một số yếu tố khiến gia tăng nguy cơ gặp phải tình trạng băng huyết sau sinh phải kể đến là do lớn tuổi (thai phụ trên 35 tuổi), thừa cân, có bệnh lý nền liên quan đến tim mạch, máu, tiểu đường,… Tuỳ vào những trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương án điều trị băng huyết cho sản phụ, như kẹp mạch máu tử cung, truyền dịch, dùng kháng sinh, hoặc truyền máu, cắt tử cung.

Vỡ tử cung

Vỡ tử cung là một trong 5 tai biến sản khoa nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của sản phụ và thai nhi. Đây là tình trạng tử cung bị xé rách, rách từ niêm mạc đến lớp cơ, thậm chí đến cả phúc mạc, làm buồng tử cung bị thông với ổ bụng. Vỡ tử cung được chia ra làm 3 loại là vỡ tử cung hoàn toàn (lớp phúc mạc bị rách), vỡ tử cung không hoàn toàn (lớp phúc mạc còn nguyên) và vỡ tử cung phức tạp (tổn thương đến bàng quang hoặc đường tiêu hóa).

Khi bị vỡ tử cung, thai phụ cần phải mổ lấy thai kịp thời
Khi bị vỡ tử cung, thai phụ cần phải mổ lấy thai kịp thời

Vỡ tử cung ở mẹ bầu có thể xảy ra ở giai đoạn 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Một số dấu hiệu giúp nhận vỡ tình trạng này đó là:

  • Đau đột ngột ở vùng tử cung và có thể lan ra toàn bụng.
  • Chảy máu âm đạo.
  • Choáng váng, da tái nhợt, nhịp thở nhanh, chân tay lạnh toát, vã mồ hôi, tụt huyết áp, đôi khi ngừng tim.
  • Mất tim thai.
  • Ngôi thai không sờ thấy.

Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học y tế cũng như trình độ chuyên khoa sản, việc chỉ định mổ lấy thai kịp thời nên hiện nay, tỷ lệ vỡ tử cung đã giảm đi nhiều.

Nhiễm trùng hậu sản

Nhiễm trùng hậu sản là tình trạng vùng kín của thai phụ bị nhiễm khuẩn trong thời kỳ sau sinh. Những vi khuẩn sẽ xâm nhập vào từ bộ phận sinh dục, đi theo đường máu và nhiễm khuẩn ngược dòng từ âm đạo. Bệnh lý thường xảy ra trong khoảng 6 tuần sau sinh.

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng hậu sản trước hết phải kể đến việc chăm sóc, vệ sinh cơ thể kém, để những loại vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, vi khuẩn kỵ khí,… xâm nhập vào cơ thể. Bên cạnh đó, cũng có một lý do khiến tăng nguy cơ nhiễm trùng ở hậu sản ở thai phụ như bị nhiễm độc thai nghén, dinh dưỡng kém, thiếu máu, chuyển dạ kéo dài, băng huyết sau sinh, trước đó từng kiểm tra thai nhi bằng cách xâm nhập vào tử cung hoặc tuổi đời trẻ,…

Thai phụ sẽ phải chịu nhiều biến chứng nặng nề nếu bị nhiễm trùng hậu sản
Thai phụ sẽ phải chịu nhiều biến chứng nặng nề nếu bị nhiễm trùng hậu sản

Nhiễm trùng hậu sản là bệnh lý mà không thai phụ nào muốn gặp phải. Bởi bệnh để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho sản phụ và cả em bé sơ sinh. Những di chứng thường bắt gặp nhất của bệnh đó là:

  • Nhiễm khuẩn tầng sinh môn.
  • Viêm cơ tử cung.
  • Viêm niêm mạc tử cung.
  • Viêm phúc mạc tiểu khung.
  • Viêm phúc mạc toàn bộ.
  • Viêm dây chằng rộng.
  • Nhiễm khuẩn huyết,…

Nhiễm trùng hậu sản có thể diễn tiến nhanh dẫn đến nhiễm trùng toàn thân nghiêm trọng, nhưng cũng có một số trường hợp bệnh lại diễn tiến âm thầm thành viêm vùng chậu mãn tính. Nhưng dù thế nào đi nữa, biến chứng mà mẹ phải gánh chịu cũng vô cùng lớn.

Tiền sản giật

Tai biến sản khoa nguy hiểm cho mẹ bầu không thể quên nhắc đến tiền sản giật. Đây là một hội chứng bệnh lý thai nghén toàn thân, nguyên nhân do thai nghén gây ra, xuất hiện chủ yếu trong trong 3 tháng cuối của thai kỳ với các triệu chứng như tăng huyết áp, protein niệu và phù.

Trên thực tế, đến thời điểm hiện tại, khoa học vẫn chưa tìm hiểu ra nguyên nhân chính xác nhất dẫn đến tiền sản giật. Tuy nhiên có một vài yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ gặp tình trạng này đó là:

  • Thai phụ có tiền sử mắc chứng máu khó đông.
  • Có tiền sử tiểu đường, bệnh thận trước đó.
  • Do yếu tố di truyền.
  • Bị béo phì trong thai kỳ.
  • Bị căng tử cung do đa thai hoặc thai to.
  • Thiếu máu cục bộ.

Tiền sản giật có thể để lại hậu quả trên cả mẹ và thai nhi. Đối với sản phụ thì có thể gặp tình trạng tăng huyết áp mạn, viêm thận mạn, suy tim cấp, phù phổi cấp, giảm tiểu cầu, đông máu rải rác, phù võng mạc, phù não,… Còn đối với thai nhi thì có thể gặp tình trạng chậm phát triển, đẻ non, thai chết lưu,…

Cách phòng ngừa các tai biến sản khoa

Phòng ngừa từ sớm sẽ giúp cơ thể người mẹ khoẻ mạnh hơn cũng như ngăn ngừa được những biến chứng có thể xảy ra trong suốt thai kỳ. Do vậy, để có một chu kỳ mang thai khỏe mạnh, thai phụ cần lưu ý một số vấn đề như sau:

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp mẹ bầu phòng ngừa nguy cơ mắc tai biến sản khoa
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp mẹ bầu phòng ngừa nguy cơ mắc tai biến sản khoa
  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho thai phụ ăn đa dạng chất, đặc biệt là vitamin và khoáng chất. Bởi chỉ khi có dinh dưỡng đầy đủ mới nuôi dưỡng được cơ thể và cung cấp đủ máu, tránh trường hợp tụt huyết áp và chảy máu sau sinh.
  • Vệ sinh sạch sẽ cơ thể, đặc biệt là khu vực âm đạo trong suốt thời kỳ mang thai và sau khi sinh, để ngăn ngừa nguy cơ vi khuẩn có thể xâm nhập và phát triển, tấn công cơ thể sản phụ.
  • Thăm khám thường xuyên trong suốt thai kỳ theo chỉ định của bác sĩ, nhằm phát hiện sớm các vấn đề bất thường để kịp thời xử trí chính xác.

Trên đây là 5 tai biến sản khoa mà các mẹ bầu thường bắt gặp nhất hiện nay. Mong rằng những chia sẻ này có thể giúp cho độc giả trong việc tìm hiểu cũng như có thêm thông tin hữu ích về cách phòng tránh những căn bệnh này.

Array

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

11/11

hôm nay

12/11

Ngày mai

13/11

Ngày kìa

+

Khác