Bấm huyệt chữa viêm tai giữa: Các bước thực hiện và những lưu ý

Ngày cập nhật: 02/04/2024 Biên tập viên: Trần Hoa

Viêm tai giữa là tình trạng tổn thương màng nhĩ do tai giữa bị viêm nhiễm, gây ra đau đớn và giảm chức năng thính lực của tai. Việc không nắm bắt thông tin về các biểu hiện bệnh, chủ quan với các triệu chứng khiến nhiều bệnh nhân không kịp thời chữa trị khi bệnh nặng. Vì vậy, hãy cùng theo dõi bài viết để có hiểu biết thêm về phương pháp bấm huyệt chữa viêm tai giữa và những lưu ý trong quá trình điều trị.

Bấm huyệt chữa viêm tai giữa là gì? Hiệu quả tới đâu?

Viêm tai giữa còn được gọi là bệnh nhiễm trùng tai giữa, hình thành do ống tai giữa bị tình trạng viêm nhiễm. Bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, với các triệu chứng khó chịu như tai sưng tấy, đau tai, chảy dịch tai, thính lực giảm sút và có thể để lại những biến chứng.

Bệnh viêm tai giữa có nhiều cách điều trị. Theo Tây y, bệnh nhân uống kháng sinh, nhỏ thuốc hoặc nặng hơn thì phẫu thuật. Theo Đông y, viêm tai giữa có cách trị bệnh bằng vật lý trị liệu, không gây tác dụng phụ như khi uống kháng sinh, hay bệnh nhân không phải chịu đau đớn như phẫu thuật, đó là phương pháp bấm huyệt chữa bệnh viêm tai giữa.

Viêm tai giữa gây đau đớn khó chịu cho người bệnh
Viêm tai giữa gây đau đớn khó chịu cho người bệnh

Bấm huyệt là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc có nguồn gốc từ y học cổ truyền. Bấm huyệt chữa viêm tai giữa là sử dụng lực từ các ngón tay, day ấn lên những huyệt đạo có kết nối với tai, nhằm làm giảm triệu chứng của bệnh viêm tai. Đây là một trong những phương pháp hiệu quả, không quá tốn kém, lại rất an toàn, được nhiều bệnh nhân lựa chọn sử dụng.

Tai cũng như các cơ quan trong cơ thể đều chịu sự chi phối bởi các dây thần kinh, mạch máu. Khi tình trạng mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép hoặc tắc nghẽn, sẽ dẫn đến khí huyết không thể lưu thông đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân phát sinh chứng viêm ta giữa. Khi đó, bấm huyệt sẽ giúp đả thông khí huyết, kích thích lưu thông và tuần hoàn máu, từ đó làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm tai giữa.

Tuy nhiên, bấm huyệt chỉ tác động bên ngoài cơ thể, vì vậy đối với những bệnh nhân bị viêm tai giữa nặng cần phải đến bệnh viện để được chữa trị dứt điểm.

Các bước bấm huyệt chữa bệnh viêm tai giữa

Để tiến hành bấm huyệt chữa viêm tai giữa, chúng ta cần có bước chuẩn bị trước khi bấm huyệt và phải tìm hiểu về vị trí cũng như hiệu quả mang lại của các huyệt đạo.

Bước 1: Trước khi bấm huyệt 

Cần rửa tay sạch sẽ và để khô tự nhiên. Sau đó, bạn nắm bàn tay lại, sao cho có một lỗ hổng ở giữa các ngón tay, rồi dùng máy sấy nhiệt độ vừa  phải, sấy lỗ hổng đó vài lần. Tiếp theo, bạn nắm hẳn các ngón tay lại, không để lại lỗ hổng nữa. Khi tìm được điểm hút nóng mạnh thì sấy mạnh hơn và tăng khoảng cách sấy sao cho thích hợp (5 – 10 – 20cm) để tăng độ ấm cho tay. Rồi bạn tiếp tục sấy bên tay còn lại.

Bước 2: Tiến hành bấm huyệt

Sử dụng bên tay ấm hơn để tiến hành bấm huyệt. Trước khi bấm huyệt chữa viêm tai giữa thì cần xác định được vị trí và tác dụng của các huyệt.

Bấm huyệt tác dụng giảm triệu chứng chung của bệnh viêm tai giữa

Đối với bệnh viêm tai giữa, để làm giảm triệu chứng chung của bệnh, ta tiến hành day bấm các huyệt: Ế phong, Thính cung, Thính hội, Nhĩ môn.

  • Huyệt Ế phong: Nằm ở vị trí phía sau dái tai, chỗ lõm giữa góc hàm dưới và gai xương chũm. Bấm huyệt này có tác dụng thông nhĩ khiếu, làm sáng mắt, cải thiện thính lực. Khi bấm huyệt ế phong, ta sử dụng ngón trỏ hoặc ngón giữa, dùng lực ấn thẳng vào huyệt cho đến khi thấy cảm giác hơi tức tức thì giữ im khoảng 10 giây. Lặp lại bấm huyệt ế phong nhiều lần, cho tới khi bệnh nhân cảm thấy đỡ hơn.
Vị trí huyệt Ế phong
Vị trí huyệt Ế phong
  • Huyệt Thính cung: Để xác định vị trí huyệt thính cung ta há miệng, vị trí bên trong chỗ lõm phía trước bình tai và sau lồi cầu xương hàm dưới chính là huyệt thính cung. Huyệt này được sử dụng hiệu quả để bấm huyệt chữa bệnh ù tại, viêm tai giữa, viêm tai ngoài, điếc,
  • Huyệt Thính hội: Nằm ở dưới huyệt thính cung, phía trước rãnh bình tai, vị trí chỗ lõm khi há miệng. Huyệt thính hội có tác dụng thanh tiết thấp hỏa, khai nhĩ khiếu, trị bệnh ù tai, điếc, viêm tai giữa, liệt mặt, viêm khớp hàm dưới.
  • Huyệt Nhĩ môn: Huyệt nằm ở vị trí trước rãnh trên bình tai. Có tác dụng thông khí cơ, khai nhĩ khiếu, sơ tản nhiệt ở tai. Tiến hành day ấn huyệt trong 1 – 2 phút mang tại hiệu quả trị viêm tai giữa, tai ù, tai điếc,…

Trường hợp bệnh nhân bị viêm tai giữa, có tình trạng đau sau gáy và xương chũm

Trường hợp này, người bệnh được tiến hành bấm huyệt Phong trì.

  • Vị trí: Huyệt đạo này được xác định vị trí ở chỗ lõm của bờ trong cơ ức đòn chũm và ở gần đáy hộp sọ. Huyệt phong trì có tác dụng thanh nhiệt, thông nhĩ, sơ tà khí.
  • Thực hiện: Người bấm huyệt sử dụng cả bàn tay day huyệt trong vòng 1 – 2 phút, khi thấy khí trong ống tai được đẩy ra, bạn tiếp tục thực hiện đến khi toàn bộ không khí thoát ra ngoài thì dừng lại. Áp dụng bấm huyệt phong trì 5 lần sẽ thấy kết quả rất tích cực. Phương pháp bấm huyệt chữa viêm tai giữa bằng huyệt phong trì rất hiệu quả cho đối tượng viêm tai giữa ở người lớn.

Trường hợp người bệnh bị viêm tai giữa do nóng trong người

Trường hơp ngày, người bệnh được tiến hành bấm huyệt:

  • Huyệt Ngoại quan: Có vị trí cách lằn cổ tay 2 thốn, nằm ở mặt sau cánh tay. Huyệt ngoại quan có tác dụng khui đờm, giải nhiệt, lưu thông khí huyết, được áp dụng hiệu quả trong phương pháp bấm huyệt chữa viêm tai giữa.
  • Huyệt Hợp cốc: Có vị trí huyệt nằm ở bờ ngoài giữa xương bàn tay ngón cái và ngón trỏ. Để xác định rõ hơn, bạn khép ngón trỏ và ngón cái vào sát sau, vị trí điểm cao nhất nhô lên của cơ đầu ngón chính là huyệt hợp cốc. Sử dụng lực tác động lên huyệt hợp cốc sẽ có cảm giác tức nặng hoặc gây tê cứng toàn bộ vùng bàn tay. Sau đó, tiếp tục day day trong vòng 2 – 3 phút rồi dừng lại.
Vị trí huyệt Hợp cốc
Vị trí huyệt Hợp cốc

Trường hợp viêm tai giữa xuất hiện thêm triệu chứng ù tai, đau đầu

Bấm huyệt Lư tức giúp người bệnh chấm dứt tình trạng viêm tại giữ xuất hiện thêm triệu chứng ù tai, đau đầu.

Huyệt này nằm ở sau loa tai, nằm cách vành tai khoảng 1 thốn. Hoặc khi ép sát vành tai vào đầu, huyệt ở vị trí nối 2/3 dưới và 1/3 trên của đường cong theo bờ vành tai, từ huyệt ế phong đến huyệt giác tôn. Bấm huyệt lư tức có tác dụng trị tai giữa viêm, tai ù, co giật, nôn mửa hiệu quả.

Những lưu ý khi tiến hành bấm huyệt chữa viêm tai giữa

Bệnh viêm tai giữa không quá nguy hiểm, nhưng sau khi chữa khỏi chúng thường dễ tái phát lại nhiều lần, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân. Bấm huyệt chữa viêm tai giữa mang lại hiệu quả tốt, giúp giảm đau, cải thiện thính lực, đồng thời hỗ trợ hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối ưu khi thực hiện biện pháp này, người bệnh cần lưu ý một số thông tin dưới đây:

  • Phương pháp bấm huyệt chữa bệnh viêm tai giữa chống chỉ định đối với phụ nữ mang thai và trẻ dưới 5 tuổi.
  • Không bấm huyệt khi quá đói hoặc quá no, bấm huyệt trong trạng thái tinh thần thoải mái, ổn định nhất.
  • Bấm huyệt nhẹ nhàng, không sử dụng lực quá mạnh, có thể gây bầm tím, đau nhức, sưng tấy tại huyệt đạo. Đặc biệt, không bấm huyệt tại vùng da bị nhiễm trùng, bị bỏng hoặc vùng da có vết thương hở.
  • Trong quá trình bấm huyệt chữa viêm tai giữa, không nên ăn các loại đồ ăn cứng, phải vận động cơ hàm nhiều, sẽ khiến người bệnh thêm đau đớn, tổn thương họng.
  • Người bệnh điều trị viêm tai giữa bằng phương pháp bấm huyệt cần phải kết hợp với một chế độ ăn uống hợp lý và lối sống lành mạnh. Không nên ăn các loại đồ ăn có lượng đường cao, thức ăn quá cay nóng. Không sử dụng đồ uống có cồn, có chất kích thích, không hút thuốc, sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm càng trầm trọng hơn.
  • Người bệnh thực hiện tại cơ sở bấm huyệt uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
  • Mặc dù bấm huyệt chữa viêm tai giữa là một biện pháp khá an toàn nhưng đối với tình trạng tai chảy dịch/ mủ hoặc đã bị sưng viêm nghiêm trọng, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn, khám bệnh và điều trị theo phác đồ ở bệnh viện.
  • Bấm huyệt chữa viêm tai giữa là tác động vào các huyệt trên cơ thể nên người thực hiện phải có kiến thức, chuyên môn. Việc xác định sai vị trí huyệt đạo có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nên, cần tìm một địa chỉ bấm huyệt chữa viêm tai giữa uy tín, chất lượng để bệnh được điều trị bệnh tốt nhất.

Hiện nay, xoa bóp, bấm huyệt được rất nhiều người bệnh lựa chọn. Với những thông tin hữu ích trên đây, mong rằng người bệnh bổ sung thêm kiến thức về biện pháp bấm huyệt chữa viêm tai giữa, để lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp, an toàn và hiệu quả.

Xem thêm:

Array

Chuyên khoa

Bệnh học

Đặt lịch khám chữa bệnh

22/11

hôm nay

23/11

Ngày mai

24/11

Ngày kìa

+

Khác