Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng xoa bóp có hiệu quả tốt không?
Có rất nhiều cách chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ an toàn mà mang đến hiệu quả cao. Thực hiện xoa bóp hàng ngày là cách được nhiều bệnh nhân tin tưởng và áp dụng nhất. Vậy, chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng xoa bóp có thực sự hiệu quả không và nên thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng xoa bóp có đem lại hiệu quả cao không?
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện ở người trung niên, người lao động chân tay thường xuyên mang vác vật nặng. Tuy nhiên, hiện nay bệnh trở nên phổ biến và mắc nhiều hơn ở cả người trẻ dưới 35 tuổi.
Thoái hóa đốt sống cổ nếu không điều trị, các cơn đau xuất hiện thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và hiệu suất công việc. Không chỉ vậy, bệnh giai đoạn nặng khiến khớp cổ kém linh hoạt, vận động khớp khó khăn và có thể dẫn đến nguy cơ liệt nửa người.
Chính vì vậy, áp dụng các biện pháp điều trị, đặc biệt là xoa bóp ngay giai đoạn khởi phát bệnh là hết sức cần thiết.
Lợi ích khi thực hiện các động tác xoa bóp chữa thoái hóa đốt sống cổ:
- Giúp giảm cơn đau ngay sau khi thực hiện và có thể tiếp tục công việc cũng như các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
- Giúp cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi từ đó có giấc ngủ ngon hơn.
- Giúp khí huyết lưu thông và cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ khớp chống lại nguy cơ mắc bệnh lý xương khớp khác.
- Giảm đau hiệu quả không cần sử dụng thuốc nên rất an toàn và có thể áp dụng cho nhiều đối tượng.
Xoa bóp là biện pháp giảm đau vùng cổ vai gáy bằng cách tận dụng lực từ bàn tay và ngón tay nên dễ áp dụng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ tác động bên ngoài nên hiệu quả giảm dứt điểm cơn đau thường không cao. Vì vậy, trường hợp đau kéo dài hay đau do bệnh lý nên kết hợp sử dụng các biện pháp đặc trị khác.
Cách xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ
Xoa bóp, bấm huyệt điều trị đau cổ vai gáy do thoái hóa đốt sống gây ra rất dễ thực hiện.
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Khởi động làm ấm cổ vai gáy
Trước khi xoa bóp cổ, người bệnh cần tập luyện các động tác nhẹ nhàng để kích thích hoạt động của cơ quan này. Đồng thời các động tác này sẽ làm ấm và thư giãn cơ xương từ đó giảm một phần đau nhức do thoái hóa.
Các bài tập luyện khởi động khớp cổ vai gáy nên thực hiện:
- Nghiêng cổ: Thực hiện nghiêng cổ nhẹ nhàng sang trái và sang phải, mỗi bên khoảng 10 lần. Động tác này giúp kích thích tuần hoàn máu, giảm cứng cổ và kích thích dây chằng. Tuy nhiên, bạn nên thực hiện nhẹ nhàng, tránh nghiêng đột ngột khiến khớp cổ bị lệch hoặc làm gia tăng cơn đau.
- Cúi cổ: Cúi cổ về phía trước sao cho cằm chạm vào ngực rồi ngửa về phía sau. Thực hiện động tác cúi cổ này trong khoảng 10 – 15 lần.
- Xoay cổ và vai: Cúi cổ về phía trước rồi xoay từ vai trái ra phía sau, trở về tư thế ban đầu và thực hiện tương tự với vai phải. Mỗi bên vai xoay khoảng 5 – 10 lần. Nếu bị chóng mặt, người bệnh nên giảm tốc độ xoay và có thể nghỉ 20 – 30 giây sau mỗi lần xoay.
- Nhấc vai: Lần lượt nhấc vai trái và vai phải sao cho mỗi bên được 10 lần. Sau đó tiến hành nhấc đồng thời cả 2 vai cùng lúc khoảng 10 lần.
Bước 2: Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng động tác xoa bóp cổ vai gáy
Sau khi cơ khớp được khởi động thì tiến hành xoa bóp cổ vai gáy theo các cách sau:
Xoa bóp và day cổ gáy
- Người bệnh ngồi tư thế thẳng lưng trên ghế, đầu hơi cúi về trước.
- Người thực hiện xoa 2 tay vào nhau cho nóng rồi dùng tay xoa bóp khu vực cổ và sau gáy bệnh nhân với lực vừa đủ từ trên cổ xuống gáy, vai. Thực hiện động tác xoa bóp này một cách nhẹ nhàng và trong khoảng 10 – 15 lần.
- Người thực hiện có thể dùng ngón cái để ấn mạnh và day một cách từ từ và nhẹ nhàng dọc cột sống cổ từ trên xuống vai trong vòng 3 phút để tăng hiệu quả giảm đau.
Xát cổ gáy và hai xương bả vai
- Người bệnh ngồi tư thế thẳng, cúi đầu rồi lấy tay phải chà xát nhẹ nhàng khu vực vùng cổ từ trên xuống dưới, theo chiều hướng từ trái sang phải.
- Thực hiện động tác từ 10 – 15 lần rồi đổi sang phía tay còn lại.
- Trước khi kết thúc bài tập, người bệnh có thể đan hai tay vào nhau và đặt ôm lấy khu vực cột sống cổ rồi kéo qua lại 10 lần để hỗ trợ giảm đau tốt nhất.
- Để tăng hiệu quả có thể thực hiện động tác kéo với khu vực hai xương bả vai.
Xoa bóp, tác động đến gân dưới nách
- Ngồi thẳng lưng trên ghế, thư giãn chân tay.
- Lấy tay phải véo các bó gân ở dưới nách trái đến khi cơ thể xuất hiện cảm giác tê tức lan dần đến các đầu ngón tay.
- Thực hiện động tác kéo gân khoảng 10 lần sau đó đổi sang tay trái để thực hiện với bên nách còn lại.
Đấm vỗ cánh tay và bả vai
- Lấy bàn tay xoa bóp toàn bộ khu vực cánh tay và bả vai trong vòng 15 phút.
- Sau đó, lấy tay phải vuốt dọc theo cánh tay trái đến khi nóng lên rồi dùng bàn tay vỗ với lực vừa phải lên cánh tay trái trong khoảng 5 phút.
- Sau đó đổi bên thực hiện các động tác tương tự với tay phải.
Đối với các cách xoa bóp này, người bệnh cần thực hiện kiên trì mới có thể ngăn ngừa cơn đau tái phát lại nhiều lần. Tốt nhất mỗi ngày nên thực hiện khoảng 2 lần, mỗi lần trong vòng 15 – 10 phút và kiên trì trong khoảng 1 tháng.
Bước 3: Bấm huyệt vùng vai gáy
Nếu cơn đau chưa dứt sau khi thực hiện các động tác chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng xoa bóp thì người bệnh nên thực hiện thêm các động tác bấm huyệt. Các huyệt vị khi tác động giúp mang lại hiệu quả giảm đau nhức vùng cổ nhanh chóng gồm:
- Huyệt A thị: Huyệt này nằm ở vị trí không cố định, có thể xác định bằng cách ấn nhẹ vào các vị trí ở vai, vị trí đau nhất là huyệt A thị. Sau đó tiến hành dùng ngón tay cái bấm vào huyệt ở hai bên vai trong khoảng 1 – 2 phút nhằm cải thiện cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ.
- Huyệt Phong trì: Huyệt này nằm ở đáy hộp sọ, tại vị trí lõm giữa bờ ngoài cơ thang và bờ trong cơ ức đòn chũm. Day ấn huyệt Phong trì mang lại hiệu quả sơ tà khí, khu phong, giải biểu, giảm chứng đau cứng cổ gáy, tai ù, đau nhức vai hiệu quả.
- Huyệt Kiên tỉnh: Khi giơ tay ngang vai, huyệt Kiên tỉnh nằm ở chỗ lõm của đỉnh cao nhất ở vai. Tác động lên huyệt vị này có tác dụng trị cứng cổ gáy, đau nhức cổ và vai, giúp khớp cổ vận động dễ dàng hơn.
- Huyệt Hậu khê: Huyệt này nằm ở mô ngón tay út, ngay chỗ lõm phía sau khớp ngón. Ấn huyệt Hậu khê có tác dụng trị lưng đau, đau cứng cổ vai gáy, mệt mỏi, tê liệt chi,…
Lưu ý khi bấm huyệt: Cần xác định chính xác vị trí huyệt mới mang lại hiệu quả giảm đau tốt nhất và tránh nguy cơ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người bệnh nếu không hiểu rõ các huyệt thì không nên tự thực hiện tại nhà mà nên đến cơ sở y tế và nhờ bác sĩ, chuyên gia có kinh nghiệm để trị liệu bấm huyệt.
Bước 4: Kết hợp châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ
Nếu áp dụng xoa bóp, bấm huyệt không mang lại hiệu quả giảm đau cao, người bệnh có thể kết hợp châm cứu để điều trị. Châm cứu là cách dùng kim châm tác động vào sâu bên trong huyệt từ đó giúp giảm cơn đau một cách hiệu quả hơn.
Cách thực hiện:
- Để người bệnh ngồi thẳng hoặc nằm ở tư thế thoải mái nhất.
- Tiến hành châm cứu vào các huyệt vị gồm: Phong trì, Phong phủ, Lạc chẩm, Thiên trụ, Tuyệt cốt, Hậu khê, Nhu du, A thị huyệt, Giáp tích, Cao hoang du, Phế du, Kiên tỉnh, Túc tam lý.
- Thực hiện lưu châm từ 15 – 20 phút mỗi lần, kiên trì ít nhất 5 – 7 ngày triệu chứng đau do thoái hóa khớp cổ sẽ giảm dần.
Bên cạnh đó, tùy vào mức độ đau nhức và biểu hiện của khớp cổ có thể gia giảm như sau:
- Nếu đầu khó cử động, nhất là khi cúi hoặc ngửa nên châm tả ở Kinh cốt, Bổ ở Ủy trung hoặc Đại trữ và Phong môn.
- Nếu đầu khó quay sang trái, phải nên châm tả ở Kiên ngoại du và Hậu khê.
- Nếu đầu khó quay kèm tê tay nên châm tả ở một trong các huyệt sau: Nguyên Lạc, Hợp cốc, Khúc trì, Dương khê, Khuyết bồn, Thiên vạc, Cực tuyền, Trung phủ, Phách hộ, Kiên tỉnh, Phụ phân, Thần đường, Kiên thống điểm,…
Nên nhớ: Từ bước 3, bước 4, bệnh nhân nên cân nhắc việc tự thực hiện để tránh rủi ro. Đặc biệt, chỉ nên thực hiện xoa bóp kết hợp châm cứu tại cơ sở y tế, vì thực hiện châm cứu sai cách có thể mang đến nhiều hệ lụy nguy hiểm cho bệnh nhân. Phương pháp này cần người có chuyên môn thực hiện mới đem lại hiệu quả cao.
Bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ nhẹ, chỉ cần thực hiện đúng, đủ 2 bước đầu đã có hiệu quả giảm đau rõ rệt. Với bệnh nhân mãn tính nặng hơn, hãy tham khảo thêm ý kiến chuyên gia.
Lưu ý khi thực hiện chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng xoa bóp
Một số lưu ý cần ghi nhớ khi chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng biện pháp xoa bóp:
- Xoa bóp đều đặn mỗi ngày, đồng thời kết hợp với các bài tập vận động và bấm huyệt mới mang lại hiệu quả giảm đau tốt nhất.
- Cần tránh để móng tay dài khi xoa bóp, day ấn huyệt vì móng tay khiến việc thực hiện động tác gặp khó khăn hơn, và khi đâm vào da có thể gây đau hoặc nhiễm trùng.
- Một số động tác xoa bóp, day ấn có thể kích thích chuyển dạ, vì vậy phụ nữ đang có thai cần tránh áp dụng. Nếu muốn thực hiện tốt nhất nên tham khảo ý kiến và nhờ bác sĩ có chuyên môn thực hiện.
- Xoa bóp chỉ có khả năng điều trị triệu chứng đau nhức, để trị dứt điểm bệnh thoái hóa cần kết hợp các cách điều trị chuyên sâu.
- Nên dùng lực vừa phải, tránh dùng lực mạnh đột ngột có thể khiến gân cơ bị đau nhức và chảy máu.
- Nên kết hợp với chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi để có thể cải thiện bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng xoa bóp rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất khả quan. Do đó, người bệnh nên áp dụng cách này thường xuyên để giảm nhanh triệu chứng đau nhức, khó chịu.
Tham khảo thêm
Chuyên khoa
Bệnh học
Trị liệu
- Cách Bấm Huyệt Chữa Bệnh Tim Mạch Hiệu Quả, Chuẩn Đông Y
- Bấm Huyệt Chữa Tiểu Đêm: Công Dụng, Huyệt Đạo Được Dùng
- Dầu xoa bóp xương khớp thái lan
- Bấm huyệt trị mất ngủ
- Xoa chân chữa mất ngủ
- Bấm Huyệt Giảm Ngứa: Giải Pháp Tự Nhiên Cho Da Khỏe Mạnh
- Bấm Huyệt Lưu Thông Khí Huyết Có Tốt Không? Lưu Ý Khi Thực Hiện
- Bài thuốc ngâm rượu xoa bóp
- Bấm huyệt sảy thai
- Bấm huyệt đả thông kinh mạch