5 bước bấm huyệt chữa đau vai gáy tại nhà hiệu quả

Ngày cập nhật: 28/05/2024 Biên tập viên: Trần Hoa

Bấm huyệt chữa đau vai gáy là biện pháp trị liệu an toàn và hiệu quả của y học cổ truyền. Xoa bóp, bấm huyệt đem lại tác dụng nhanh, giúp giảm đau mỏi, tê cứng và khôi phục chức năng cho xương khớp. Đây là biện pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị đau vai gáy, đau nửa đầu vai gáy và phòng ngừa rối loạn tiền đình ở người bị đau vai gáy mạn tính.

Hiệu quả của phương pháp bấm huyệt chữa đau vai gáy

Đau vai gáy (hay còn gọi là chứng kiên tý) là chứng bệnh phổ biến ở người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi. Các triệu chứng đau vai gáy có thể xuất hiện do thói quen lao động, sinh hoạt thiếu khoa học ở người bệnh hoặc là hệ quả của các bệnh xương khớp như thoái hóa cột sống, loãng xương, thoát vị đĩa đệm

Bệnh biểu hiện bằng các triệu chứng đau mỏi và tê cứng vùng cổ, vai gáy; có thể lan xuống vùng lưng trên và cánh tay.

Theo Đông y, tấu lý sơ hở khiến phong, hàn và thấp xâm nhập là nguyên nhân gây ra chứng kiên tý. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bệnh có thể được khắc phục hiệu quả bằng biện pháp xoa bóp, bấm huyệt. Dùng lực của bàn tay tác động trực tiếp lên các mô cơ và huyệt đạo vùng vai gáy có tác dụng thư giãn cơ, thúc đẩy tuần hoàn máu, giải phóng khí trệ ở các đường kinh lạc; từ đó giúp giảm đau nhức, tê cứng và khôi phục chức năng cho xương khớp.

Phương pháp này đã được YHCT áp dụng từ lâu đời, đến nay vẫn được ưa chuộng và đánh giá cao vì an toàn, bệnh nhân không cần dùng thuốc nên không lo ngại vấn đề tác dụng phụ. Hơn nữa lại có nhiều ưu điểm vượt trội.

Ưu điểm chữa đau vai gáy nói riêng, đem lại hiệu quả nhanh, giúp người bệnh giảm đau và cảm thấy thư thái ngay sau quá trình trị liệu. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là nó không có khả năng tác động sâu đến vị trí khớp đau nhức nên cần sử dụng phối hợp với các phương pháp khác như dùng thuốc, chườm đắp và điều chỉnh lối sống để đem lại hiệu quả điều trị cao nhất.

Cách bấm huyệt chữa đau vai gáy hiệu quả an toàn

Xoa bóp, bấm huyệt cần được thực hiện đúng cách mới có thể phát huy được tối đa hiệu quả trong điều trị đau vai gáy và không gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.

Xoa bóp hỗ trợ điều trị đau vai gáy
Xoa bóp hỗ trợ điều trị đau vai gáy.

Dưới đây là hướng dẫn 5 bước xoa bóp, bấm huyệt điều trị đau vai gáy đơn giản mà người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà để hỗ trợ giảm cơn đau.

Bước 1: Xoa bóp vai gáy

Xoa bóp được thực hiện trước khi bấm huyệt nhằm mục đích làm nóng và làm mềm cơ, thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm đau nhức khi bấm huyệt. Trước khi tác động lên các huyệt đạo chữa đau vai gáy, nên tiến hành các thao tác xoa bóp dưới đây:

  • Xoa vuốt: là kỹ thuật xoa bóp với kích thích nhẹ lên da và các tổ chức mô, cơ dưới da; có tác dụng giãn cơ, kích thích thụ cảm thần kinh tại chỗ, thúc đẩy tuần hoàn máu và hỗ trợ giảm đau, phù nề. Thực hiện bằng cách dùng gốc gan bàn tay nhẹ nhàng xoa tròn tại vùng da cổ, vai và gáy; sau đó dùng gốc bàn tay vuốt từ vùng cổ gáy đến bả vai.
  • Day: là kỹ thuật kích thích sâu đến hệ thống mạch máu, dây chằng và gân xơ tại vùng tác động; giúp thư giãn cơ và giảm sưng đau. Thực hiện bằng cách dùng gốc bàn tay ấn nhẹ xuống da sau đó day chậm theo chuyển động tròn dọc đường bả vai. Day sử dụng lực tác động mạnh hơn so với kỹ thuật xoa và có thể điều chỉnh cường độ cho phù hợp với mức độ đau.
  • Miết: cũng tác động sâu tới các tổ chức dưới da như kỹ thuật day, miết có tác dụng tăng trương lực cơ và thúc đẩy tuần hoàn máu. Thực hiện bằng cách dùng hai bàn tay ôm lấy vùng vai gáy, hai ngón tay cái miết theo đường thẳng nhằm kéo căng da ở vùng tổn thương.
  • Bóp: bóp vùng vai gáy bằng cả hai bàn tay sau đó chuyển sang bóp hai bên cổ bằng một bàn tay. Thực hiện thao tác bóp nhẹ nhàng để giúp làm mềm cơ, kích thích tuần hoàn máu và giảm đau
  • Nhào cơ vai: là kỹ thuật tác động sâu tới các tổ chức khối cơ, mạch máu và gân ở vùng cổ và vai gáy; có tác dụng thư giãn cơ, tăng tuần hoàn máu và giảm đau. Thực hiện bằng cách dùng cả 2 tay véo liên tục vùng cơ lớn; bao gồm cơ ức đòn chũm, cơ thang và cơ dental.
  • Đấm vùng vai gáy: là kỹ thuật tác động sâu đến hệ thống xương khớp, có tác dụng gây ức chế hệ thần kinh trung ương, giúp giảm đau và đem lại cảm giác thư giãn dễ chịu cho người bệnh. Thực hiện kỹ thuật đấm bằng cách nắm bàn tay rồi dùng mô ngón út đấm nhẹ nhàng trên vùng cơ vai và cổ gáy. Sau đó, duỗi thẳng bàn tay và tiếp tục dùng mô ngón út tác động lên các vùng đau nhức này.
  • Vận động khớp cổ: bên cạnh các kỹ thuật thụ động, bệnh nhân có thể kết hợp thực hiện các thao tác vận động khớp cổ để hỗ trợ giảm đau, giải phóng các cơ bị chèn ép và thúc đẩy tuần hoàn máu. Một số kỹ thuật vận động khớp cổ mà bệnh nhân có thể tự thực hiện để cải thiện triệu chứng đau vai gáy là: kéo khớp cổ, xoay cổ sang 2 bên và ngửa cổ ra trước và sau.
Một số động tác vận động khớp cổ hỗ trợ giảm đau vai gáy
Một số động tác vận động khớp cổ hỗ trợ giảm đau vai gáy.

Với thao tác xoa bóp này, bạn có thể chà nóng hai bàn tay với nhau trước khi thực hiện hoặc dùng kèm thêm tinh dầu, rượu xoa bóp để có hiệu quả cao hơn

Bước 2: Bấm huyệt Phong trì chữa đau vai gáy

Sau khi xoa bóp để làm ấm và mềm cơ, chúng ta sẽ chuyển sang bấm huyệt, là bước tác động sâu và mạnh, đem đến hiệu quả trị liệu cao hơn. Bài bấm huyệt đau cổ vai gáy này sẽ lần lượt tác động lên các vị trí huyệt: Phong trì, Phong phủ, Thiên trụ và Đại chùy.

Phong trì là cặp huyệt nằm ở chỗ lõm hai bên cổ, ngay dưới xương sọ. Xác định bằng cách dùng ngón tay vuốt dọc cơ hai bên cổ theo chiều từ dưới lên, gặp chỗ mắc dưới xương sọ là vị trí huyệt Phong trì.

Bấm huyệt Phong trì bằng cách dùng ngón cái ấn nhẹ nhàng vào vị trí huyệt trong khoảng 1-2 phút. Tác động lên huyệt Phong trì giúp giảm đau cứng vùng cổ gáy và cải thiện các triệu chứng đi kèm như đau nửa đầu, ù tai, hoa mắt.

Các vị trí huyệt trị đau vai gáy
Các vị trí huyệt trị đau vai gáy.

Bước 3: Bấm huyệt Phong phủ

Huyệt Phong phủ nằm ở chính giữa đốt sống cổ, ngay dưới xương sọ; có thể xác định bằng cách đo lên từ chân tóc gáy khoảng 1 thốn.

Tác động lên huyệt Phong phủ bằng cách ấn và giữ huyệt trong khoảng 1-2 phút. Bấm huyệt Phong phủ giúp giảm tê cứng cổ, đau vai gáy, đau nửa đầu và cải thiện các triệu chứng hoa mắt, ù tai.

Bước 4: Bấm huyệt Thiên trụ

Thiên trụ là cặp huyệt nằm ở vùng cổ gáy, xác định bằng cách đo ngang từ huyệt Á Môn sang 2 bên khoảng 1.3 thốn. (xác định vị trí huyệt Á Môn bằng cách đo từ giữa chân tóc gáy lên 0.5 thốn).

Tác động lên huyệt Thiên trụ bằng cách ấn lên vị trí huyệt trong khoảng 3-5 phút. Cặp huyệt này nằm ở vị trí nhạy cảm nên cần dùng lực vừa phải để tránh gây tổn thương mô mềm và dây thần kinh. Bấm huyệt có tác dụng chữa mất ngủ, giảm đau vai gáy, vẹo cổ, đau nửa đầu

Bước 5: Bấm huyệt Đại chùy chữa đau vai gáy

Huyệt Đại chùy nằm ngang giữa khe của đốt sống cổ cuối cùng C7 và đốt sống lưng đầu tiên D1. Xác định bằng cách để người bệnh ngồi thẳng lưng, cúi nhẹ đầu; dưới cổ sẽ nổi lên 3 u xương tròn. U xương động đậy nhiều nhất là đốt sống cổ thứ 7, huyệt Đại chùy nằm ngay dưới vị trí này.

Tác động lên huyệt Đại chùy bằng cách dùng ngón tay cái bấm và giữ huyệt trong khoảng 1-2 phút. Bấm huyệt Đại chùy giúp giảm các triệu chứng đau và tê cứng vùng cổ-vai-gáy.

Lưu ý: Độ dài 1 thốn bằng chiều ngang ngón tay cái của bệnh nhân.

Vị trí huyệt Đại chùy
Vị trí huyệt Đại chùy.

Để việc bấm huyệt đảm bảo an toàn cho người bệnh và có hiệu quả điều trị cao thì cần xác định đúng huyệt. Gần một vị trí có thể có nhiều huyệt liền nhau, do đó phải nắm bắt chính xác điểm huyệt để thực hiện thao tác, tránh nhầm lẫn dẫn đến phản tác dụng.

Nếu không có chuyên môn và chưa biết cách xác định huyệt, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế, gặp bác sĩ, chuyên gia nhờ tư vấn, hướng dẫn cụ thể trước khi tự bấm huyệt tại nhà.

Một số lưu ý khi bấm huyệt điều trị đau vai gáy

Xoa bóp bấm huyệt chữa đau vai gáy giúp đả thông kinh lạc, thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng khí trệ gây ra triệu chứng đau, nhức mỏi. Là biện pháp điều trị không xâm lấn, có thể sử dụng liên tục trong thời gian dài mà không gây ra các tác dụng phụ.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi trị liệu bằng bấm huyệt, người bệnh vẫn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chống chỉ định bấm huyệt trong các trường hợp đau vai gáy do các bệnh chèn ép tủy sống ở vùng cổ như viêm tủy, rỗng tủy, u tủy, thoát vị đĩa đệm thể trung tâm…
  • Người mắc các bệnh nội khoa và phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bấm huyệt chữa mỏi vai gáy.
  • Thời điểm tốt nhất để bấm huyệt là vào sáng sớm sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Bệnh nhân chú ý không bấm huyệt khi vừa sử dụng các chất kích thích, sau khi ăn no hoặc khi đang quá đói.
  • Trước khi bấm huyệt, bệnh nhân cần tắm rửa sạch sẽ; người thực hiện bấm huyệt cần cắt ngắn móng tay và rửa sạch tay.
  • Không bấm huyệt khi vùng da xung quanh cổ-vai-gáy đang bị xây xước, có vết thương hở hoặc viêm nhiễm để tránh gây tổn thương và nhiễm trùng da.
  • Nếu bệnh nhân có các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch đập nhanh… trong quá trình bấm huyệt thì nên dừng thực hiện, nằm nghỉ ngơi và uống nước đường nóng để ổn định huyết áp. Trong trường hợp các triệu chứng không thuyên giảm thì nên gọi cấp cứu để được xử lý kịp thời.
  • Các huyệt đạo chữa đau vai gáy thường nằm ở các vị trí nhạy cảm, vì vậy chỉ nên tác động với lực vừa phải để tránh gây tổn thương các dây thần kinh và mạch máu.
  • Không nên tự bấm huyệt đau vai gáy tại nhà khi chưa được hướng dẫn trực tiếp bởi chuyên gia. Tốt nhất người bệnh nên tới trị liệu tại các cơ sở YHCT uy tín để đảm bảo an toàn sức khỏe và hiệu quả điều trị.
  • Khả năng tác động của bấm huyệt không sâu nên chỉ thích hợp sử dụng để điều trị các chứng bệnh ở mức nhẹ và vừa. Nếu bị đau nhiều và đau do các bệnh lý mạn tính, cần dùng phối hợp với các biện pháp khác để điều trị bệnh dứt điểm.
  • Trị liệu bằng xoa bóp bấm huyệt cần kết hợp với điều chỉnh các thói quen và tư thế xấu, đồng thời tăng cường nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng để nhanh chóng kiểm soát các triệu chứng hoàn toàn.

Bấm huyệt chữa đau vai gáy là biện pháp chữa bệnh không dùng thuốc an toàn và hiệu quả, có thể sử dụng để cải thiện các chứng đau do thói quen sinh hoạt xấu hoặc do nguyên nhân bệnh lý. Người bệnh bị nhức mỏi cổ-vai-gáy nên tới các cơ sở y tế uy tín để được điều trị theo đúng kỹ thuật, đem lại hiệu quả cao và tránh những rủi ro không đáng có.

Bấm huyệt chữa đau vai gáy ở đâu?

Bấm huyệt chữa đau vai gáy là biện pháp trị liệu an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, nếu tự thực hiện tại nhà mà không có sự hướng dẫn và giám sát của chuyên gia sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Xác định sai huyệt và sử dụng lực không phù hợp sẽ không đảm bảo hiệu quả trị liệu và có thể gây tổn thương tới hệ thống mô, cơ và dây thần kinh.

Người bệnh vì vậy tốt nhất không nên tự bấm huyệt chữa đau vai gáy mà cần tìm tới các nhân có thể tham khảo một số địa chỉ bấm huyệt chữa đau vai gáy tiêu biểu dưới đây cơ sở châm cứu bấm huyệt uy tín để được điều trị bởi các chuyên gia có trình độ chuyên môn, kỹ thuật tốt.

Array

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Doãn Hồng Phương

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Bệnh học

Đặt lịch khám chữa bệnh

03/12

hôm nay

04/12

Ngày mai

05/12

Ngày kìa

+

Khác