Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Gợi Ý Các Cách Bấm Huyệt Chữa Tê Chân Tay Hiệu Quả Tại Nhà
Trong y học cổ truyền, bấm huyệt chữa tê chân tay là phương pháp giúp giảm các triệu chứng đau nhức, tê mỏi hiệu quả. Vậy, bấm huyệt thế nào cho đúng cách và đạt hiệu quả cao nhất?
Các nguyên nhân gây tê chân
Tê chân thường xuyên có thể do bệnh lý hay một vấn đề sức khoẻ nào đó. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng tê chân, có thể kể đến như:
- Tư thế: Thói quen tư thế gây áp lực lớn lên dây thần kinh hoặc làm giảm lưu lượng máu ở chi dưới như vắt chéo chân quá lâu, ngồi hoặc quỳ thời gian dài… là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tê chân tạm thời.
- Chấn thương: Các chấn thương ở cột sống, hông, cẳng chân, mắt cá chân… cũng có thể là nguyên nhân gây áp lực lên dây thần kinh và khiến bàn chân tê bì.
- Bệnh tiểu đường: Một số bệnh nhân tiểu đường phát triển loại tổn thương thần kinh, gây tê, ngứa và đau ở bàn chân.
- Các vấn đề về lưng và đau thần kinh toạ: Các vấn đề ở lưng như thoát vị đĩa đệm cột sống có thể chèn ép dây thần kinh dẫn đến chân, làm tê chân hoặc rối loạn cảm giác.
Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa tê chân hiệu quả
Theo y học cổ truyền, bấm huyệt có tác dụng giảm tê chân bằng cách tạo áp lực lên các điểm cụ thể trên cơ thể. Phương pháp bấm huyệt được thực hiện tại các huyệt ở bàn chân. Dưới đây là một số cách bấm huyệt chữa tê chân có thể áp dụng tại nhà:
- Huyệt Túc tam lý: Huyệt này được sử dụng nhằm giảm triệu chứng tê và ngứa ở chân. Túc tam lý nằm ở phía ngoài khoảng 4 ngón tay dưới xương đầu gối. Để bấm huyệt, dùng ngón tay cái hoặc ngón trỏ bấm trực tiếp vào huyệt vị bằng một lực vừa đủ. Thực hiện trong thời gian từ 1 – 3 phút với tần suất 1 – 2 lần.
- Huyệt A thị: Được thực hiện ở vị trí tê nhiều nhất. Dùng ngón tay cái day ấn vào điểm đau nhức từ ngoài vào trong theo chiều kim đồng hồ. Cường độ tăng dần trong thời gian 5 phút. Sau đó sử dụng ngón tay khác tác động lên vị trí huyệt vị với mức độ nhẹ hơn trong khoảng 1 phút. Day huyệt A thị có thể giúp giảm triệu chứng tê bì hiệu quả.
- Huyệt Tam âm giao: Ở vị trí 4 ngón tay trên mắt cá chân phí trong, sau đường viền bên trong của xương chày. Day ấn huyệt bằng ngón tay cái trong 5 phút và lặp lại cho chân còn lại.
- Huyệt Dương lăng tuyền: Nằm ở mặt bên của cẳng chân, chỗ lõm trước và thấp hơn đầu của xương mác. Bấm huyệt Dương lăng tuyền giúp giảm đau, tê ở chân và đầu gối. Dùng ngón cái hoặc ngón trỏ day ấn lên vị trí huyệt hoặc có thể thực hiện chuyển động tròn bằng ngón tay.
- Huyệt Phong trì: Nằm ở đường giữa mặt bên của đùi, ngay dưới đầu ngón tay giữa khi cánh tay duỗi ra ở cạnh chân. Để giảm triệu chứng tê chân, dùng ngón cái hoặc ngón trỏ tạo áp lực hoặc thực hiện chuyển động tròn.
Tham khảo cách bấm huyệt chữa bệnh tê tay
Ngoài các cách bấm huyệt chữa tê chân, y học cổ truyền cũng sử dụng bấm huyệt chữa tê tay với cách thực hiện như sau:
- Dùng tay trái đặt lên tay phải và miết dọc theo các khe giữa của ngón tay.
- Sau đó xoa bóp mạnh vào các khớp của ngón tay và lắc nhẹ bàn tay.
- Kế đến lấy bàn tay trái vuốt từ trên cẳng tay xuống dưới ngón tay từ 5 – 7 lần.
- Với phương pháp này, bệnh nhân có thể tự thực hiện đối với tay bị tê hoặc nhờ người thân hỗ trợ.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể thực hiện xoa bóp bấm huyệt ở bàn tay bị tê. Đầu tiên nắm chặt tay sau đó xòe thẳng ra bằng một lực mạnh nhất có thể. Sau đó dùng tay không bị tê xoa bóp nhẹ từ cổ tay xuống lòng bàn tay, các ngón tay.
Lưu ý không thể bỏ qua khi bấm huyệt chữa tê chân tay
Xoa bóp bấm huyệt là phương pháp trị liệu khá an toàn nhưng trong quá trình thực hiện, người bệnh cũng cần rất cẩn thận để hạn chế những rủi ro không mong muốn. Dưới đây là một số lưu ý cần nhớ khi bấm huyệt chữa tê chân hoặc tay:
- Để quá trình bấm huyệt chữa tê bì chân tay đạt hiệu quả và an toàn, tốt hơn hết người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám cũng như hướng dẫn cụ thể.
- Không tiến hành xoa bóp bấm huyệt khi người bệnh đang gặp vấn đề chấn thương tại vị trí huyệt đạo.
- Lực bấm các huyệt trị tê chân tay phải tác động đến khi có cảm giác tức nặng, mang đến cảm giác dễ chịu.
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý da liễu hoặc bị tổn thương trên da như mọc mụn nước, viêm nhiễm tại vùng da huyệt đạo… cũng không nên bấm huyệt.
- Trước khi xoa bóp bấm huyệt, người bệnh không nên ăn quá no hoặc quá đói, không dùng các chất kích thích như cà phê, chè. Nên ăn nhẹ trước khi bấm huyệt.
Lưu ý một số biện pháp phòng tránh tê bì tay chân
Tê bì chân tay là căn hiện tượng phổ biến ở người già, người thừa cân hay phụ nữ mang thai. Triệu chứng này kéo dài sẽ gây khó khăn trong sinh hoạt. Do đó, việc phòng ngừa chứng tê chân tay cần được thực hiện song song với chế độ điều trị. Một số phương pháp phòng ngừa được bác sĩ khuyến cao như:
- Tăng cường vận động, thường xuyên tập các bài thể dục phù hợp giúp cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai.
- Ngủ đủ giấc và đúng giờ là thói quen giúp cơ thể khỏe mạnh. Thiếu ngủ kéo dài có thể gây mệt mỏi, não bộ phải hoạt động liên tục, gây ra tình trạng tê chân tay.
- Cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin và khoáng chất nhằm tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa tê bì chân tay.
- Tránh làm việc quá sức bằng các công việc nặng nhọc, làm việc nhiều giờ trước máy tính hoặc ngồi xổm quá lâu làm mạch máu khó lưu thông, gây tê chân tay.
- Có thể xoa bóp tay chân trước khi đi ngủ để máu lưu thông tốt hơn, tránh bị tê chân tay sau khi thức dậy.
- Bên cạnh các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, người bệnh cũng cần hạn chế thực phẩm không tốt như đồ chiên rán, rượu bia, thuốc lá… Nên bổ sung nhiều trái cây, ngũ cốc, rau xanh, ..trong thực đơn hàng ngày.
- Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là từ nóng chuyển sang lạnh, cần giữ ấm cơ thể.
- Có thể ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ để quá trình lưu thông máu tốt hơn, đồng thời giúp giấc ngủ sâu hơn.
- Đôi khi cảm giác tê chân tay có thể là dấu hiệu của mất nước. Vì vậy, hãy chắc chắn uống đủ liều lượng nước mỗi ngày. Nam giới cần khoảng 13 ly nước mỗi ngày (cả thức ăn lẫn đồ uống). Trong khi đó nữ giới cần khoảng 9 ly nước hàng ngày.
- Giày dép quá chật cũng có thể dẫn đến một số vấn đề cho đôi chân, trong đó có cả cảm giác tê bì. Vì vậy, hãy chắc chắn dùng giày dép đúng kích cỡ.
- Luôn giữ cân nặng ở mức vừa phải, việc tăng cân quá mức có thể tạo áp lực lên cột sống… chèn dây thần kinh, gây tê chân tay.
- Trường hợp tê bì chân tay thường xuyên và có dấu hiệu nặng hơn, cần phải đi khám bác sĩ và điều trị các bệnh lý tiềm ẩn bên trong như rối loạn chuyển hóa, bệnh xương khớp… Lúc này, tê bì chân tay là do biến chứng dây thần kinh ngoại biên. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến mất cảm giác hoàn toàn.
Bấm huyệt chữa tê chân là phương pháp trị khá an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, nếu thực hiện sai cách vẫn gây ra những hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, trước khi thực hiện bấm huyệt, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, giữ tinh thần thoải mái trong quá trình điều trị.
Chuyên khoa
Bệnh học
Trị liệu
- Bấm huyệt chữa mặt lệch
- Bấm Huyệt Hạ Sốt Hiệu Quả Không? Nên Thực Hiện Thế Nào?
- Hướng Dẫn Cách Xoa Bóp Tay Đơn Giản Giúp Thư Giãn Tức Thì
- Cách Bấm Huyệt Chữa Bệnh Tim Mạch Hiệu Quả, Chuẩn Đông Y
- Bấm Huyệt Chữa Tiểu Đêm: Công Dụng, Huyệt Đạo Được Dùng
- Dầu xoa bóp xương khớp thái lan
- Bấm huyệt trị mất ngủ
- Xoa chân chữa mất ngủ
- Bấm Huyệt Giảm Ngứa: Giải Pháp Tự Nhiên Cho Da Khỏe Mạnh
- Bấm Huyệt Lưu Thông Khí Huyết Có Tốt Không? Lưu Ý Khi Thực Hiện