Hướng Dẫn Cách Tập Phục Hồi Chức Năng Cho Người Tai Biến

Ngày cập nhật: 04/04/2024 Biên tập viên: Thu Hà

Tai biến là nguyên nhân hàng đầu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động, thậm chí gây tàn phế. Các chuyên gia y tế đã khuyến cáo, thời điểm vàng để người bệnh cần luyện tập cải thiện sức khỏe là 48-72 giờ kể từ khi tai biến. Dưới đây là một vài cách tập phục hồi chức năng cho người tai biến hiệu quả, giúp bệnh nhân giảm thiểu di chứng về lâu dài.

Tại sao nên tập phục hồi chức năng cho người tai biến?

Tai biến là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay, luôn nằm trong top 3 những căn bệnh gây tử vong cao hàng đầu thế giới. Không những thế, căn bệnh này còn để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh, trong đó phổ biến nhất là vận động khó khăn, rối loạn ngôn ngữ, liệt nửa người,… Chính vì vậy, theo các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh cần phải tập phục hồi chức năng sau tai biến càng sớm càng tốt, để giảm di chứng và sớm hoà nhập vào xã hội.

Tập phục hồi chức năng sau tai biến giúp người bệnh giảm được nhiều di chứng nguy hiểm
Tập phục hồi chức năng sau tai biến giúp người bệnh giảm được nhiều di chứng nguy hiểm

Tập phục hồi cho người bệnh tai biến đem lại những lợi ích cụ thể như sau:

  • Tăng cường lực cơ, hỗ trợ duy trì vận động.
  • Giúp người bệnh có thể giữ thăng bằng trở lại và di chuyển dễ dàng hơn.
  • Ngăn ngừa và cải thiện yếu hoặc liệt nửa người.
  • Cải thiện khả năng ngôn ngữ, giúp người bệnh dễ phát âm hơn.
  • Phòng ngừa và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm khác nếu có.
  • Giúp người bệnh giảm bớt cảm giác tự ti, từ đó sống vui vẻ và lạc quan hơn.

Thông thường, khả năng phục hồi ở người tai biến sẽ được chia ra thành 4 giai đoạn, bao gồm giai đoạn 1 từ 0-24 giờ, giai đoạn 2 từ 24 giờ đến 3 tháng, giai đoạn 3 từ 3-6 tháng và giai đoạn 4 là trên 6 tháng. Theo đó, thời điểm lý tưởng nhất để tập phục hồi là ở giai đoạn 2.

Hướng dẫn cách tập phục hồi chức năng cho người tai biến

Các bệnh nhân sau khi ổn định thì nên tập phục hồi chức năng ngay lập tức. Trong giai đoạn này, những bài tập cũng tương đối nhẹ nhàng, chủ yếu là bài tập tăng sức mạnh của cơ, sức nặng lên chân, tập giữ thăng bằng,… Mặc dù vậy vẫn có một số trường hợp tự tập luyện dẫn đến sai cách, gây ra hậu quả xấu, nguy cơ bị tê liệt vĩnh viễn. Chính vì thế, người bệnh vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để được xây dựng những bài tập riêng cho phù hợp với thể trạng.

Dưới đây là một số bài tập được khuyến cáo thực hiện mà bạn có thể tham khảo:

Bài tập đứng thăng bằng

Bài tập tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất khó khăn đối với bệnh nhân bị tai biến. Thế nên đây thường sẽ là bài tập đầu tiên hỗ trợ người bệnh.

Bài tập giữ thăng bằng là bước đệm đầu giúp bệnh nhân hồi phục
Bài tập giữ thăng bằng là bước đệm đầu giúp bệnh nhân hồi phục

Để có thể tập đứng thăng bằng, người bệnh sẽ cần tập gập và duỗi các bộ phận bao gồm khớp gối, khớp háng, đặc biệt là bên bị liệt, rồi từ từ ngồi và đứng dậy. Trước khi có thể đứng thăng bằng, bệnh nhân bắt buộc cần phải đứng thẳng người trước, rồi từ từ chia đều trọng lượng cho 2 chân. Sau đó, tùy theo khả năng mà có thể quay đầu, nhẹ nhàng nghiêng người, đưa tay sang phải, sang trái, lên trên hoặc xuống dưới,…

Bài tập đi bộ

Khi đã tập đứng thăng bằng được thì người bệnh có thể chuyển sang bài tập đi bộ, mỗi ngày nên đi ít nhất 15 phút. Thời gian đầu tiên khi luyện tập thì có thể phải cần dụng cụ hỗ trợ như gậy, nạng hoặc cần có người nhà giúp đỡ. Tuy nhiên, chỉ cần một khoảng thời gian sau chịu khó, kiên trì tập luyện thì sẽ có thể tự đi được và mức độ phục hồi có thể lên đến 80%. Bài tập phục hồi chức năng này được xem là một trong những cách điều trị tai biến mạch máu não cực kỳ hiệu quả, đặc biệt dành cho người lớn tuổi.

Bài tập phục hồi các cơ ở bên liệt

Thông thường khi bị tai biến, người bệnh sẽ bị liệt một bên người. Chính vì vậy, những bài tập phục hồi là vô cùng cần thiết, hỗ trợ bệnh nhân cải thiện được khả năng vận động. Các bài phục hồi cơ bên liệt sẽ cần thêm một vài loại dụng cụ tập đặc biệt theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhẹ thì bệnh nhân có thể luyện theo theo cách như sau:

  • Bài tập cho cổ: Đỡ bệnh nhân ngồi dậy một cách nhẹ nhàng, sau đó để người bệnh tập ngoái cổ nhìn về phía 2 bên vai, phía sau hoặc đơn giản là cúi đầu và ngẩng đầu lên.
  • Bài tập cho tay: Phía bên tay nửa người bị liệt, bệnh nhân có thể gập – duỗi hoặc thử thực hiện động tác bật và tắt công tắc, kéo hoặc đóng ngăn tủ,…
  • Bài tập cho chân: Cho bệnh nhân ngồi thẳng người, rồi từ từ để họ tự đưa chân bên  lành sang bên bị liệt để bắt chéo. Giữ nguyên tư thế như vậy đến khi chân liệt không còn run, giật thì dừng, trong khoảng tầm 5-10 phút.
Bài tập phục hồi cơ bên bị liệt giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại khả năng vận động
Bài tập phục hồi cơ bên bị liệt giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại khả năng vận động

Bài tập nói

Theo nghiên cứu, trong các trường hợp bệnh nhân bị tai biến thì có đến 20% số người mất khả năng nói, rối loạn ngôn ngữ và khó khăn trong việc phát âm. Chính vì vậy người nhà có thể động viên để tập phục hồi chức năng nói cho bệnh nhân bằng cách tập đếm số, tập đọc bảng chữ cái. Sau một khoảng thời gian thì có thể đọc một đoạn văn ngắn hoặc tập nói chuyện với mọi người xung quanh.

Bài tập nằm và lăn trở

Cũng vì người bệnh sau tai biến cơ thể bị ảnh hưởng, khó khăn trong vận động nên ở giai đoạn đầu, người thân có thể hỗ trợ tập cho người bệnh động tác thay đổi tư thế nằm. Nếu có thể hãy tập lăn trở người từ bên bị yếu/bị liệt sang bên lành. Người bệnh có thể dùng tay bên lành để nâng chân bị liệt rồi dùng sức xoay thân mình sang từ từ.

Bài tập sử dụng một tay

Một trong những cách tập phục hồi chức năng cho người tai biến phổ biến nhất đó là bài tập tay cho bên liệt. Cách bài tập khuyến cáo nên tập hàng ngày đó là:

Bài tập gập ngón tay giúp cử động các khớp được trơn tru
Bài tập gập ngón tay giúp cử động các khớp được trơn tru
  • Bài tập nắm bóng: Nắm một quả bóng có kích thước vừa với lòng bàn tay, bóp bóng và giữ để thư giãn, thực hiện khoảng 10 lần.
  • Bài tập bóp bóng: Kẹp quả bóng giữa ngón tay cái và ngón giữa, sau đó đưa lên để ép dần dần vào, lặp lại khoảng 10 lần.
  • Bài tập các khớp ngón tay: Đặt một miếng nhựa dẻo mỏng trong lòng bàn tay, nắm lại, mở ra khoảng 10 lần.
  • Bài tập gập từng ngón tay: Cố gắng giữ thẳng ngón tay bên bị liệt, sau đó dùng tay bên lành bẻ gập từng ngón tay lại.

Bài tập tự vận động

Với bài tập tự vận động, người bệnh sẽ phòng ngừa được biến chứng cứng cơ, teo khớp, đi lại dễ dàng hơn:

  • Bài tập đan tay đưa cao lên qua đầu: Để các ngón tay ở 2 bàn tay đan vào nhau, dùng lực dần dần duỗi thẳng về phía đầu, sau đó đưa về vị trí cũ, thực hiện điều độ 10-15 lần mỗi ngày.
  • Đẩy mông lên khỏi mặt phẳng: Bệnh nhân nằm ngửa trên giường hoặc một mặt phẳng bất kỳ, đặt hai tay dọc theo thân, hai chân gấp lại, cố gắng dùng sức để đẩy hông lên cao và càng lâu càng tốt. Lặp lại động tác từ 10-12 lần mỗi ngày.

Những lưu ý khi tập phục hồi chức năng cho người bệnh tai biến

Trong quá trình tập phục hồi chức năng cho người bệnh tai biến, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Người bệnh sau tai biến cần có chế độ dinh dưỡng khoa học để đủ năng lượng cần thiết
Người bệnh sau tai biến cần có chế độ dinh dưỡng khoa học để đủ năng lượng cần thiết
  • Nên nắm bắt thời điểm vàng để tập phục hồi là từ 48-72 giờ sau khi ổn định. Khi bệnh nhân tập phục hồi thì cần có người thân hoặc bác sĩ ở bên cạnh túc trực, hỗ trợ kịp thời.
  • Giữ thói quen sinh hoạt lành mạnh, ăn đủ chất, thức ăn luôn được chế biến mềm để dễ dàng tiêu hóa. Đồng thời bỏ thói quen hút thuốc, hạn chế ăn nhiều gia vị và tuyệt đối tránh xa đồ lên men.
  • Thường xuyên vận động, tránh nằm lâu bị tắc mạch hoặc, giữ tư thế đúng để tránh co rút, cứng khớp hoặc biến dạng khớp, trong sinh hoạt hàng ngày có thể dùng dụng cụ trợ giúp.
  • Điều trị đồng thời các bệnh có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây tai biến nhẹ như bệnh tiểu đường, huyết áp cao, mỡ máu cao,…
  • Tập phục hồi chức năng là một hành trình vất vả, người bệnh cần phải thật sự kiên trì và quyết tâm cao độ.

Trên đây là 7 cách tập phục hồi chức năng cho người tai biến hiệu quả mà Đông Phương Y Pháp muốn gửi đến độc giả. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp bệnh nhân phục hồi một cách nhanh chóng và an toàn.

Xem Thêm: TOP 6 Bệnh Viện Phục Hồi Chức Năng Bình Dương Uy Tín

Array

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Bệnh học

Đặt lịch khám chữa bệnh

08/10

hôm nay

09/10

Ngày mai

10/10

Ngày kìa

+

Khác