Phục Hồi Chức Năng Khớp Vai Với Bài Tập Đơn Giản, Hiệu Quả

Ngày cập nhật: 04/04/2024 Biên tập viên: Thu Hà

Khớp vai có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của toàn bộ chi trên, đảm bảo các cơ, xương khớp linh hoạt, dẻo dai và dễ dàng thực hiện các chức năng hàng ngày. Do nhiều nguyên nhân như chấn thương, thoái hóa mà bộ phận này gặp vấn đề bất thường. Khi đó, bên cạnh các biện pháp điều trị, bệnh nhân được bác sĩ chỉ định chương trình phục hồi chức năng khớp vai để nhanh chóng trở về với trạng thái bình thường. Ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu mục đích, nguyên tắc trị liệu cùng những bài tập đơn giản, hiệu quả nhất. 

Mục đích phục hồi chức năng khớp vai

Trong quá trình sinh hoạt, làm việc hàng ngày, chúng ta có khả năng bị chấn thương ở khu vực khớp vai. Đây là hiện tượng chỏm cánh tay trật khỏi ổ chảo, một số trường hợp bao khớp, dây chằng, sụn viền bị rách hoặc xương ổ chảo, xương cánh tay bị dập, gãy, vỡ. Tình trạng này vừa ảnh hưởng đến khả năng lao động, quá trình sinh hoạt hàng ngày, vừa tiềm ẩn nguy cơ thoái hóa khớp và suy giảm chức năng vai sau này.

Để ngăn ngừa biến chứng và giúp bệnh nhân sớm ổn định tình hình sức khỏe, ngoài các biện pháp điều trị, bác sĩ còn chỉ định chương trình phục hồi chức năng phù hợp. Sau khi gặp chấn thương hoặc can thiệp ngoại khoa, những chương trình phục hồi chức năng sẽ giúp bệnh nhân trở về với cuộc sống sinh hoạt, công việc như bình thường.

Phục hồi chức năng khớp vai nên thực hiện từ sớm
Phục hồi chức năng khớp vai nên thực hiện từ sớm

Theo các chuyên gia, mục đích phục hồi chức năng khớp vai bao gồm:

  • Tăng cường sức mạnh cho các cơ quanh khớp vai, giúp khớp vai ổn định, linh hoạt.
  • Các bài tập hỗ trợ giảm đau, kháng viêm và tránh vết thương lan rộng, gây ra nhiều biến chứng.
  • Phục hồi chức năng khớp vai giúp kéo căng một số cơ, khôi phục khả năng vận động của cơ.
  • Chương trình phục hồi chức năng chú trọng đến các nhóm cơ bao gồm: Cơ Thang, cơ Delta, cơ trên gai, cơ dưới gai, cơ dưới vai, cơ Tam đầu, cơ Nhị đầu.

Thông thường, mỗi chương trình phục hồi chức năng khớp vai kéo dài từ 4 – 6 tuần nếu không có thêm những chỉ định khác. Các bác sĩ khuyến khích sau khi phục hồi, bệnh nhân vẫn nên tiếp tục duy trì chương trình này sau một thời gian nữa để bảo vệ, duy trì sức khỏe cho vai.

Nguyên tắc tập luyện phục hồi chức năng khớp vai

Như đã nói, chương trình phục hồi chức năng khớp vai chính là cách để bệnh nhân đẩy nhanh quá trình lành thương, lấy lại khả năng vận động của cơ quan này, có thể sinh hoạt, làm việc, giải trí như bình thường. Các chuyên gia chia sẻ nguyên tắc tập luyện phục hồi chức năng khớp vai đó là:

  • Bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ, kỹ thuật viên, kể cả khi tập luyện tại trung tâm hay tại nhà.
  • Bác sĩ cần xây dựng kế hoạch tập luyện phù hợp với từng tình trạng bệnh, đồng thời giám sát bệnh nhân để đảm bảo an toàn, hiệu quả.
  • Tác động trực tiếp đến nhóm cơ, xương vai để giảm đau, chống sưng viêm, tăng độ linh hoạt, dẻo dai cho bộ phận này.
  • Người bệnh tập luyện liên tục, kiên trì cho đến hết thời gian được yêu cầu, không tự ý bỏ cuộc, chán nản.
Người bệnh cần tập luyện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ
Người bệnh cần tập luyện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ

10 bài tập phục hồi chức năng khớp vai hiệu quả, đơn giản

Sau khi thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng, mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân, đồng thời chỉ định chương trình phục hồi chức năng khớp vai sau đó.

Thông thường, trong chương trình phục hồi chức năng sẽ gồm nhiều phương pháp như vận động trị liệu, hoạt động trị liệu,… Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là áp dụng các bài tập tại nhà. Dưới đây là gợi ý 10 bài tập phục hồi chức năng khớp vai đơn giản, hiệu quả được các bài sĩ khuyến khích tập luyện:

Bài tập co duỗi khuỷu tay

Bài tập co duỗi khuỷu tay với các động tác đơn giản, dễ thực hiện, tác động trực tiếp đến cơ nhị đầu nên giúp giảm đau, tránh tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh có thể bắt đầu ở tư thế đứng hoặc ngồi sao cho thoải mái nhất.
  • Sử dụng 1 quả tạ nặng khoảng 2kg để hỗ trợ.
  • Tay đang bị tổn thương sẽ cầm tạ, co duỗi khuỷu tay lên, xuống nhịp nhàng.
  • Thực hiện bài tập co duỗi khuỷu tay từ 10 – 15 lần mỗi ngày, có thể tập luyện nhiều hơn nếu đảm bảo sức khỏe.
  • Chú ý bệnh nhân nên thực hiện chậm theo từng nhịp, không co duỗi quá nhanh dễ gây chấn thương.

Bài tập dao động cánh tay phục hồi chức năng khớp vai

Bài tập dao động cánh tay trong chương trình phục hồi chức năng khớp vai tác động trực tiếp đến các nhóm cơ chính là cơ dưới gai, cơ trên gai, cơ delta. Người bệnh tập luyện các động tác này thường xuyên sẽ hỗ trợ giảm đau nhức, khôi phục khả năng vận động linh hoạt, hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên bệnh nhân đứng cạnh một chiếc ghế, bàn hoặc vật chắc chắn, tay bám vào đồ vật này để tạo thế vững, an toàn khi tập luyện.
  • Tay bệnh vận động tự do dọc theo cơ thể.
  • Chú ý để tay dao động nhẹ nhàng như con lắc theo hướng trước – sau, ngang và vòng tròn, mỗi lần tập khoảng 1 phút, có thể tập nhiều lần trong ngày.
  • Bệnh nhân tuyệt đối không được dao động tay vòng ra phía sau lưng khi tập bài tập này.
Bài tập dao động cánh tay phục hồi chức năng khớp vai
Bài tập dao động cánh tay phục hồi chức năng khớp vai

Bài tập vít vai – gáy

Bài tập vít vai – gay có thể phục hồi chức năng cho khớp vai rất tốt, được bác sĩ khuyến khích người bệnh thực hiện vì chúng có khả năng kéo căng các cơ trên vai, giảm đau, đồng thời bệnh nhân dễ dàng vận động, sinh hoạt.

Cách thực hiện:

  • Ban đầu, bạn nằm ở trên sàn hoặc thảm trong tư thế thoải mái nhất, để hai tay đan vào nhau và đặt sau chẩm, lúc này hai khuỷu tay dang rộng hai bên.
  • Tiếp đến nhổm đầu và ngửa người lên, xoay người và hai tay về phía vai lành.
  • Lúc này tay lành xoay chếch ra phía trên của đầu và phần cánh tay chịu lực đè của nửa thân trên.
  • Dùng tay đau vít mạnh lên vai gáy bên đau về phía tay lành, xoay người trở về tư thế ban đầu.
  • Người bệnh nên thực hiện động tác này mỗi phút 5 lần và tăng thời gian tập luyện khi đã quen dần.

Bài tập xoay trong

Đây là bài tập tác động trực tiếp đến cơ dưới vai, hỗ trợ kéo căng nhóm cơ này một cách có kiểm soát, từ đó người bệnh sẽ giảm đau nhanh chóng, đồng thời khôi phục được khả năng vận động, sớm trở lại với cuộc sống sinh hoạt bình thường. Bài tập phục hồi chức năng khớp vai này khá đơn giản, dễ áp dụng.

Cách thực hiện:

  • Bệnh nhân đứng thẳng, sử dụng một cây gậy nhỏ đặt phía sau lưng.
  • Dùng tay đang bị tổn thương vai để nắm vào cuối cây gậy, tay còn lại nắm vào gần vị trí tay đau.
  • Lúc này bạn kéo để thân gậy xa tay lành nhất có thể, tuy nhiên không nên kéo quá mức vì có thể khiến khớp vai bị đau nhức.
  • Nên giữ nguyên tư thế này trong khoảng 30 giây, sau đó thư giãn 30 giây rồi lặp lại các động tác này, từ 5 – 10 lần.
Đây là bài tập tác động trực tiếp đến cơ dưới vai
Đây là bài tập tác động trực tiếp đến cơ dưới vai

Bài tập xoay ngoài phục hồi chức năng khớp vai

Trong chương trình phục hồi chức năng khớp vai, người bệnh được hướng dẫn tập luyện bài tập xoay ngoài. Bài tập này tác động đến cơ vai trên và cơ tròn nhỏ nhằm mục đích kéo giãn các cơ, hỗ trợ giảm đau và tăng cường sức mạnh, độ linh hoạt cho khớp vai.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh bắt đầu với tư thế đứng thẳng, dùng tay bị chấn thương để cầm vào phía đầu cây gậy, tay lành cầm đầu còn lại sao cho hai khuỷu tay vuông góc với cơ thể.
  • Tiến hành di chuyển gậy theo chiều ngang để tay đau được di chuyển ra phía ngoài tối đa.
  • Chú ý giữ tư thế này trong 30 giây, thả lỏng để thư giãn rồi lặp lại động tác này từ 7 – 10 lần, kiên trì liên tục mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bài tập nằm ngửa viết chữ

Bài tập nằm ngửa viết chữ tác động trực tiếp đến cơ bậc thang giữa và cơ răng cưa. Khi tập luyện, người bệnh sẽ khắc phục được tình trạng teo cơ, cứng khớp, đau vai, tăng khả năng vận động linh hoạt cho khớp vai và nhanh chóng trở về trạng thái bình thường.

Cách thực hiện:

  • Ban đầu, bệnh nhân nằm ngửa trên sàn hoặc thảm, chân thẳng dọc cơ thể.
  • Nâng tay đau chỉ thẳng lên trời, tay lành gác lên bụng.
  • Lúc này bệnh nhân tiến hành viết chữ lên không trung, trong quá trình viết không để khuỷu tay, cổ tay, ngón tay, bàn tay bị xê dịch, việc cố định các bộ phận này sẽ đạt được kết quả cao hơn.
  • Dùng cánh tay để cử động khớp vai khi tập động tác này.
  • Người bệnh nằm ngửa viết chữ 2 lần mỗi ngày, mỗi lần tập viết 2 bộ bảng chữ cái.
Để thực hiện bài tập này, người bệnh nằm thẳng trên sàn hoặc thảm
Để thực hiện bài tập này, người bệnh nằm thẳng trên sàn hoặc thảm

Bài tập căng vai khi nằm

Bài tập này được chỉ định thực hiện đối với trường hợp có vấn đề về khớp vai ở mức độ nhẹ đến trung bình như đau nhức, viêm quanh khớp vai. Bài tập căng vai khi nằm dù đơn giản nhưng tác động đến cơ, khớp vai để đẩy nhanh quá trình lành bệnh.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh nằm trên sàn hoặc thảm, nghiêng về phía cánh tay bị đau vai, chú ý cánh tay duỗi thẳng và đầu gối hơi gập.
  • Tiếp đến gập cánh tay có vai bị tổn thương sao cho khuỷu tay tạo thành góc 90 độ, đồng thời cẳng tay nâng lên khỏi mặt đất, ngón tay hướng lên trần nhà.
  • Lúc này bạn sử dụng cánh tay lành để đẩy tay bị tổn thương xuống mặt đất.
  • Giữ nguyên tư thế này trong 60 giây rồi trở về tư thế ban đầu, lặp lại 3 – 4 lần mỗi ngày.

Phục hồi chức năng khớp vai – Uốn cong vai khi nằm

Với những người gặp tổn thương ở vai, đặc biệt là viêm quanh khớp vai nên áp dụng bài tập uốn cong vai khi nằm. Các động tác này sẽ tăng cường sức mạnh cho cánh tay, khớp vai để vai linh hoạt, đồng thời đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh bắt đầu với tư thế nằm trên sàn hoặc thảm tập, chân để thẳng, đồng thời hai tay thả lỏng hai bên cơ thể.
  • Sau đó dùng tay không đau từ từ nâng cánh tay đang bị chấn thương lên theo phương thẳng đứng.
  • Chú ý cánh tay lành sẽ giữ khuỷu tay của cánh tay bệnh để hỗ trợ chuyển động trên cao.
  • Lúc này bạn hạ cánh tay qua đầu cho đến khi cảm thấy căng vai, giữ trong 10 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
  • Nên lặp lại bài tập uốn cong vai khi nằm 5 – 7 lần mỗi ngày.
Đây là bài tập tăng cường sức mạnh cho cánh tay, khớp vai
Đây là bài tập tăng cường sức mạnh cho cánh tay, khớp vai

Căng vai bằng khăn hoặc dây tập

Căng vai cũng là một trong các bài tập phục hồi chức năng khớp vai hiệu quả, được bác sĩ khuyến khích thực hiện trong trường hợp gặp chấn thương ở vai.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên bệnh nhân đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai.
  • Tay cầm một chiếc khăn to hoặc dây tập co giãn.
  • Tiếp đến, nâng cánh tay phải lên, hơi vòng ra phía sau đầu, khuỷu tay cong để khăn kéo dài xuống lưng.
  • Bạn đưa tay trái ra sau, nắm lấy phần còn lại của chiếc khăn, kéo nhẹ nhàng để vai trái cảm thấy căng.
  • Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 20 giây rồi dùng lực ở tay trái kéo khăn xuống để vai phải căng ra.
  • Người bệnh nên tập bài tập này mỗi bên 5 lần và duy trì hàng ngày để đạt được kết quả cao nhất.

Bài tập nhún vai

Bài tập nhún vai giúp tăng cường sức mạnh cho các cơ vai, ổn định khớp vai, giúp bộ phận này thêm phần linh hoạt, dẻo dai, nhanh chóng trở về với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh ngồi trên ghế, dùng hai tay giữ vật nặng khoảng 1,5kg, đồng thời hai chân buông lỏng.
  • Lúc này nâng cánh tay trên ra ngoài, song song với mặt đất, khuỷu tay cong một góc 90 độ, lòng bàn tay và ngón tay hướng vào bên trong cơ thể.
  • Thở ra nhẹ nhàng và từ từ nâng cánh tay, duỗi tay cao ngang đầu.
  • Người bệnh giữ nguyên tư thế này trong khoảng 3 – 5 giây, hít vào rồi trở về trạng thái ban đầu.
  • Chú ý giữ lưng thẳng, cơ bụng co trong suốt quá trình tập luyện, thực hiện 12 lượt mỗi lần.
Bài tập nhún vai cần sự hỗ trợ của tạ nhỏ
Bài tập nhún vai cần sự hỗ trợ của tạ nhỏ

Một số lưu ý khi phục hồi chức năng khớp vai

Khi phục hồi chức năng khớp vai, để đạt được hiệu quả cao, nhanh chóng và đảm bảo an toàn tuyệt đối, người bệnh cần chú ý những vấn đề như:

  • Nên tham khảo ý kiến chuyên gia, bác sĩ trước khi tập luyện, đồng thời tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ đưa ra.
  • Kiên trì tập luyện, trị liệu theo phác đồ bệnh, không nóng vội hay có tâm lý chán nản, bỏ cuộc.
  • Khi tập phục hồi chức năng khớp vai nên khởi động nhẹ nhàng để tăng cường máu lưu thông, làm ấm cơ thể, bên cạnh đó chú ý thả lỏng sau khi tập luyện.
  • Nếu khi áp dụng các biện pháp phục hồi chức năng khớp vai bị đau nhức, gặp những vấn đề bất thường, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ, xử lý.
  • Bên cạnh các biện pháp trị liệu, người bệnh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, vitamin, khoáng chất để cơ thể được khỏe mạnh, tổn thương nhanh chóng phục hồi.
  • Trong giai đoạn vai bị thương, bạn không nên mang vác vật nặng, chơi thể thao hoặc tập luyện quá sức.
  • Nên tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ trong vòng 6 tháng kể từ khi điều trị để chắc chắn rằng vết thương được kiểm soát, không có biến chứng.

Chương trình phục hồi chức năng khớp vai cần được bác sĩ xây dựng dựa trên tình trạng sức khỏe, mức độ tổn thương của bệnh nhân. Tốt nhất bạn hãy lựa chọn bệnh viện, trung tâm uy tín và tuân thủ đúng chỉ định của chuyên gia để khớp vai được lành thương nhanh chóng và lấy lại khả năng vận động, sinh hoạt như bình thường.

Xem Thêm: TOP 6 Bệnh Viện Phục Hồi Chức Năng Bình Dương Uy Tín

Array

Tập luyện

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang

Hệ giải pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang ứng dụng lý luận Ngũ Liệu Khang Kiện trong chữa bệnh xương khớp của Y học Phương Đông, kết hợp khéo léo 5 phương pháp chính gồm: trị liệu, thuốc y học cổ truyền, vận đông, dinh dưỡng cùng các sản phẩm bổ trợ. Với TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN, ĐA CHIỀU, CẢ TẠI VỊ TRÍ ĐAU và CĂN NGUYÊN GÂY BỆNH, giúp RÚT NGẮN THỜI GIAN, HIỆU QUẢ BỀN VỮNG nhất. Hiện nay, hệ giải pháp được hội đồng chuyên gia đầu ngành tại Đông Phương Y Pháp tiến hành xây dựng, điều trị thành công trên hàng nghìn bệnh nhân.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Phùng Hải Đăng

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Bệnh học

Đặt lịch khám chữa bệnh

20/09

hôm nay

21/09

Ngày mai

22/09

Ngày kìa

+

Khác