Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Phương Pháp Giúp Phục Hồi Chức Năng Trật Khớp Vai Hiệu Quả
Trật khớp vai là một trong những chấn thương thường gặp nhất ở người trẻ tuổi, không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng đến khả năng vận động. Đồng thời người bệnh nếu không sớm điều trị, nắn chỉnh khớp về vị trí ban đầu, tình trạng ngày càng nặng hơn, gây khó khăn trong sinh hoạt, lao động và chất lượng cuộc sống giảm sút. Bài viết sau đây, Đông Phương Y Pháp sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông tin cũng như hướng dẫn cách phục hồi chức năng trật khớp vai an toàn, hiệu quả được áp dụng nhiều nhất hiện nay.
Nguyên tắc cần nhớ khi thực hiện phục hồi chức năng trật khớp vai
Khớp vai nằm trong nhóm khớp lớn của cơ thể và cũng là khớp có biên độ vận động linh hoạt nhất của cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động của chi trên. Bộ phận này cũng đảm nhiệm nhiều hoạt động từ nhẹ đến nặng nên rất dễ bị trật khớp vai và thường nằm ở nhóm người trẻ tuổi.
Việc điều trị sẽ phải đảm bảo nguyên tắc chung là kéo nắn rồi băng bất động trong khoảng 2 – 4 tuần. Những trường hợp trật khớp vai bị tái phát nhiều lần sẽ được chỉ định phẫu thuật. Ngoài ra những nguyên tắc trong phục hồi chức năng trật khớp vai và điều trị cả bác sĩ và người bệnh đều phải tuân thủ như sau:
- Thực hiện nắn chỉnh khớp vai từ sớm ngay sau 2 – 3 ngày .
- Kết hợp giảm đau, sưng, viêm, phù nề bằng cách sử dụng dụng thuốc an toàn và phù hợp với tình trạng của người bệnh.
- Đảm bảo chống kết dính tại vị trí khớp vai bị trật.
- Bao khớp và làm giảm sự kéo giãn dây chằng.
- Thực hiện phục hồi chức năng tầm vận động khớp vai.
- Kết hợp phục hồi chức năng bằng các hoạt động sinh hoạt tại nhà.
Người bệnh cần lưu ý, việc phục hồi chức năng sau trật khớp vai phải được thực hiện càng sớm càng tốt, ngay sau khi khớp vai đã được cố định. Càng để lâu, cấu trúc bị tổn thương, tình trạng trật khớp vai sẽ nghiêm trọng hơn, dẫn đến một số những biến chứng nguy hiểm như:
- Tổn thương mao mạch máu và dây thần kinh tại vị trí vai.
- Vai mất khả năng vận động linh hoạt như ban đầu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động và học tập.
- Mất ổn định khớp vai, người bệnh có thể bị trật khớp vai tái phát nhiều lần khi vận động mạnh hay nằm sai tư thế.
Phục hồi chức năng trật khớp vai như thế nào cho hiệu quả?
Việc phục hồi chức năng trật khớp vai được thực hiện qua nhiều phương pháp khác nhau. Người bệnh cần được chẩn đoán cụ thể, căn cứ vào tình trạng hiện tại để đưa ra phương án phục hồi phù hợp nhất, rút ngắn thời gian điều trị nhưng cho hiệu quả tốt. Dưới đây là những cách phục hồi được áp dụng nhiều nhất:
1. Phương pháp vật lý
Phương pháp vật lý được áp dụng vào giai đoạn đầu của quá trình phục hồi chức năng trật khớp vai. Sau khi nắn khớp xong, tay của người bệnh cần được để ở tư thế chức năng, sử dụng băng để treo tay lên, giảm trọng lượng tác động vào khớp vai. Ngoài ra kết hợp thực hiện:
- Nhiệt trị liệu: Ở giai đoạn cấp ứng dụng nhiệt trị lạnh, còn trong giai đoạn mãn tính, tái phát nhiều lần sử dụng nhiệt nóng từ tia hồng ngoại, chườm nóng, sử dụng parafin, tác động vào vị trí trật khớp, giảm đau, giãn cơ, giảm nguy cơ dính khớp.
- Điện phân để dẫn thuốc giảm đau: Là phương pháp sử dụng dòng điện để dẫn thuốc Salicylat hay Novocain vào các khớp qua da để cải thiện tình trạng đau nhức, chống viêm, không cần thuốc kim tiêm hay vận chuyển thuốc qua da.
- Điện xung giảm đau: Phương pháp sử dụng dòng điện kích thích trực tiếp vào các mao mạch máu giúp tăng tuần hoàn, giảm đau, giảm sưng, viêm, phù nề, giải phóng chèn ép tại chỗ.
2. Tập vận động khớp vai
Sau 3 – 4 ngày đầu thực hiện nắn chỉnh khớp, co cơ khớp vai và đai vai. Từ ngày thứ 5 trở đi, tiếp tục co cơ tĩnh, kết hợp vận động có kháng trở nhưng nhẹ nhàng và không gây cử động khớp vai.
Bắt đầu từ tuần thứ 2 trở đi, người bệnh bắt đầu tập vận động để phục hồi chức năng trật khớp vai có sự trợ giúp của kỹ thuật viên. Việc tập vận động trị liệu ở giai đoạn này để tăng tầm vận động khớp vai, nhưng người bệnh cũng nên hạn chế vận động quá mạnh, tránh làm chấn thương trở nặng hơn.
Những bài tập vật lý trị liệu đơn giản được thực hiện để phục hồi chức năng trật khớp vai. Người bệnh khi tập luyện cần đến các trung tâm hoặc cơ sự giám sát của kỹ thuật viên để được hướng dẫn tập luyện đúng cách nhất:
Bài tập dao động cánh tay tác động vào các cơ delta, cơ dưới gai, cơ dưới vai và cơ trên gai.
- Người bệnh đứng thẳng, thân trên chéo về phía trước một góc 45 độ.
- Bên tay lành bám vào vật đỡ, bên tay đau vận động tự do.
- Đung đưa tay đau nhẹ nhàng theo hướng trước – sau, như con lắc chạy, tiếp tục xoay ngang hai bên và xoay tròn.
- Hạn chế xoay tay ra sau lưng sẽ tác động vào vị trí khớp đau.
Bài tập bắt chéo tay tập sau cơ delta, tăng hiệu quả phục hồi chức năng:
- Cơ thể được giữ thẳng, bên tay đau vắt chéo ngực, đẩy xa tốt nhất.
- Tay lành nâng giữ lấy phần tay đau ở phần khuỷu tay, thực hiện giữ và kéo giãn trong khoảng 30 giây, không quá gắng sức.
- Thả lỏng trong 30 giây cả hai tay và lặp lại động tác trên.
- Bài tập không áp dụng khi bị trật khớp vai cả hai bên.
Bài tập nằm căng giãn vai tác động chủ yếu vào cơ dưới gai và cơ tròn bé:
- Người bệnh nằm nghiêng trên giường, giữ thẳng chân, kê gối vừa phải.
- Tay lành đè lên tay đau cho đến khi thấy cảm giác đau, giữ trong vòng 30 giây thì bỏ tay ra.
- Thư giãn trong 30 giây và tiến hành lặp lại mỗi đợt 4 lần và 3 đợt trong một ngày.
Bài tập xương bả vai, tập luyện cơ thang giữa và cơ răng cưa:
- Người bệnh nằm sấp thẳng, sao cho hai tay ép sát thân mình và hướng vai sát mặt giường
- Nâng vai lên cao từ từ rồi giữ trong 10 giây ở mức cao nhất và thả lỏng.
Bài tập co duỗi vai nhằm lấy lại chức năng cho các cơ delta ngực, cơ gai trên, cơ tròn nhỏ, cơ thang dưới và cơ thang giữa:
- Người bệnh nằm sấp, giữ tư thế thẳng, bên tay đau để ngoài mép giường, đảm bảo độ cao từ mép giường xuống mặt đất là phù hợp để tay được vận động thoải mái nhất.
- Nâng tay đau với khuỷu tay thẳng nâng ngang mắt.
- Cố gắng giữ tư thế trong 5 giây và từ từ quay trở lại vị trí ban đầu.
- Tăng dần cường độ bằng việc phần tay cầm đồ vật nhẹ.
3. Hoạt động sinh hoạt trị liệu
Bên cạnh các bài tập cụ thể, sau 3 – 4 tuần nắn chỉnh khớp vai, người bệnh có thể hoạt động sinh hoạt hằng ngày để tăng cường khả năng phục hồi, vận động như ban đầu. Người bệnh thực hiện nhẹ nhàng, có thể hỗ trợ từ người thân, hộ lý, đảm, bảo không tác động quá nhiều vào khớp vai để tránh tổn thương nặng nề hơn. Theo đó, những hoạt động trị liệu phù hợp trong cuộc sống hằng ngày như:
- Mặc quần áo.
- Tắm rửa.
- Đánh răng.
- Rửa mặt.
- Tự ăn, cầm thìa đũa.
- …
4. Sử dụng thuốc kết hợp
Trong quá trình thực hiện phục hồi chức năng trật khớp vai, người bệnh vẫn có thể cần dùng thêm thuốc để giảm triệu chứng bệnh, hỗ trợ tối đa và phòng tránh những biến chứng nguy hiểm. Thuốc điều trị trật khớp có nhiều loại khác nhau điển hình như:
- Các nhóm thuốc sử dụng chủ yếu là thuốc giảm đau thông thường, thuốc nhóm Non Steroid,
- Các loại thuốc giảm phù nề như: α chymotrypsine,α choay), Corticoid khi cần thiết.
- Ngoài ra còn có một số loại thuốc chống viêm khi ổ khớp xuất hiện tình trạng sưng viêm lớn.
5. Điều trị bằng y học cổ truyền
Trật khớp vai là một trong những chấn thương trong cuộc sống khá phổ biến, tuy tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng việc điều trị triệt để cũng không quá khó khăn. Quá trình phục hồi chức năng trật khớp vai, để tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian, người bệnh có thể ứng dụng thêm các biện pháp chữa bệnh không dùng thuốc từ y học cổ truyền. Đó là thực hiện châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, diện chẩn.
- Xoa bóp, bấm huyệt: Phương pháp này người thực hiện sẽ sử dụng lực ở các đầu ngón tay tác động vào huyệt đạo đóng vai trò đại diện cho khớp vai, kích thích lưu thông khí huyết, giảm đau, giãn cơ rất hiệu quả.
- Châm cứu: Cũng là tác động vào các huyệt vị nhưng thay vì dùng lực ở ngón tay, người thực hiện lại tiến hành dùng kim châm.
- Diện chẩn: Trên gương mặt con người có nhiều huyệt đạo và các dây thần kinh nối liền với khớp vai. Diện chẩn là xoa bóp hoặc châm cứu lên các cơ trên gương mặt để tác động vào các kinh mạch, lưu thông khí huyết, tăng cường vận động khớp vai..
Lưu ý khi phục hồi chức năng trật khớp vai an toàn, hiệu quả
Quá trình phục hồi chức năng trật khớp vai, người bệnh cần đặc biệt lưu ý:
- Phục hồi chức năng trật khớp vai cần thời gian 2 – 3 tháng để có thể quay trở lại cuộc sống sinh hoạt và vận động bình thường như trước đây. Cho nên người bệnh cần kiên trì, cố gắng và tập luyện mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất.
- Các bài tập và cường độ cần được bác sĩ chỉ định. Khi tập luyện có sự hỗ trợ của kỹ thuật viên để tránh những chấn thương nặng nề hơn.
- Quá trình hồi phục, người bệnh nên tăng cường nghỉ ngơi, ăn uống lành mạnh, khoa học, không vận động mạnh, đặc biệt là ở khớp vai, hai cánh tay.
- Luyện tập với cường độ vừa phải, không nên quá gắng sức, dừng lại ngay khi thấy đau và mỏi mệt. Thư giãn cho đến khi ổn định và có thể tiếp tục tập trở lại.
- Người bệnh muốn thực hiện châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, diện chẩn cần tìm hiểu kỹ các cơ sở y tế, phòng khám Đông y, đảm bảo kỹ thuật viên có tay nghề, có chuyên môn để đảm bảo hiệu quả.
Trên đây là hướng dẫn những cách phục hồi chức năng trật khớp vai được áp dụng nhiều nhất. Bạn đọc tham khảo thông tin trên và nếu còn thắc mắc hãy bình luận cho Đông Phương Y Pháp được biết để hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.
Tập luyện
Bài Viết Liên Quan
Giải Pháp
Hệ Giải Pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang
Hệ giải pháp Đông Phương Liệu Cốt Khang ứng dụng lý luận Ngũ Liệu Khang Kiện trong chữa bệnh xương khớp của Y học Phương Đông, kết hợp khéo léo 5 phương pháp chính gồm: trị liệu, thuốc y học cổ truyền, vận đông, dinh dưỡng cùng các sản phẩm bổ trợ. Với TÁC ĐỘNG TOÀN DIỆN, ĐA CHIỀU, CẢ TẠI VỊ TRÍ ĐAU và CĂN NGUYÊN GÂY BỆNH, giúp RÚT NGẮN THỜI GIAN, HIỆU QUẢ BỀN VỮNG nhất. Hiện nay, hệ giải pháp được hội đồng chuyên gia đầu ngành tại Đông Phương Y Pháp tiến hành xây dựng, điều trị thành công trên hàng nghìn bệnh nhân.