Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Hướng Dẫn Cách Phục Hồi Chấn Thương Đầu Gối Hiệu Quả Nhất
Vận động viên hay những người thường xuyên lao động nặng là đối tượng dễ bị chấn thương đầu gối. Nếu không được điều trị kịp thời cùng thực hiện những cách phục hồi chấn thương đầu gối, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khả năng đi lại, vận động cũng như chất lượng sinh hoạt của người bệnh bị giảm sút. Bài viết dưới đây cùng Đông Phương Y Pháp tìm hiểu những thông tin xung quanh về một số dạng chấn thương đầu gối thường gặp cũng như cách phục hồi được áp dụng nhiều nhất hiện nay.
Một số dạng chấn thương đầu gối thường gặp trong cuộc sống
Có nhiều dạng chấn thương đầu gối khác nhau, chỉ khi biết được chính xác tình trạng sức khỏe, mới được phác đồ và cách phục hồi chấn thương an toàn, khi thực hiện mang lại kết quả tốt nhất. Theo đó, một số dạng chấn thương ở đầu gối thường gặp nhất hiện nay phải kể đến như:
- Đứt dây chằng chéo trước: Dây chằng chéo trước có một nhiệm vụ là giữ cho mâm chày tránh nguy cơ trượt ra phía trước. Khi bị đứt dây, vùng đầu gối bị sưng đau, chân hoạt động yếu hơn, khó đứng trụ bằng chân bị thương. Những đối tượng sau chấn thương đứt dây chằng chéo không phục hồi, tập luyện rất dễ bị teo cơ, tổn thương sụn chêm thứ phát, thoái hóa khớp,….
- Đứt dây chằng chéo sau: Dây chằng chéo sau giúp mâm chày không bị trượt ra sau, xoay ra ngoài. Tổn thương ít nghiêm trọng hơn so với dây chằng chéo trước.
- Tổn thương sụn chêm: Phần lớn tổn thương sụn chêm là do tai nạn hoặc chơi thể thao. Một số biểu hiện điển hình phải kể đến như đau khe khớp gối, có tiếng lục cục khi vận động xương đầu gối. Tổn thương kéo dài có thể dẫn đến tình trạng teo cơ.
- Tổn thương sụn khớp: Sụn khớp có bề mặt nhẵn mịn, bao phủ đầu khớp, chịu được lực từ trên xuống. Tuy nhiên sụn khớp không có mạch máu nên không thể tự liền lại nếu bị tổn thương. Mảnh sụn bị tổn thương có thể là dị vật gây kẹt khớp, phát ra tiếng kêu lục cục trong khớp gối và người bệnh sẽ thấy đau khi cử động.
- Giãn dây chằng đầu gối: Chủ yếu do chấn thương trong vận động thể thao và lao động, những người có tiểu sử chấn thương khớp gối. Tình trạng đau nhức khớp gối mạnh, tiếng lạo xạo bất thường, khớp gối lỏng lẻo, khó đứng vững và dễ bị té ngã.
Cách phục hồi chấn thương đầu gối cho người bệnh an toàn, hiệu quả
Sau khi gặp tình trạng chấn thương đầu gối, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và bác sĩ sẽ có hướng điều trị tốt nhất. Theo đó mà cách phục hồi chấn thương đầu gối của từng bệnh nhân còn phục thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương:
Các giai đoạn và cách phục hồi
Thông thường phục hồi chấn thương đầu gối được chia thành 3 giai đoạn chính, tùy vào tình trạng mà thời gian sẽ kéo dài từ vài ngày đến vài tuần thậm chí là vài tháng với những trường hợp cần thực hiện phẫu thuật.
Giai đoạn 1 từ 1 – 3 ngày sau khi chấn thương:
Ở giai đoạn này người bệnh phần lớn vẫn đang trong quá trình điều trị chấn thương, sử dụng thuốc hoặc dùng băng nẹp cố định khớp gối. Tuy nhiên với những trường hợp tổn thương nhẹ, người bệnh đã có thể vận động nhẹ nhàng để phục hồi chấn thương.
Sử dụng dụng cụ hỗ trợ hoặc nạng để hỗ trợ vận động, không chống chân đau xuống đất. Kết hợp với đó là chườm lạnh, giảm đau tự nhiên, khi ngủ chân bị chấn thương nên được kê cao. Giai đoạn này, vùng tổn thương đang được liền lại nên người bệnh không vận động quá mạnh, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi cho chân được phục hồi tốt nhất.
Giai đoạn 2 từ 1 đến 2 tuần sau chấn thương:
Người bệnh tiếp tục thực hiện kiểm soát cơn đau bằng cách dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ đồng thời kết hợp tập luyện phục hồi trong khả năng chịu đau của cơ thể. Người bệnh đi lại nhiều hơn, có thể không cần sự trợ giúp của nạng và dụng cụ chuyên dụng, vận động nhẹ nhàng, cử động đầu gối để cơ thể có thể quen dần.
Với những trường hợp cần phải thực hiện phẫu thuật tái tạo dây chằng, quá trình này đặc biệt quan trọng và cần thận trọng tuyệt đối. Chỉ khi thực hiện các bài tập phục hồi chức năng khi được bác sĩ đầu ý và cần đến các trung tâm để kỹ thuật viên hỗ trợ.
Những trường hợp chấn thương đầu gối nhẹ, giai đoạn này đã có thể vận động bình thường. Thực hiện những bài tập thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, tập dưỡng sinh, yoga,… để quá trình phục hồi được diễn ra tốt nhất.
Giai đoạn 3 từ 1 – 2 tháng sau chấn thương:
Với những tình trạng chấn thương nhẹ, chỉ cần dùng thuốc điều trị bảo tồn, giai đoạn này khớp đầu gối đã có thể hoạt động bình thường, quay trở lại cuộc sống. Người bệnh có thể đi làm lại với những người làm trong môi trường văn phòng không phải đi lại nhiều, không nên làm những công việc nặng nhọc, mang vác vật. Kết hợp với đó là tập luyện mỗi ngày, những bài tập nhẹ nhàng hoặc bộ môn thể thao chuyên nghiệp có hướng dẫn.
Còn những trường hợp chấn thương nặng, tùy tình trạng mà mức độ phục hồi không giống nhau. Nhưng nhìn chung người bệnh nên tăng cường tập luyện, cử động cơ khớp đầu gối để tránh tình trạng teo cơ, khô cứng khớp. Tập đi, dồn trọng lực sang chân bị chấn thương để lấy lại cân bằng hai bên.
Cách chăm sóc, chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng
Cách chăm sóc người đang trong quá trình phục hồi chấn thương đầu gối có một nguyên tắc là RICE: Rest – Nghỉ ngơi, Ice – Chườm đá, Compression – Băng ép và Elevator – Gác chân cao.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng là những yếu tố quan trọng trong quá trình phục hồi chấn thương tăng hiệu quả nhanh hơn. Trong quá trình thực hiện, chế độ ăn uống và sinh hoạt cần được đảm bảo:
- Sử dụng nhiều những loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D như: Sữa, bơ, cam, các loại hạt dinh dưỡng,….
- Tăng cường thực phẩm bổ sung omega-3, chondroitin, glucosamine có trong cá hồi, tôm,… giảm sưng viêm trong sụn khớp.
- Không sử dụng những loại đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,….
- Có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ăn ngủ sinh hoạt, không mang vật nặng, hạn chế thức khuya.
- Người bệnh vận động nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Lưu ý khi phục hồi chấn thương đảm bảo mang đến kết quả tốt nhất
Phục hồi chấn thương đầu gối là một quá trình mà người bệnh cần thực hiện lâu dài. Trong thời gian đó, một vài những lưu ý cần nhớ để bệnh nhân nhanh chóng khôi phục chức năng vận động như ban đầu:
- Cần kiên trì, tập tâm lý thoải mái khi tập luyện phục hồi chức năng. Thời gian đầu cần sử dụng nạng, dụng cụ hỗ trợ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và mất tự tin. Tuy nhiên cố gắng tập luyện, giữ tinh thần và trạng thái tốt nhất cho bản thân.
- Tuân theo bài tập và hướng dẫn của chuyên viên, bác sĩ chỉ định, không tập luyện gắng sức dễ dây tác dụng ngược cho cơ thể.
- Người bệnh tập luyện phục hồi chức năng đầu gối nên được thực hiện ở các trung tâm kỹ thuật có bác sĩ, chuyên viên hỗ trợ. Giai đoạn đầu không nên tự tập tại nhà, sự cố xảy ra không sơ cứu kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm.
- Tăng dần cường độ tập luyện theo thời gian và mức độ hồi phục của cơ thể.
- Không tham gia giao thông lái xe hoặc đi làm lại khi tình trạng chưa ổn định, hỏi ý kiến của bác sĩ để được biết thêm.
Trên đây là một số thông tin về phục hồi chấn thương đầu gối ở người bệnh. Mong rằng, những điều này giúp bạn đọc hiểu hơn cũng như biết cách chăm sóc, điều trị. tập luyện để bệnh nhân hoặc người thân trong gia đình sớm khỏe mạnh, quay trở lại cuộc sống bình thường.