Hướng dẫn cách xoa bóp chân khi bị chuột rút hiệu quả nhất

Ngày cập nhật: 30/01/2024 Biên tập viên: Nguyễn Trang

Chuột rút không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng nó khiến cho người bệnh chịu cảm giác đau đớn, khó chịu. Chính vì vậy, để giảm cảm giác này bạn có thể áp dụng các cách xoa bóp chân khi bị chuột rút dưới đây.

Chuột rút là gì? Dấu hiệu nhận biết 

Chuột rút là tình trạng đau nhức do sự co rút các cơ gây ra. Bất cứ ai cũng có thể gặp tình trạng này và chúng thường xảy ra nhiều hơn ở phụ nữ mang thai, người lao động chân tay, người già và các vận động viên thể thao.

Chuột rút có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày nhưng thường xuất hiện vào ban đêm. Vị trí xuất hiện cũng không giống nhau, có khi ở bắp chân, ở đùi hoặc bàn chân, ngón chân, ngón tay.

Chuột rút chân khiến người bệnh gặp khó khăn khi di chuyển
Chuột rút chân khiến người bệnh gặp khó khăn khi di chuyển

Dấu hiệu nhận biết tình trạng chuột rút ở chân:

  • Co cứng cơ: Biểu hiện chân bị chuột rút được thể hiện rõ nhất qua khối cơ vùng bắp chân. Khi đó, bạn sờ thấy thấy cơ bị co cứng thành một cục, vùng bị chuột rút sẽ cảm thấy đau đớn và gặp khó khăn trong việc cử động. Trường hợp nặng thậm chí bạn không thể cử động được trong một khoảng thời gian.
  • Cơn co cứng cơ kéo dài từ vài giây đến vài phút: Tình trạng co cứng cơ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn rồi tự hết. Một số trường hợp nặng hơn nếu bạn dùng tay xoa bóp khoảng 5 phút triệu chứng cũng khỏi hoàn toàn.
  • Cứng cơ kèm theo các triệu chứng bất thường: Nếu cơ bị co cứng kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, da nhợt nhạt, xanh xao, ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều,… thì bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám. Vì các dấu hiệu này có thể cho thấy tình trạng chuột rút là do bệnh lý gây ra.

Đối tượng nào cũng có thể gặp tình trạng chuột rút chân trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, bạn cần nhận biết được tình trạng này và có cách xoa bóp chân khi bị chuột rút kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng chuột rút chân có thể kể đến như:

Do thiếu canxi, magiê và kali

Cơ thể thiếu dưỡng chất, nhất là thiếu canxi, magie, kali sẽ gây mất cân bằng chất điện giải. Từ đó khiến cho nguy cơ bị chuột rút tăng cao và xuất hiện thường xuyên hơn.

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị chuột rút nhất. Nguyên nhân do thời điểm mang thai, đặc biệt là những tháng cuối là do tích nước trong cơ thể và mất cân bằng chất điện giải. Những tháng này thai nhi phát triển nhanh chóng, sức nặng của thai nhi khiến tuần hoàn máu ở chân kém đi và dễ bị tác động hơn.

Bên cạnh đó, mang thai khiến hormone phụ nữ thay đổi và cần nhiều canxi để cung cấp cho thai nhi hơn người bình thường. Nếu mẹ không cung cấp đủ canxi sẽ dẫn đến hạ canxi máu và gây ra tình trạng chuột rút chân.

Hệ thần kinh, hệ cơ hay hệ mạch bị lão hóa

Người cao tuổi cơ thể nhanh chóng bị lão hóa trong đó có hệ thần kinh, hệ cơ và hệ mạch. Chính vì vậy, người già cần hết sức chú ý đến sức khỏe của bản thân. Đặc biệt nên áp dụng các cách ngăn ngừa có thể bị lão hóa sớm và nghỉ ngơi nhiều hơn.

Hệ thần kinh cơ bắp hoạt động quá mức

  • Vận động quá sức: Khi vận động quá sức khiến cơ bắp làm việc nhiều và gây ứ đọng axit lactic trong cơ. Bên cạnh đó, khi vận động sẽ tiêu hao lượng đường ở gan, và tiêu hao quá mức mà không kịp bổ sung calo thì nguy cơ bị chuột rút rất cao.
  • Duy trì lâu 1 tư thế: Nếu bạn quỳ lâu, ngồi lâu hoặc đứng lâu sẽ gây chèn ép lên các cơ bắp và mạch máu. Nếu duy trì tư thế này lâu, bạn sẽ bị chuột rút chân khi cử động nhẹ.
  • Mang giày cao gót cả ngày: Mũi giày cao gót được thiết kế nhọn nên khi đeo cả ngày sẽ ép lên ngón chân và gây ra tình trạng chuột rút. Ngoài ra, đeo giày cao gót có gót quá cao hoặc phải di chuyển nhiều cũng khiến cơ ở cổ chân, bắp chân bị mỏi rồi bị chuột rút.
  • Không khởi động hoặc khởi động không kỹ khi vận động: Nếu trước khi vận động không khởi động để làm ấm và kéo căng cơ bắp thì sẽ gặp nguy cơ bị chuột rút.
Nên khởi động trước khi chơi thể thao để giảm tình trạng cơ bị co cứng
Nên khởi động trước khi chơi thể thao để giảm tình trạng cơ bị co cứng

Thiếu nước, mất cân bằng chất điện giải

Nếu bạn uống quá ít nước, bị mất nước do đổ mồ hôi khi trời nắng nóng, hoặc khi vận động sẽ làm cho cơ thể mất quá nhiều nước và chất điện giải. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ bị chuột rút.

Tâm lý căng thẳng, lo lắng

Tâm trạng căng thẳng quá mức cũng là một trong những nguyên nhân  khiến chân bị chuột rút. Vì khi căng thẳng, lo lắng sẽ khiến hormone trong cơ thể mất cân bằng, nhịp tim tăng nhanh, huyết áp tăng cao, có khớp cũng bị tác động gây co cứng.

Dấu hiệu bệnh lý

Nếu chuột rút thường xuất hiện thường xuyên, nhất là vào buổi đêm có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó. Theo nghiên cứu, có đến 70% các trường hợp bị chuột rút xuất phát từ căn bệnh suy giảm hệ thống tĩnh mạch chân. Bệnh lý này làm tắc nghẽn dòng máu sâu bên trong tĩnh mạch khiến cho các chất chuyển hóa tích tụ dưới da từ đó các cơ dễ dàng rơi vào trạng thái kích thích, sinh ra hiện tượng co cơ, chuột rút.

Cách xoa bóp khi bị chuột rút mang lại hiệu quả tức thì

Khi có dấu hiệu chuột rút ở chân, bạn có thể áp dụng một số cách giảm triệu chứng tê cứng, đau mỏi khớp bằng các cách sau:

Cách xoa bóp bấm huyệt chữa chuột rút chân

Bấm huyệt và xoa bóp có tác dụng giảm co cơ, giúp cơ bớt đau rất nhanh chóng.

Bước 1: Xoa bóp chân

Bạn nên dùng tay day vuốt vùng cơ bị đau để giúp da ấm lên và giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng. Thực hiện thao tác nhẹ nhàng từ vùng cơ xung quanh đến vị trí đau. Ngoài ra, để gia tăng hiệu quả hãy xoa dầu ấm hoặc dùng khăn ấm, chai nước ấm để chườm.

Bước 2: Bấm huyệt chữa chuột rút chân

Sau khi xoa bóp, nên dùng ngón tay cái day ấn lần lượt các huyệt vị sau:

  • Thừa sơn: Vị trí huyệt nằm dưới bắp chân, tại chỗ hõm gặp nhau của hai bờ dưới cơ sinh đôi. Tác động đến huyệt vị này có tác dụng thư cân, lương huyết, thông kinh lạc giảm triệu chứng chuột rút nhanh chóng.
  • Huyết hải: Từ bờ trên xương bánh chè đo lên 1 tấc, đo vào trong 2 tấc là vị trí huyệt. Khi bấm huyệt giúp điều huyết thông huyết, tuyên thông hạ tiêu và ngăn ngừa tê cứng do chuột rút hiệu quả.
  • Dương lăng tuyền: Huyệt này nằm ở dưới đầu gối khoảng 1 tấc và tại  chỗ lõm phía bên ngoài của ống chân. Khi day ấn huyệt đúng cách giúp đau nhức cơ bắp do chuột rút rất tốt.
  • Ủy trung: Vị trí huyệt nằm ở phần giữa của điểm gấp nhượng chân. Khi bấm huyệt này sẽ giúp cơ bị chuột rút hoạt động linh hoạt, co giãn, cử động tốt.
Người bệnh nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thực hiện xoa bóp, bấm huyệt chữa chuột rút
Người bệnh nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thực hiện xoa bóp, bấm huyệt chữa chuột rút

Chú ý: Bạn không nên tự bấm huyệt mà cần nhờ người có kinh nghiệm hoặc đến cơ sở y tế để thực hiện. Vì khi xác định và bấm sai huyệt có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

Cách xoa bóp chân khi bị chuột rút cho người già

Ngoài các cách trên, khi người già bị chuột rút có thể sử dụng con lăn massage hoặc bóng tennis để giảm triệu chứng co cứng chân. Cách thực hiện như sau:

  • Ngồi ở tư thế thoải mái, sau đó nhẹ nhàng co duỗi chân để giảm cảm giác cứng cơ khớp.
  • Sau đó lấy con lăn massage hoặc 1 quả bóng tennis lăn nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ tại vị trí bị chuột rút. Người già có thể tự lăn hoặc nhờ người thân lăn hộ đến khi chân cử động được bình thường thì dừng lại.

Tình trạng chuột rút ở người già dễ tái phát lại nhiều lần, ngay cả khi mới thực hiện xoa bóp. Chính vì vậy, người bệnh nên ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi, tránh vận động nhiều khiến tình trạng chuột rút tái lại.

Cách xoa bóp cho bà bầu bị chuột rút bắp chân

Mẹ bầu bị chuột rút, nhất là khi đang ngủ cần bình tĩnh và làm theo các bước như sau:

  • Duỗi chân: Khi bắt đầu thấy dấu hiệu co cứng bắp cơ, mẹ bầu hãy cố gắng để thẳng chân để giảm cảm giác co cứng khớp.
  • Thực hiện xoa bóp: Dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng ở bắp chân, mắt cá và các ngón chân. Khi vừa mới xoa bóp có thể gây đau nhưng cảm giác này sẽ dần biến mất sau khoảng 5 phút thực hiện.
  • Chườm nước nóng: Sau khi xoa bóp, để giảm nguy cơ chuột rút tái phát lại ngay sau đó, mẹ bầu nên lấy một chai nước nóng đặt lên vùng bị chuột rút. Nước nóng có tác dụng làm giảm cảm giác căng cứng và thúc đẩy lưu thông máu rất tốt.
  • Đi lại: Cuối cùng, mẹ bầu nên đứng dậy di chuyển vài bước chân sẽ giúp giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng.
Mẹ bầu cần xoa bóp chân nhẹ nhàng để giảm nhanh cảm giác khó chịu
Mẹ bầu cần xoa bóp chân nhẹ nhàng để giảm nhanh cảm giác khó chịu

Chú ý: Khi mang thai cơ thể mẹ bầu nặng nề, khó có thể ngồi xoa bóp chân trong thời gian dài. Do đó, để tránh tình trạng xấu có thể xảy ra mẹ bầu nên nhờ chồng hoặc người thân xoa bóp hộ.

Cách xoa bóp chân bị chuột rút khi đang vận động

Đa số trường hợp bị chuột rút chân xảy ra khi vận động, đặc biệt là khi chơi các môn thể thao. Xoa bóp khi này cũng phát huy hiệu quả rất tốt, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bạn thực hiện xoa bóp chân như sau.

Bị chuột rút khi đang đi lại bình thường

  • Khi bị chuột rút, bắp thịt bị đau tức khiến bạn phải dừng lại ngay không cử động được nữa. Giải pháp khắc phục là cố gắng thả lỏng chân để thư giãn bắp thịt đang bị co rút.
  • Nếu bị chuột rút cẳng chân bạn nên nhẹ nhàng dùng tay kéo đầu ngón chân và bàn chân lên cao và hướng về đầu gối. Nếu bị chuột rút bắp đùi, bạn cần nhờ người khác kéo thẳng chân ra, rồi dùng một tay nâng cao gót chân, tay kia đồng thời ấn đầu gối xuống. Còn trường hợp chuột rút cơ xương sườn, bạn cần phải hít thở sâu để thư giãn cơ hoành đồng thời  dùng tay xoa bóp nhẹ các bắp thịt xung quanh lồng ngực.
  • Sau đó dùng 2 tay nhẹ nhàng xoa bóp bắp cơ vùng chân để các cơ này được thư giãn, máu huyết lưu thông. Nếu bạn có dầu nóng thì thoa một lớp mỏng dầu lên vùng da của bắp thịt đang bị co rút rồi dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.

Bị chuột rút khi đang tập luyện

  • Khi tập luyện căng thẳng lâu trong một tư thế mà bị chuột rút bạn cần phải ngừng ngay tập luyện.
  • Sau đó dùng tay kéo duỗi cơ 15 – 20 giây cho đến khi cơ giãn hoàn toàn.
  • Nếu có điều kiện bạn cần xoa dầu, rồi dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng giúp làm nóng vùng chuột rút trong vài phút để làm giãn cơ.
  • Cuối cùng bạn nên nghỉ luyện tập ít nhất khoảng 1 giờ để cơ bắp hồi phục.

Bị chuột rút khi đang bơi

  • Nếu bị chuột rút khi đang bơi lội thì bạn cần phải bình tĩnh để tìm cách báo cho người xung quanh biết tình trạng mình đang gặp phải.
  • Trong thời gian chờ người hỗ trợ, bạn cần thả lỏng toàn thân trong tư thế dang rộng tay chân, đồng thời từ từ hít sâu vào và dùng tay xoa nhẹ nhàng lên vùng chuột rút.
  • Khi có người giúp đỡ bạn có thể nhờ xoa bóp vùng chân bị chuột rút hoặc tự dùng tay để xoa bóp đến khi các cơ mềm ra.
Bị chuột rút khi đang bơi bạn cần nhanh chóng lên bờ để thực hiện xoa bóp giảm co cứng cơ
Bị chuột rút khi đang bơi bạn cần nhanh chóng lên bờ để thực hiện xoa bóp giảm co cứng cơ

Bị chuột rút khi đang lái xe hoặc điều khiển máy móc

  • Việc quan trọng đầu tiên là bạn cần phải ổn định tâm lý để thực hiện tắt máy ngay khi còn kiểm soát được cơn đau.
  • Sau đó co duỗi chân nhẹ nhàng để giảm căng cứng rồi dùng tay xoa bóp lên vị trí chuột rút đến khi chân hoạt động lại như bình thường.

Chú ý: Bị chuột rút khi bơi và khi điều khiển xe, máy móc rất nguy hiểm, nếu không kiểm soát tốt tình hình sẽ gây ra tai nạn không đáng có.

Lưu ý khi thực hiện cách xoa bóp chân khi bị chuột rút

Một số lưu ý cần ghi nhớ khi áp dụng các cách xoa bóp giảm triệu chứng chuột rút và ngăn ngừa tái phát tại nhà:

  • Các động tác xoa bóp khi bị chuột rút phải thực hiện đúng, nhất là đối với phụ nữ đang mang thai. Có như vậy mới đạt hiệu quả giảm chuột rút chân nhanh chóng mà không gây ra biến chứng nguy hiểm.
  • Trường hợp xoa bóp chân mà triệu chứng chuột rút không giảm bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thực hiện thăm khám và hướng dẫn cách điều trị.
  • Cần uống đủ lượng nước (khoảng 2 lít mỗi ngày) để bổ sung đủ nước cho cơ thể phát triển. Đặc biệt, bạn nên uống ít nhất 500ml nước trước khi luyện tập 2 tiếng và  khoảng 250ml sau mỗi 10 -20 phút khi luyện tập để giảm nguy cơ bị chuột rút.
  • Khi cơ thể vận động sẽ tiêu hao rất nhiều năng lượng, do đó ngoài nước lọc bạn có thể thay thế bằng các loại nước giàu chất khoáng như: nước oresol, nước dừa, nước chanh đường muối,…
  • Để phòng ngừa tình trạng chuột rút trong lần vận động tiếp theo hiệu quả nhất là bạn nên thường xuyên tập thể dục. Khi tập luyện đều đặn, cơ bắp sẽ không bị căng mỏi gây chuột rút. Nếu không có thời gian chơi thể thao bạn có thể áp dụng cách vươn duỗi chân nhiều lần vào buổi tối khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy.
  • Bổ sung đủ chất dinh dưỡng là cách phòng ngừa tái phát triệu chứng chuột rút rất tốt. Do đó, bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa canxi, magie, kali, khoáng chất, vitamin,..

Chuột rút chân là hiện tượng thường gặp và bạn có thể áp dụng các cách xoa bóp để điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp bị chuột rút khi đang vận động, di chuyển hay hoạt động máy móc sẽ gây ra tai nạn. Do đó, bạn cần có biện pháp phòng ngừa tình trạng chuột rút tái phát.

Tham khảo thêm

Array

Chuyên khoa

Bệnh học

Đặt lịch khám chữa bệnh

20/09

hôm nay

21/09

Ngày mai

22/09

Ngày kìa

+

Khác