Cách Xoa Bóp Chân Tay Cho Người Già Tại Nhà Đơn Giản Nhất

Ngày cập nhật: 26/05/2024 Biên tập viên: Nguyễn Trang

Khi ở một độ tuổi nhất định, cơ thể sẽ ngày càng suy yếu, đặc biệt là ở các bộ phận như tay, chân sẽ thường gặp các vấn đề như tê bì, nhức mỏi. Để ngăn ngừa tình trạng này nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp xoa bóp, bấm huyệt để cải thiện triệu chứng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn đọc các cách xoa bóp chân tay cho người già đơn giản, hiệu quả nhất, cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

Tại sao người già cần thực hiện xoa bóp chân tay?

Tuổi già cũng là khi cơ thể bị lão hóa nhanh, khiến các cơ quan hoạt động không còn tốt nữa, khả năng miễn dịch kém hơn. Một trong số bệnh lý mà người già có thể sẽ gặp phải là bệnh liên quan đến xương khớp, cụ thể như thoái hóa xương khớp, thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa, đau khớp, khô khớp. Những tình trạng này sẽ gây nên cơn nhức vô cùng khó chịu ở chân tay, lưng, cổ vai gáy,…

Tần suất cơn đau gia tăng nhiều vào ban đêm hay khi thời tiết thay đổi. Chính vì vậy, việc xoa bóp chân tay giúp các triệu chứng trên được thuyên giảm nhanh chóng.

Việc xoa bóp chân tay giúp các triệu chứng đau nhức thuyên giảm
Việc xoa bóp chân tay giúp các triệu chứng đau nhức thuyên giảm

Công dụng khi xoa bóp chân tay cho người già

Xoa bóp chân tay cho người già là một phương pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả vô cùng tốt, cụ thể như sau:

  • Tăng cường hệ miễn dịch: Xoa bóp kích thích các thụ thể dưới da, giúp cơ thể sản sinh các tế bào miễn dịch và giảm hormone cortisol.
  • Cải thiện chức năng nội tạng: Thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp các cơ quan nội tạng hoạt động hiệu quả hơn.
  • Giảm căng thẳng và lo âu: Giúp thư giãn tinh thần, giảm stress và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Cách xoa bóp chân cho người già

Dưới đây là các cách xoa bóp chân vô cùng đơn giản, hiệu quả, cụ thể như sau:

Cách xoa bóp bàn chân

Sau đây là cách xoa bóp bàn chân, người bệnh có thể thực hiện như sau.

  • Lòng bàn chân: Người bệnh áp 2 lòng bàn chân vào nhau, thực hiện chà xát khoảng 10 – 20 lần. Với trường hợp người bệnh quá yếu, hoạt động khó khăn, người nhà có thể lấy bàn tay của mình và áp vào lòng bàn chân của họ để tiến hành xoa bóp.
  • Mu bàn chân: Cách thực hiện cũng tương tự như lòng bàn chân, người bệnh đặt lòng bàn chân trái sang lòng bàn chân phải và bắt đầu chà xát từ 10 – 20 lần.

Cách xoa bóp khớp đầu gối

Người bệnh có thể thực hiện xoa bóp khớp đầu gối với các cách như sau:

  • Xoa bóp khớp gối: Để người bệnh ngồi trên giường, chân duỗi thẳng, ôm lấy khớp gối và thực hiện xoa từ trên xuống dưới. Người nhà có thể thực hiện khoảng 20 lần và làm ngược lại.
  • Miết khớp gối: Người bệnh ngồi ở tư thế thẳng lưng, đùi và cẳng chân vuông góc. Người thực hiện dùng 2 còn tay cái về phía trước đầu gối, các ngón tay còn lại bao quanh phía sau đầu gối. Bóp với lực vừa phải kết hợp miết, thực hiện khoảng 20 lần.
  • Day khớp gối: Người già ngồi trên giường với tư thế thẳng chân, người xoa bóp đặt tay lên xương bánh chè, xoay theo chiều kim đồng hồ khoảng 20 lần và thực hiện theo chiều ngược lại khoảng 20 lần nữa.
Người bệnh có thể thực hiện xoa bóp khớp đầu gối
Người bệnh có thể thực hiện xoa bóp khớp đầu gối

Cách xoa bóp khớp cổ chân

Dưới đây là các bước chi tiết để thực hiện xoa bóp khớp cổ chân:

Xoa Cổ Chân:

  • Chuẩn bị tư thế: Cho người già ngồi dựa vào giường và co chân vào tư thế thoải mái.
  • Thực hiện xoa bóp: Xoa bóp quanh vùng cổ chân bằng cách dùng lòng bàn tay và ngón tay tạo áp lực nhẹ nhàng. Day ấn một số huyệt đạo quan trọng như Giải Khê, Côn Lôn, Thái Khê để kích thích tuần hoàn máu và giảm đau.

Quay Cổ Chân:

  • Chuẩn bị tư thế: Để người già nằm ngửa trên giường.
  • Thực hiện xoay cổ chân: Một tay giữ gót chân, tay còn lại giữ mũi bàn chân. Cẩn thận xoay cổ chân khoảng 2 – 3 lần, sau đó gập và duỗi thẳng bàn chân. Chú ý quan sát nét mặt của người già để tránh gây đau.

Kéo Giãn Cổ Chân:

  • Chuẩn bị tư thế: Đặt người già nằm ngửa trên giường.
  • Thực hiện kéo giãn cổ chân: Một tay nắm gót chân, tay còn lại giữ bàn chân. Bắt đầu kéo chân về phía dưới, tạo áp lực nhẹ để kéo giãn cơ và khớp cổ chân.

Lắc Cổ Chân:

  • Chuẩn bị tư thế: Ôm lấy cổ chân của người già, hai ngón cái đặt vào hai phía của mắt cá chân.
  • Thực hiện xoay cổ chân: Dùng tay đẩy gót chân vào trong và ra ngoài nhẹ nhàng, tạo cảm giác thư giãn.
Thực hiện lắc cổ chân cho người già
Thực hiện lắc cổ chân cho người già

Hướng dẫn bấm huyệt chân cho người già

Người già có thể kết hợp xoa bóp và bấm huyệt để mang lại hiệu quả cao nhất, có thể thực hiện bấm các huyệt như sau:

  • Huyệt Túc Tam Lý: Huyệt này có ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, có thể dùng để điều trị bệnh suy nhược cơ thể, thiếu máu, cao huyết áp, liệt nửa người, xương khớp,…
  • Huyệt Tam Âm Giao: Có tác dụng chữa các chấn thương tại cổ chân và gót chân, suy nhược thần kinh, liệt nửa người, bụng trướng, kinh nguyệt rối loạn,…
  • Huyệt Dũng Tuyền: Khi bấm huyệt này có thể chữa gan bàn chân bị tổn thương, chứng nóng lạnh bất thường, bệnh liên quan đến thần kinh,,…
  • Huyệt Ủy Dương: Chữa các bệnh liên quan đến xương khớp, đau lưng, bắp chân bị co thắt, tiểu ra dưỡng trấp, viêm thận,…
  • Huyệt Ủy Trung: Giúp chữa viêm khớp gối, đau lưng, nhức mỏi thắt lưng, co cơ bắp chân.
  • Huyệt Dương Lăng Tuyền: Có công dụng chữa viêm khớp gối, đau lưng, đùi, bàn chân, đau thần kinh liên sườn,…

Cách xoa bóp tay cho người già đơn giản tại nhà

Bạn đọc có thể tham khảo cách xoa bóp tay cho người già ngay bên dưới đây.

Xoa Bóp Tay

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách xoa bóp tay cho người già:

  • Miết hai bàn tay: Dùng tay trái đặt lên tay phải, miết dọc theo các khe giữa các ngón tay. Dùng lực vừa phải bóp vào khớp ngón tay, sau đó lắc nhẹ bàn tay. Vuốt từ cẳng tay xuống ngón tay từ 5 – 7 lần, chuyển sang tay phải và thực hiện tương tự.
  • Xoa bóp bàn tay: Người bệnh dùng tay trái nắm chặt bàn tay phải, xòe thẳng ra với lực mạnh nhất có thể. Xoa nhẹ từ cổ tay, lòng bàn tay đến các ngón tay, rồi thực hiện ngược lại 5 – 7 lần, sau đó làm tương tự cho tay trái.
  • Xoa mu bàn tay: Đặt tay trái lên mu tay phải, dùng lực mạnh sát vào mu bàn tay bên dưới. Thực hiện tương tự với tay trái, mỗi bên thực hiện khoảng 10 lần để giảm đau nhức và tê mỏi tốt nhất.
  • Xoa bóp kết hợp xát hai tay: Dùng bàn tay phải bóp chặt bàn tay trái, xoa bóp từ cổ tay ngược về phần xương vai trong khoảng 3 lần. Xát mạnh ở mặt trong tay từ cổ tay về nách và làm ngược lại với mặt ngoài trong 5 lần, sau đó đổi sang tay phải và thực hiện tương tự.
Xoa bóp kết hợp xát hai tay giúp cơ thể thoải mái
Xoa bóp kết hợp xát hai tay giúp cơ thể thoải mái

Bấm Huyệt Tay

Để tăng hiệu quả điều trị, người già có thể áp dụng cách bấm các huyệt sau:

  • Huyệt Bát Tà: Nằm ở kẽ 5 ngón tay, trên đường tiếp giáp da gan tay và mu tay ngang với khe khớp xương bàn tay và ngón tay. Dùng ngón tay cái day ấn huyệt ở hai bên bàn tay, mỗi huyệt khoảng 30 giây để giảm đau nhức.
  • Huyệt Hợp Cốc: Nằm ở chỗ lõm giữa xương bàn tay thứ nhất và thứ hai (ngón cái và ngón trỏ). Dùng ngón tay cái ấn và day với lực vừa phải trong khoảng 1 phút.
  • Huyệt Khúc Trì: Nằm ở đầu lằn chỉ của nếp gấp khuỷu tay khi co khuỷu tay vào, tại vị trí dưới huyệt khúc trì 2 thốn. Ấn huyệt này ở 2 bên tay, mỗi huyệt ấn 30 giây với lực vừa đủ.
  • Huyệt Dương Trì: Nằm tại khớp cổ tay phía mu, thẳng từ ngón nhẫn lên, gần mắt cá tay. Tác động lực lên huyệt này khoảng 30 giây sẽ giúp người già giảm cảm giác đau nhức ở vùng tay.
Bấm huyệt Bát Tà có lợi cho sức khỏe
Bấm huyệt Bát Tà có lợi cho sức khỏe

Lưu ý khi thực hiện cách xoa bóp chân tay cho người già

Khi thực hiện các động tác xoa bóp chân tay cho người già cần chú ý:

  • Chỉ nên thực hiện với lực vừa phải 2 – 3 lần mỗi ngày. Cần tránh xoa bóp bấm huyệt với lực mạnh hoặc liên tục vì cơ thể người già rất nhạy cảm, có thể làm tình trạng đau nhức tồi tệ hơn.
  • Không nên thực hiện xoa bóp trong thời gian quá lâu vì rất có thể sẽ gây phản tác dụng. Thời gian hợp lý nhất là khoảng 15 – 20 phút vào mỗi buổi sáng sớm, sau khi tập thể dục và trước khi đi ngủ.
  • Người cao tuổi có tiền sử bệnh cao huyết áp và tim mạch nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện xoa bóp chân tay.
  • Nếu da chân hay tay có vết thương hở, người già không nên áp dụng cách này để tránh tình trạng nhiễm trùng, mưng mủ xảy ra.
  • Để tăng hiệu quả xoa bóp, người già cần kết hợp với các biện pháp giảm đau nhức cho cơ thể như: Chườm nóng, tắm nước ấm, đắp lá thuốc,…
  • Người già nên luyện tập các bộ môn yoga, đi bộ, bơi lội để tăng cường miễn dịch cơ thể, thúc đẩy lưu thông máu đến tay và chân từ làm giảm nguy cơ mắc bệnh lý xương khớp hoặc các bệnh lý khác.
  • Nên bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ, nhất là canxi, vitamin B và magie cho người cao tuổi. Bên cạnh đó, không nên sử dụng chất kích thích, đồ nhiều dầu mỡ, đồ cay, thực phẩm đóng hộp,…
  • Người già cần giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng mệt mỏi kéo dài khiến triệu chứng bệnh gia tăng.
  • Nếu xoa bóp, bấm huyệt không mang lại hiệu quả cao tốt nhất người cao tuổi nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn điều trị.

Bài viết trên đây đã chia sẻ tới bạn đọc các cách xoa bóp chân tay cho người già đơn giản, hiệu quả nhất. Quan trọng nhất là cần tuân thủ thực hiện theo đúng động tác và kiên trì áp dụng hằng ngày. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp đã có thể giúp ích được cho bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Array

Chuyên khoa

Bệnh học

Đặt lịch khám chữa bệnh

19/09

hôm nay

20/09

Ngày mai

21/09

Ngày kìa

+

Khác