Bấm Huyệt Trị Khó Thở: Những Huyệt Đạo Bạn Cần Biết

Ngày cập nhật: 23/07/2024 Biên tập viên: Trần Hoa

Xoa bóp bấm huyệt trị khó thở là phương pháp chữa bệnh hiệu quả đã được Y học cổ truyền áp dụng từ lâu đời. Tác động lên các huyệt này sẽ có khả năng giúp người bệnh cải thiện hô hấp nhanh chóng. Ngoài ra, sau khi bấm huyệt sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho các bệnh lý về tim và phổi là nguyên nhân gây ra tức ngực, khó thở. Vậy nên bấm những huyệt đạo nào và cần lưu ý những gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới dưới

Hiệu quả của việc xoa bóp bấm huyệt trị khó thở có tốt không?

Khó thở là một vấn đề hô hấp phổ biến, thường đi kèm với mệt mỏi và tức ngực, là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến tim hoặc phổi. Theo Đông y, khó thở xuất hiện khi chức năng của tạng Tâm hoặc Phế suy giảm. Tình trạng này thường gặp ở người có thể lực yếu, người già hoặc bệnh nhân mắc bệnh lâu ngày.

Trong các phương pháp Đông y để điều trị tức ngực và khó thở, liệu pháp bấm huyệt được xem là hiệu quả. Phương pháp này sử dụng tay để kích thích lên các huyệt đạo trên cơ thể nhằm đả thông kinh lạc và nâng cao chức năng phủ tạng.

Bấm huyệt trị khó thở tập trung phục hồi chức năng cho tạng Tâm và Phế, chủ yếu cải thiện triệu chứng tạm thời. Ngay sau khi bấm huyệt, người bệnh có thể cảm thấy hơi thở thông suốt và dễ dàng hơn, tuy nhiên, hiệu quả này không kéo dài lâu.

Bấm huyệt cải thiện chứng khó thở hiệu quả
Bấm huyệt cải thiện chứng khó thở hiệu quả

Vì vậy, bấm huyệt thường được sử dụng như một biện pháp bổ trợ, giúp cải thiện triệu chứng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý gây tức ngực khó thở như rối loạn nhịp tim, viêm phế quản, hen suyễn. Phương pháp này đặc biệt hữu ích cho những bệnh nhân bị khó thở do các bệnh lý mạn tính.

Người bệnh có thể dành 15-20 phút mỗi ngày để bấm huyệt là một cách đơn giản và không tốn kém để cải thiện sức khỏe, giảm triệu chứng khó thở tức thời và nâng cao hiệu quả điều trị các bệnh lý liên quan.

Cách huyệt trị khó thở

Dưới đây là những huyệt đạo có thể sử dụng để điều trị chứng khó thở.

Huyệt Thiên Đột

Huyệt Thiên Đột nằm dưới yết hầu, giữa hõm cổ, ngay trên xương ức. Để xác định, bạn có thể cảm nhận hõm sâu ở phía trước cổ, nơi đây chính là vị trí của huyệt.

Công dụng:

  • Giúp thông người bệnh có thể thở dễ dàng hơn.
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến ho và đau họng.
  • Giảm căng thẳng, đau mỏi cổ và hỗ trợ trong các trường hợp viêm họng.

Hướng dẫn bấm huyệt thiên đột:

  • Ngồi thẳng lưng, thả lỏng vai, tìm hõm dưới yết hầu, nơi giao nhau của cổ và ngực.
  • Sử dụng ngón cái hoặc ngón giữa, áp lực nhẹ nhàng và đều, giữ trong khoảng 1-2 phút.
  • Kết hợp hít thở sâu, từ từ thở ra qua miệng.
  • Lặp lại bấm huyệt 2-3 lần trong ngày để tăng cường hiệu quả.

Huyệt Phế Du

Huyệt Phế Du nằm ở lưng, dưới gai đốt sống ngực thứ 3, cách đường giữa cột sống khoảng 1,5 thốn (tương đương khoảng hai ngón tay).

Công dụng:

  • Tăng cường hô hấp, giảm triệu chứng khó thở.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến phổi như viêm phế quản, hen suyễn.
  • Giúp cơ lưng được thư giãn và cải thiện tuần hoàn.

Hướng dẫn bấm huyệt:

  • Người thực hiện ngồi thoải mái, người được bấm huyệt nằm sấp.
  • Từ đốt sống ngực thứ 3, đo ngang ra hai bên khoảng 1,5 thốn.
  • Sử dụng ngón tay cái, nhấn vào huyệt với áp lực vừa phải, giữ trong khoảng 1-2 phút.
  • Kết hợp hít thở sâu, thư giãn cơ thể, lặp lại bấm huyệt 2-3 lần trong ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Huyệt Phế Du sẽ nằm ở lưng
Huyệt Phế Du sẽ nằm ở lưng

Huyệt Định Suyễn

Huyệt Định Suyễn (hay còn gọi là huyệt Đản Trung) là một huyệt đạo quan trọng nằm ở trung tâm của ngực, trên đường kinh Nhâm. Huyệt này có tác dụng đặc biệt trong việc điều trị các vấn đề về hô hấp, đặc biệt là khó thở và suyễn. Huyệt Định Suyễn nằm ở chính giữa xương ức, ngay trên đường nối hai đầu vú.

Công dụng:

  • Kích thích huyệt Định Suyễn giúp thông khí, giảm cảm giác tức ngực, khó thở.
  • Có tác dụng giảm co thắt phế quản, giảm viêm nhiễm đường hô hấp, từ đó giúp kiểm soát các cơn hen suyễn.
  • Tăng cường khả năng trao đổi khí của phổi, cải thiện chức năng hô hấp.

Hướng dẫn bấm huyệt:

  • Người bệnh có thể lựa chọn tư thế ngồi hoặc nằm thoải mái, thả lỏng cơ thể.
  • Dùng ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa ấn vào huyệt Định Suyễn. Ấn nhẹ nhàng, từ từ tăng lực ấn, giữ trong khoảng 1-2 phút.
  • Có thể bấm huyệt 2-3 lần mỗi ngày.

Huyệt Khí Hải

Huyệt Khí Hải, còn được gọi là huyệt Hạ Hoang, Đan Điền hay Bột Anh, là một trong những huyệt đạo quan trọng nhất trên cơ thể con người. Tên gọi “Khí Hải” (biển khí) thể hiện vai trò của huyệt này như một biển cả chứa đựng nguyên khí, năng lượng sống của cơ thể. Huyệt Khí Hải nằm trên đường trung tuyến của bụng dưới, cách rốn 1,5 thốn (tương đương khoảng 3cm).

Công dụng:

  • Kích thích huyệt Khí Hải giúp bổ sung nguyên khí, tăng cường sinh lực, giảm mệt mỏi, suy nhược.
  • Điều hòa khí huyết, cải thiện tuần hoàn máu, giúp da dẻ hồng hào, tươi tắn.
  • Giúp chức năng tiêu hóa được cải thiện, đẩy lùi các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu.
  • Thế miễn dịch được tăng cường, cơ thể có nhiều sức đề kháng hơn.

Hướng dẫn bấm huyệt:

  • Nằm ngửa, thả lỏng cơ thể.
  • Dùng ngón tay cái ấn vào huyệt Khí Hải, ấn nhẹ nhàng, từ từ tăng lực ấn, giữ trong khoảng 1-2 phút.
  • Có thể bấm huyệt 2-3 lần mỗi ngày.

Huyệt Nội Quan

Huyệt Nội Quan là một trong những huyệt đạo quan trọng trên cơ thể, thuộc kinh Tâm bào, có tác dụng điều hòa khí huyết, an thần, giảm đau. Huyệt này được ứng dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị các vấn đề về tim mạch, tiêu hóa và thần kinh. Huyệt Nội Quan nằm ở mặt trong cẳng tay, trên nếp gấp cổ tay, cách lằn chỉ cổ tay 2 thốn (khoảng 3-4cm).

Công dụng:

  • Giảm các triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở, đau thắt ngực, giúp ổn định huyết áp.
  • Giảm buồn nôn, nôn mửa, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu.
  • Giảm lo âu, căng thẳng, mất ngủ, đau đầu, chóng mặt.
  • Loại bỏ các triệu chứng buồn nôn, chóng mặt khi đi tàu xe.

Hướng dẫn bấm huyệt:

  • Ngồi thoải mái, đặt cẳng tay lên đùi, lòng bàn tay hướng lên trên.
  • Dùng ngón tay cái ấn vào huyệt Nội Quan, ấn nhẹ nhàng, từ từ tăng lực ấn, giữ trong khoảng 1-2 phút.
  • Có thể bấm huyệt 2-3 lần mỗi ngày.
Huyệt Nội Quan thuộc kinh Tâm bào
Huyệt Nội Quan thuộc kinh Tâm bào

Yếu tố quan trong khi bấm huyệt

Để đảm bảo an toàn và đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh cần đặc biệt chú ý tới các yếu tố quan trọng được chúng tôi liệt kê bên dưới đây, cụ thể như:

  • Tham khảo ý kiến chuyên gia: Trước khi bắt đầu bất kỳ liệu trình bấm huyệt nào, hãy đến gặp các chuyên gia, thầy thuốc Y học cổ truyền để được tư vấn. Họ sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân gây khó thở và hướng dẫn cách bấm huyệt đúng cách, phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Chọn đúng huyệt đạo: Hãy đảm bảo rằng bạn biết chính xác vị trí các huyệt đạo cần bấm việc thực hiện đạt kết quả tốt nhất.
  • Áp dụng lực vừa phải: Khi bấm huyệt, hãy áp dụng lực vừa phải, không quá mạnh cũng không quá nhẹ. Lực bấm quá mạnh có thể gây đau và tổn thương, trong khi lực bấm quá nhẹ sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn.
  • Tạo môi trường thư giãn: Khi bấm huyệt, hãy thực hiện trong một môi trường yên tĩnh và thoải mái. Giúp cơ thể thư giãn và tăng hiệu quả của việc bấm huyệt, hít thở đều đặn khi thực hiện.
  • Kiên trì và liên tục: Bấm huyệt không mang lại kết quả ngay lập tức mà cần sự kiên trì và thực hiện liên tục. Hãy tuân thủ liệu trình và thực hiện đều đặn theo hướng dẫn của chuyên gia để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe: Sau mỗi lần bấm huyệt, hãy theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như đau nhức, chóng mặt hoặc tình trạng khó thở không cải thiện, hãy ngừng bấm huyệt và tham khảo ý kiến của chuyên gia.
  • Kết hợp với các phương pháp khác: Người bệnh có thể kết hợp với các phương pháp điều trị khác như uống thuốc, tập thể dục hoặc thay đổi chế độ ăn uống để đạt hiệu quả tốt nhất. Hãy thảo luận với bác sĩ để có liệu trình điều trị toàn diện.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin về phương pháp bấm huyệt trị khó thở. Nếu bạn không có kiến thức về huyệt đạo, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được hỗ trợ tốt nhất. Lưu ý rằng đây chỉ là biện pháp cải thiện tạm thời, để trị tận gốc chứng bệnh khó thở bạn nên tìm đến các phương pháp điều trị nâng cao hơn.

Xem Thêm:

Array

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Doãn Hồng Phương

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Bệnh học

Đặt lịch khám chữa bệnh

16/09

hôm nay

17/09

Ngày mai

18/09

Ngày kìa

+

Khác