Bấm Huyệt Trị Cảm Sổ Mũi Đúng Cách Đẩy Lùi Bệnh Nhanh Chóng

Ngày cập nhật: 24/04/2024 Biên tập viên: Đỗ Thanh
Đánh giá bài viết

Từ lâu, việc bấm huyệt trị cảm sổ mũi được là phương pháp được đánh giá cao về hiệu quả chữa bệnh. Bởi phương pháp này tác động lên hệ thống kinh mạch và huyệt vị của con người từ đó đẩy lùi cảm giác khó chịu do hắt hơi sổ mũi gây ra. Quá trình bấm huyệt cũng giúp nâng cao miễn dịch tự dịch tự nhiên của cơ thể và giúp hệ thống xoang, mũi thông thoáng hơn.

Bấm huyệt trị cảm sổ mũi có hiệu quả không?

Sổ mũi và hắt hơi là những triệu chứng thường gặp, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa, ngoài ra thường liên quan đến các bệnh lý như cảm lạnh, cúm, viêm xoang và đặc biệt là viêm mũi dị ứng. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do sự tăng tiết dịch nhầy bên trong khoang mũi, khiến cho mũi ngứa, nghẹt, hắt xì hơi và chảy nước mũi liên tục.

Bấm huyệt trị cảm sổ mũi được chứng minh mang lại hiệu quả
Bấm huyệt trị cảm sổ mũi được chứng minh mang lại hiệu quả

Bấm huyệt đã được chứng minh là một phương pháp hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng và các vấn đề liên quan như hắt hơi và sổ mũi. Bằng cách tác động lên các huyệt đạo, năng lượng trong cơ thể được kích thích và thúc đẩy đến các vị trí cần chữa trị, giúp cân bằng và làm dịu tình trạng viêm nhiễm.

Theo các chuyên gia y tế, lợi ích của việc sử dụng bấm huyệt trị cảm sổ mũi và hắt hơi là rõ ràng. Phương pháp này không yêu cầu sử dụng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật, giúp tránh được các tác dụng phụ tiềm năng. Bạn có thể dễ dàng thực hiện liệu pháp bấm huyệt tại nhà và lặp lại nhiều lần mà không lo ngại về bất kỳ phản ứng phụ nào, mang lại sự thoải mái và an tâm cho người bệnh.

Cách bấm huyệt chữa cảm lạnh, sổ mũi

Thay vì dựa vào thuốc giảm đau hoặc các loại thuốc cảm lạnh khác, người bệnh có thể áp dụng phương pháp bấm huyệt chữa cảm cúm để lùi triệu chứng bệnh. Trong đó, một số cách bấm trị ho sổ mũi, cảm cúm phổ biến nhất phải kể tới:

Huyệt Nghinh Hương

Huyệt Nghinh Hương là một trong những điểm quan trọng trong hệ thống huyệt đạo của cơ thể, được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh lý liên quan đến mũi và khuôn mặt. Đặc biệt, huyệt có tác dụng giúp thông mũi, giảm nghẹt mũi và giảm các triệu chứng của cảm lạnh.

Khi cảm thấy nghẹt mũi do cảm lạnh hoặc các vấn đề liên quan đến mũi, bạn có thể áp dụng phương pháp bấm huyệt tại huyệt Nghinh Hương. Cách bấm huyệt trị cảm, ho, sổ mũi như sau:

  • Chỉ cần sử dụng hai ngón tay áp lực nhẹ nhàng lên vị trí huyệt Nghinh Hương.
  • Bám nhẹ nhàng lên huyệt trong khoảng 5 – 10 phút nhằm kích thích tuần hoàn máu, năng lượng tại vùng này. 
  • Day ấn nhẹ nhàng khu vực huyệt để làm thông thoáng đường hô hấp, từ đó giảm nghẹt mũi và làm giảm các triệu chứng khó chịu.

Ngoài ra, để tăng hiệu quả điều trị, sau khi bấm huyệt, bạn có thể thoa một ít dầu vào hai vị trí huyệt Nghinh Hương. Việc này không chỉ giúp huyệt đạo làm việc tốt hơn mà còn giúp giữ ẩm cho da và ngăn chặn chảy nước mũi. 

Bấm huyệt Nghinh Hương chữa sổ mũi, nghẹt mũi cho cảm cúm, cảm lạnh,...
Bấm huyệt Nghinh Hương chữa sổ mũi, nghẹt mũi cho cảm cúm, cảm lạnh,…

Huyệt Ấn Đường

Huyệt Ấn Đường hay còn được biết đến với tên gọi Kỳ Huyệt, là một điểm quan trọng trong hệ thống huyệt đạo của cơ thể. Huyệt nằm tại giao điểm đường thẳng nối giữa hai đầu lông mày và đường thẳng đi qua chính giữa mặt trước cơ thể.

Huyệt này có tác dụng trừ phong nhiệt và định thần chí và thường được sử dụng trong việc chữa trị các triệu chứng như ngạt mũi, cảm mạo và nhức đầu. Đặc biệt, khi bạn cảm thấy mũi bị nghẹt và đau đầu do cảm lạnh, day bấm huyệt ấn đường có thể giúp giảm bớt các triệu chứng này một cách tự nhiên. Cách thực hiện bấm huyệt trị cảm sổ mũi bằng huyệt Ấn Đường như sau:

  • Sử dụng ngón tay cái để áp lực từ nhẹ đến mạnh dần lên huyệt này trong khoảng ba phút. 
  • Lặp lại quá trình bấm huyệt trị cảm lạnh này sau vài giờ sẽ giúp giảm bớt cảm giác khó chịu ở mũi và đầu. 
  • Để tăng hiệu quả bấm huyệt chữa bệnh cảm cúm, bạn có thể thoa chút dầu gió lên huyệt đạo trước khi áp lực, giúp quá trình xoa bóp trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Huyệt Ấn Đường chữa trị ngạt mũi, cảm mạo và nhức đầu
Huyệt Ấn Đường chữa trị ngạt mũi, cảm mạo và nhức đầu

Bấm huyệt trị cảm cúm với huyệt Hợp Cốc

Huyệt Hợp Cốc nằm ở vị trí đặc biệt giữa ngón trỏ và ngón cái, cách mép bàn tay khoảng bằng đầu ngón cái. Đây là điểm huyệt có tác dụng làm thông kinh lạc, giải biểu tà, sơ phong, thanh tiết phế khí và chỉ thống. Nhờ những tác dụng này, huyệt Hợp Cốc thường được sử dụng để chữa trị các triệu chứng như cảm mạo, nhức đầu, ngạt mũi và chảy nước mũi do cảm lạnh.

Để thực hiện việc bấm huyệt giải cảm bằng huyệt Hợp Cốc, người bệnh có thể thực hiện theo các hướng dẫn như sau:

  • Dùng ngón tay cái của một tay để ấn vào huyệt này trên tay bên kia khoảng ba lần.
  • Đổi bên và thực hiện lại quá trình này. 
  • Day ấn liên tục lên huyệt cho tới khi cảm giác hơi tê, điều này cho thấy huyệt đã được kích thích và năng lượng đang được tuần hoàn tốt trong cơ thể.
Huyệt Hợp Cốc nằm giữa ngón trỏ vài ngón cái
Huyệt Hợp Cốc nằm giữa ngón trỏ vài ngón cái

Huyệt Phong Trì

Huyệt Phong Trì là huyệt có vị trí tại vùng lõm hai bên gáy. Huyệt này có tác dụng giúp tăng cường lưu thông máu, giảm các triệu chứng rối loạn tiền đình và có hiệu quả trong việc thông mũi. Để thực hiện việc bấm huyệt trị cảm sổ mũi, cảm lạnh, sổ mũi bằng huyệt Phong Trì, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Mở rộng bàn tay và ôm lấy phần phía sau đầu.
  • Sử dụng hai ngón cái, bạn ấn nhẹ lên huyệt Phong Trì ở hai bên trong vòng khoảng một phút.
  • Nên thực hiện động tác này vào buổi sáng và tối mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất trong việc giảm các triệu chứng của cảm lạnh và sổ mũi. 

Việc kích thích huyệt Phong Trì giúp cải thiện lưu thông năng lượng trong cơ thể và giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi đối mặt với những triệu chứng của cảm lạnh.

Bấm huyệt Phong Trì trị cảm sổ mũi
Bấm huyệt Phong Trì trị cảm sổ mũi

Huyệt Thiếu Thương

Huyệt Thiếu Thương nằm ở vị trí đặc biệt ở bờ ngoài móng tay cái, phía dưới góc móng tay. Day ấn huyệt vị này giúp thông kinh khí, thanh phế nghịch và thoát dịch mũi, từ đó giúp giảm các triệu chứng ho, nghẹt mũi và sổ mũi hiệu quả. Bấm huyệt trị ho sổ mũi với huyệt Thiếu Thương như sau:

  • Dùng ngón tay, bạn ấn nhẹ lên huyệt Thiếu Thương ở mỗi bên trong khoảng một phút.
  • Sau khi hoàn thành một bên, bạn chuyển sang bên tay còn lại và thực hiện tương tự.
  • Nên thực hiện bấm huyệt Thiếu Thương 2 lần/ngày trong khoảng 7 ngày để đạt hiệu quả bấm huyệt trị cảm sốt tốt nhất.

Để tăng cường hiệu quả chữa cảm cúm bằng bấm huyệt, bạn có thể kết hợp việc sử dụng một ít dầu gió hoặc dầu thông gió khi thực hiện bấm huyệt. Việc này sẽ giúp kích thích huyệt đạo làm việc tốt hơn và nhanh chóng giảm bớt các triệu chứng của nghẹt mũi và sổ mũi.

Huyệt Thiếu Thương nằm trên góc ngón tay cái
Huyệt Thiếu Thương nằm trên góc ngón tay cái

Lưu ý khi bấm huyệt chữa cảm sốt, sổ mũi

Bấm huyệt trị bệnh cảm cúm, sổ mũi là một phương pháp tự nhiên có hiệu quả trong việc điều trị nghẹt mũi và lưu thông khí huyết. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bấm huyệt để điều trị nghẹt mũi, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng sau:

  • Trước khi tiến hành bấm huyệt, hãy nghiên cứu và xác định đúng vị trí của các điểm huyệt để đạt được hiệu quả tối ưu trong quá trình điều trị.
  • Trước khi thực hiện bấm huyệt, đảm bảo rằng vùng da cần điều trị được làm sạch và vệ sinh để tránh nhiễm trùng.
  • Khi bấm huyệt, bạn nên sử dụng lực ấn mềm mại và tránh áp lực quá mạnh. Điều này sẽ giúp tránh các tổn thương và tăng cường hiệu quả lưu thông khí huyết.
  • Bấm huyệt trị nghẹt mũi là một phương pháp bổ trợ và không thể thay thế hoàn toàn cho các phương pháp chữa trị khác như Tây y hoặc can thiệp y tế.
  • Tránh bấm huyệt khi bạn đang trong tình trạng mang thai, mắc các bệnh lý nghiêm trọng, hoặc ít kiến thức về huyệt đạo.
  • Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, hãy nắm vững các kỹ năng và nguyên tắc cơ bản của bấm huyệt trước khi áp dụng vào thực tế.

Bấm huyệt trị cảm sổ mũi là một phương pháp truyền thống được áp dụng từ lâu đời trong y học cổ truyền, có khả năng giúp cải thiện và điều trị nhiều triệu chứng bệnh lý. Tuy nhiên, việc áp dụng bấm huyệt chữa bệnh cần phải được thực hiện đúng cách và có kiến thức chuyên môn, đặc biệt là trong việc xác định vị trí các điểm huyệt và áp lực thích hợp.

Array

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Doãn Hồng Phương

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Bệnh học

Đặt lịch khám chữa bệnh

22/11

hôm nay

23/11

Ngày mai

24/11

Ngày kìa

+

Khác