Cách Bấm Huyệt Chữa Chảy Nước Mũi, Hắt Hơi Hiệu Quả

Ngày cập nhật: 22/04/2024 Biên tập viên: Thu Hà

Sổ mũi, chảy nước mũi, hắt hơi là một trong những triệu chứng thường gặp, nhất là ở những người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng. Ngoài việc sử dụng thuốc, nhiều người còn cải thiện tình trạng này bằng cách bấm huyệt. Vậy đâu là cách bấm huyệt chữa chảy nước mũi hiệu quả nhất? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Đông Phương Y Pháp để được giải đáp thêm về vấn đề này. 

Nguyên nhân gây hắt hơi, chảy nước mũi

Chảy nước mũi, hắt hơi thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa do sự thay đổi thời tiết một cách đột ngột khiến cơ thể không kịp thích ứng. Khi mắc bệnh, lượng dịch nhầy trong các xoang mũi sẽ tăng lên quá mức. Từ đó gây ra hiện tượng ngứa mũi, nghẹt mũi, hắt xì hơi và chảy nước mũi liên tục.

Hắt hơi, chảy nước mũi do nhiều nguyên nhân gây ra
Hắt hơi, chảy nước mũi do nhiều nguyên nhân gây ra

Phần lớn các trường hợp bị sổ mũi, hắt hơi đều có liên quan tới bệnh cảm cúm, cảm lạnh hoặc viêm xoang, viêm mũi dị ứng,… Để kiểm soát triệu chứng của bệnh hiệu quả, các bạn cần xác định được chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Lợi ích của việc bấm huyệt chữa chảy nước mũi

Phần lớn các huyệt đạo sẽ nằm dọc theo đường kinh mạch – đường dẫn năng lượng đi khắp cơ thể. Khi tác động lên các huyệt đạo, chúng sẽ kích thích, thúc đẩy năng lượng bên trong cơ thể để làm giảm các triệu chứng của bệnh lý, chẳng hạn như sổ mũi, hắt hơi.

Các cách bấm huyệt chữa chảy nước mũi, hắt hơi được đánh giá là an toàn và cho hiệu quả tốt. Lý do là vì phương pháp này không xâm lấn như khi phải làm phẫu thuật, đồng thời không gây ra tác dụng phụ do dùng thuốc tân dược nhiều. Tuy nhiên, việc bấm huyệt giảm chảy nước mũi cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn, kỹ thuật tốt.

6 cách bấm huyệt chữa chảy nước mũi, hắt hơi hiệu quả

Trong Y học cổ truyền có rất nhiều huyệt đạo có khả năng cải thiện triệu chứng chảy nước mũi, hắt hơi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không may gặp phải những triệu chứng này, bệnh nhân có thể tham khảo 6 cách bấm huyệt chữa chảy nước mũi, hắt hơi dưới đây:

Bấm huyệt Hợp Cốc chữa chảy nước mũi

Huyệt Hợp Cốc nằm ở vị trí giữa ngón trỏ và ngón cái, cách phần mép bàn tay một khoảng bằng đầu ngón cái. Việc tác động lên huyệt vị này bằng cách bấm huyệt sẽ giúp làm thông kinh lạc, giải biểu tà, thanh tiết phế khí, sơ phong và chỉ thống. Vì thế, huyệt Hợp Cốc thường được ứng dụng trong điều trị bệnh cảm cúm, nghẹt mũi, nhức đầu, chảy nước mũi,…

Cách thực hiện:

  • Dùng ngón tay cái bên phải bấm vào huyệt Hợp Cốc ở tay bên trái trong khoảng 3 lần. Sau đó đổi bên, bấm vào huyệt Hợp Cốc ở tay bên phải.
  • Thực hiện liên tục động tác bấm huyệt chữa chảy nước mũi này cho đến khi tay có cảm giác hơi tê.

Đắp tỏi lên huyệt Dũng Tuyền

Cho những bạn chưa biết, huyệt Dũng Tuyền nằm ở phần lõm phía trước gan bàn chân. Huyệt vị này giúp cải thiện chứng viêm mũi dị ứng, viêm xoang và góp phần làm lưu thông máu, thông thoáng đường thở nhanh chóng.

Vị trí huyệt Dũng Tuyền
Vị trí huyệt Dũng Tuyền

Cách thực hiện:

  • Lấy một tép tỏi tươi, giã nhuyễn rồi đắp lên huyệt Dũng Tuyền.
  • Đắp ngày 2 lần vào mỗi sáng và tối trước khi đi ngủ, thực hiện liên tục trong 1 tuần để giảm tình trạng sổ mũi, chảy nước mũi hiệu quả.

Bấm huyệt Phong Trì

Để tăng cường lưu thông máu và làm giảm triệu chứng rối loạn tiền đình cũng như giúp thông mũi xoang hiệu quả, bạn có thể tác động lên huyệt Phong Trì bằng cách bấm huyệt. Huyệt Phong Trì nằm ở bên dưới hộp sọ, vùng lõm 2 bên gáy. Khi thực hiện cần tác động với lực vừa phải vì đây là khu vực khá nhạy cảm, tập trung nhiều dây thần kinh.

Cách thực hiện:

  • Mở lòng bàn tay ra và ôm lấy phía sau đầu.
  • Dùng 2 ngón tay cái ấn lên huyệt Phong Trì ở 2 bên một cách nhẹ nhàng trong vòng 2 – 3 phút.
  • Thực hiện vào buổi sáng và tối mỗi ngày để giúp kiểm soát tốt tình trạng sổ mũi, tắc nghẹt mũi gây khó chịu.

Tác động lên huyệt Ấn Đường

Huyệt Ấn Đường hay còn được gọi là huyệt Thượng Đan với tác dụng làm dịu hệ thống thần kinh, thông mũi cũng như giảm tình trạng chảy nước mũi. Bấm huyệt Ấn Đường đúng cách sẽ giúp giải phóng dịch nhầy bên trong khoang mũi, để đường thở trở nên thông thoáng. Đồng thời giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, hạn chế tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi gây khó chịu.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng ngón trỏ ấn huyệt Ấn Đường ngay tại giao điểm đường thẳng nối thẳng 2 đầu lông màu với đường chính trung.
  • Ấn huyệt Ấn Đường trong vòng 3 phút với lực tay vừa phải.
  • Thực hiện ấn huyệt khoảng 40 lần vào mỗi buổi sáng và tối.
  • Có thể tự kiểm tra xem có ấn đúng huyệt hay không bằng cách cảm nhận sự nóng lên ở vùng trán.
Tác động lên huyệt Ấn Đường cải thiện triệu chứng chảy nước mũi hiệu quả
Tác động lên huyệt Ấn Đường cải thiện triệu chứng chảy nước mũi hiệu quả

Bấm huyệt Nghinh Hương

Huyệt Nghinh Hương là huyệt vị nằm ở hai bên cánh mũi, phía trên rãnh mũi má, cách vùng cánh mũi khoảng 0.08cm. Tác động bằng cách bấm huyệt Nghinh Hương sẽ giúp tán phong, thông tỷ khiếu và cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng, sổ mũi, nghẹt mũi hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng ngón trỏ ấn lên huyệt Nghinh Hương bên mũi trái trong khoảng 2 phút.
  • Đổi qua bên phải và tiếp tục ấn thêm 2 phút nữa.
  • Thực hiện mỗi bên khoảng 15 lần, ngày 2 lần vào sáng và tối liên tục trong vòng 1 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Trong lúc bấm huyệt Nghinh Hương chữa chảy nước mũi, mọi người có thể dùng thêm dầu xoa bóp để tăng hiệu quả.

Chữa chảy nước mũi thông qua huyệt Thiếu Thương

Huyệt Thiếu Thương là một trong số những huyệt đạo quan trọng của cơ thể. Huyệt vị này nằm ngay ở bờ ngoài móng tay cái, phía dưới góc móng tay và có tác dụng thông kinh khí, thanh phé nghịch, thoát dịch mũi cũng như làm thông mũi xoang rất tốt.

Trong Y học cổ truyền, việc bấm huyệt Thiếu Thương có thể mang tới hiệu quả chữa hắt hơi sổ mũi, chảy nước mũi nhanh chóng. Với cách bấm huyệt chữa chảy nước mũi này, bệnh nhân có thể tự thực hiện tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ – thầy thuốc.

Cách thực hiện:

  • Ấn nhẹ lên huyệt Thiếu Thương trong khoảng 1 phút rồi đổi bên, thực hiện tương tự với bên tay còn lại.
  • Tiến hành ấn huyệt Thiếu Thương 2 lần một ngày trong liên tục 7 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Có thể dùng thêm dầu xoa bóp chuyên dụng để tăng huyệt quả tác động, kiểm soát bệnh.
Chữa chảy nước mũi thông qua huyệt Thiếu Thương
Chữa chảy nước mũi thông qua huyệt Thiếu Thương

Lưu ý khi bấm huyệt chữa chảy nước mũi tại nhà

Khi bấm huyệt chữa chảy nước mũi, sổ mũi, hắt hơi tại nhà, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Chỉ tự bấm huyệt khi được bác sĩ – thầy thuốc hướng dẫn trước đó.
  • Bấm huyệt chảy nước mũi phải có cảm giác nóng hoặc tức nặng mới đúng và cho hiệu quả tốt. Bạn nên day huyệt trong vòng vài phút theo chiều kim đồng hồ tới khi cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Không lạm dụng bấm huyệt với số lần, tần suất quá dày, hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ – thầy thuốc để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Bệnh nhân cần xác định nguyên nhân gây chảy nước mũi, sổ mũi để tìm ra biện pháp cải thiện bệnh triệt để. Trong trường hợp có dị vật ở mũi thì cần can thiệp cấp cứu nhanh. Với những đối tượng bị sổ mũi do viêm mũi dị ứng thì cần tránh xa các tác nhân gây dị ứng.
  • Bấm huyệt trị chảy nước mũi mang lại hiệu quả khá chậm nên cần thực hiện thường xuyên.
  • Khi bấm huyệt, mọi người cần lưu ý cắt ngắn móng tay để tránh gây tổn thương trên da.
  • Nếu sau một thời gian bấm huyệt trị chảy nước mũi mà tình trạng này vẫn không cải thiện thì cần tới bệnh viện thăm khám ngay.
  • Chữa viêm mũi dị ứng bằng cách bấm huyệt chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị, không thể thay thế thuốc đặc trị.
  • Bên cạnh đó, mọi người cần chú ý giữ vệ sinh mũi họng sạch sẽ hàng ngày bằng cách rửa với nước muối thường xuyên.
  • Giữ ấm vùng cổ, mũi khi thời tiết chuyển lạnh để tránh bị cảm cúm, mắc bệnh tai mũi họng.
  • Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, không hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích hay uống rượu bia.
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn và bổ sung vitamin cho cơ thể cũng là một trong những cách giúp hỗ trợ điều trị và phòng bệnh hiệu quả.
  • Tránh hoặc hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các tác nhân gây hại nếu bị viêm mũi dị ứng.

Bấm huyệt chữa chảy nước mũi là một trong những phương pháp giúp cải thiện tình trạng sổ mũi, hắt hơi hiệu quả. Tuy nhiên, bạn chỉ nên xem đây là biện pháp giải quyết tạm thời. Để chữa bệnh dứt điểm cũng như kiểm soát các triệu chứng của bệnh hiệu quả, các bạn cần tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

Array

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Doãn Hồng Phương

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Bệnh học

Đặt lịch khám chữa bệnh

05/10

hôm nay

06/10

Ngày mai

07/10

Ngày kìa

+

Khác