Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Vị Trí Các Huyệt Trên Cơ Thể, Tác Dụng Và Cách Bấm Tại Nhà
Mỗi huyệt trên cơ thể người đều đảm nhận một vai trò và công dụng khác nhau. Các huyệt đạo này có thể giúp điều trị bệnh lý hoặc bảo vệ sức khỏe, tuy nhiên liệu bạn đã biết hết vị trí, tác dụng cũng như cách bấm các huyệt trên cơ thể hiệu quả? Tham khảo ngay bài viết sau để nắm rõ những kiến thức hữu ích và lưu ý khi bấm huyệt tại nhà.
Huyệt đạo là gì? Các huyệt trên cơ thể nằm ở đâu?
Huyệt đạo hay huyệt vị trên cơ thể là vị trí tập trung thần khí của kinh lạc, gân xương, khớp cơ, tạng phủ và được phân bố khắp các bộ phận cơ thể. Huyệt đạo nằm cạnh hoặc nằm bên ngoài các đường kinh đạo, giúp cơ thể trao đổi và tiếp nhận nguồn năng lượng từ thiên nhiên.
Theo y học cổ truyền, trên cơ thể con người có tổng cộng 108 huyệt đạo, phân bổ tại nhiều vị trí khác nhau. Trong số đó bao gồm 36 huyệt nguy hiểm, còn gọi là “tử huyệt”. Các huyệt trên cơ thể người phân bổ tại nhiều vị trí khác nhau. Tùy thuộc vào mỗi vị trí mà chúng có tên gọi khác nhau cũng như tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Các huyệt đạo ở vùng đầu, cổ
Huyệt đạo thuộc vùng đầu, cổ có vai trò quan trọng trong việc điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Chúng bao gồm:
- Huyệt bách hội tại ví trí giao nhau của điểm chính giữa đỉnh đầu và đường nối liên phần đầu.
- Huyệt thần đình (cách mép tóc trước trán khoảng 5 cm).
- Huyệt thái dương (vùng lõm phía đuôi chân mày).
- Huyệt nhĩ môn (tại vết lõm ở trước vành tai khi há miệng).
- Huyệt tình minh (góc khóe mắt phía trong
- Huyệt nhân trung (vết lõm dưới chóp mũi:
- Huyệt á môn (vết lõm phía sau giữa đốt sống cổ thứ 2 và thứ 1).
- Huyệt phong trì (phần lõm phía sau dái tai).
- Huyệt nhân nghênh (cách yết hầu 5 cm về hai bên).
Huyệt tại vùng cổ tay và chân
Huyệt đạo tại vùng cổ tay và chân có mối liên hệ mật thiết với hệ thống kinh mạch, xươp khớp, khí huyết… Một số huyệt đạo quan trọng tại vùng này gồm:
- Huyệt kiên tỉnh (điểm cao nhất của vai).
- Huyệt thái uyên (chỗ lõm ở cổ tay khi ngửa lòng bàn tay).
- Huyệt túc tam lý (ở phía trước và cách xương ống chân về phía ngoài 1 ngón tay).
- Huyệt tam âm giao (là một huyệt bàn chân, ở vị trí chỗ lõm dưới lòng bàn chân)…
Các huyệt quan trọng tại phần lưng, eo, mông
Các vị trí huyệt đạo tại phần eo, lưng và mông vừa giúp điều trị tình trạng nhức mỏi, vừa ngăn chặn bệnh lý nặng về xương, khớp. Các huyệt đạo đây gồm:
- Huyệt huyền lư (tại xương cụt và hậu môn).
- Huyệt khí hải du (cách mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 3 khoảng 3 cm).
- Mệnh môn (vết lõm giữa đốt sống thắt lưng thứ 2 và 3).
- Thận du (cách mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 2 khoảng 4 cm).
- Tâm du (cách mỏm gai đốt sống ngực thứ 5 khoảng 4cm).
- Huyệt quyết âm du (cách mỏm gai đốt sống ngực thứ 4 khoảng 4cm).
- Huyệt phế du (cách mỏm gai của đốt sống ngực thứ 3 khoảng 4cm).
Bấm các huyệt trên cơ thể có tác dụng thế nào? Cách bấm ra sao?
Theo y học cổ truyền, các huyệt trên cơ thể có quan hệ chặt chẽ với các cơ quan và cả hệ tuần hoàn máu lẫn hệ thần kinh. Bởi thế, nếu tác động một lực vừa phải vào các huyệt này thì sẽ ảnh hưởng đến nhiều vị trí khác trên cơ thể. Nhờ đó, châm cứu, bấm huyệt trên cơ thể giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh lý và tăng cường sức khỏe.
Một số bệnh lý thường gặp có thể điều trị được thông qua cách bấm huyệt đơn giản tại nhà như:
- Bấm huyệt trị sổ mũi: Trong số 108 huyệt đạo trên người, vị trí ở vùng mặt nếu được xác định đúng và bấm huyệt chính xác thì có thể trị được sổ mũi. Chỉ cần dùng hai ngón tay miết nhẹ từ giữa chân mày về phía đuôi và ngược lại. Sau đó day và ấn huyệt đường nằm giữa hai chân mày khoảng 1 – 2 phút rồi miết thẳng xuống hai cánh mũi và ra ngoài. Tiếp đến dùng ngón cái ấn nhẹ từ cánh mũi sang hai bên khoảng 1 cm. Tiếp tục day và nhấn vào giữa ngón trỏ và ngón cái ở trên mu bàn tay. Thực hiện khoảng 1 – 2 phút mỗi bên. Cuối cùng, khép hai ngón tay với nhau và ấn vào điểm nhô lên cao nhất.
- Bấm huyệt trị đau đầu: Đau đầu, cảm cúm khiến đầu óc trở nên mệt mỏi. Khi đó, người bệnh cần xác định vị trí huyệt đạo cơ thể người để xoa bóp. Trước tiên dùng hai ngón cái miết giữa hai đầu chân mày sang hai ngang và ngược lại. Từ vị trí giữa trán vuốt nhẹ nhàng xuống vùng thái dương. Sau đó ấn vào huyệt đạo tại vùng đầu. Cuối cùng, ấn vào phía sau gáy bằng một lực vừa phải từ ngón cái.
- Bấm huyệt chữa khó ngủ: Để điều trị chứng khó ngủ, dùng hai ngón tay cái miết và vuốt nhẹ từ giữa trán về hai bên và ngược lại. Sau đó ấn huyệt thái dương kết hợp day nhẹ từ 1 – 3 phút. Kế đến chuyển sang day huyệt sau khoảng 2 phút. Tại vị trí lằn ngang cổ tay thẳng từ ngón út trở xuống, hãy ấn 1 phút và đổi bên. Tương tự, giữa lằn chỉ cổ tay hướng lên 4 cm về phía cẳng tay, thực hiện ấn huyệt này từ 1 – 2 phút.
Các huyệt trên cơ thể đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều cơ quan khác. Vì thế, y học cổ truyền đã tìm ra các phương pháp bấm huyệt giúp điều trị những bệnh lý đơn giản như sổ mũi, đau đầu, khó ngủ…
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!