Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Rượu Xoa Bóp Mật Gấu Có Tốt Không? Dùng Sao Cho Hiệu Quả?
Rượu xoa bóp mật gấu được nhiều người xem là “bảo bối” trong giảm sưng tấy, đau nhức, bầm tím chân tay hoặc những vị trí khác trên cơ thể. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng nên sử dụng mật gấu ngâm rượu xoa bóp vì không những không hiệu quả mà còn tiềm ẩn tác dụng phụ. Do đó, mỗi người cần tìm hiểu kỹ trước khi dùng cho bản thân và người xung quanh.
Rượu xoa bóp mật gấu có tốt không, tác dụng là gì?
Trong Đông y, mật gấu được gọi là hùng đởm và có vị đắng, tính hàn đặc trưng. Nguyên liệu này tác động vào 3 kinh Tâm, Can và Vị mang đến nhiều lợi ích. Cụ thể, từ lâu Y học cổ truyền đã ghi chép về tác dụng và công dụng chữa bệnh của mật gấu:
Tác dụng của mật gấu:
- Giảm đau, chống viêm, sát trùng, thanh nhiệt.
- Hoạt huyết, xử lý – làm tan huyết khối, cải thiện chấn thương.
- Bảo vệ tế bào gan, hỗ trợ cải thiện dịch huyết từ gan.
- Hạ Cholesterol, mỡ máu và cân bằng huyết áp.
- Cải thiện sức khoẻ tiêu hoá.
Công dụng chữa bệnh:
- Đau răng, nhọt độc, đỏ mắt, đinh nhĩ, ác thương.
- Vàng da, hồi hộp, sợ hãi, thấp nhiệt.
- Lỵ kéo dài, rối loạn tiêu hoá, đau dạ dày, co quắp chân tay, chứng hoàng đản.
- Xử lý xung huyết, xử lý sưng đau do ngã/tai nạn/chấn thương.
Theo y học hiện đại, mật gấu có tên khoa học là Felursi, thường được lấy từ gấu heo, gấu chó và gấu ngựa. Trong đó mật gấu ngựa cho chất lượng tốt nhất, xếp sau đó là gấu heo, cuối cùng là gấu chó. Thành phần mật gấu có chứa muối kim loại Acid Cholic, Cholesterol cùng sắc tố mật (Bilirubin).
Rượu xoa bóp mật gấu thường được ngâm từ 2 thành phần chính: Rượu trắng và mật gấu. Theo dân gian và Y học cổ truyền, rượu mật gấu xoa bóp rất tốt, giúp làm tan máu bầm, giảm đau tại chỗ sau vài lần sử dụng. Tuy nhiên, để rượu mật gấu xoa bóp được phát huy hiệu quả cần sử dụng đúng cách, phù hợp với tình trạng chấn thương, tuyệt đối không tùy tiện dùng.
Cách ngâm rượu mật gấu để xoa bóp đúng tỷ lệ
Như đã nói ở trên, rượu mật gấu dùng trong xoa bóp gồm 2 thành phần chính là rượu và mật gấu. Cách ngâm mật gấu để xoa bóp giảm đau, sưng tấy gồm các bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị rượu trắng và mật gấu theo tỷ lệ 1ml rượu : 1ml mật gấu. Trường hợp bị đau, chấn thương nghiêm trọng có thể giảm lượng rượu, tỷ lệ phù hợp là 3 giọt rượu – 1ml mật gấu.
- Bước 2: Trút hết rượu và mật gấu vào lọ nhỏ có nắp đậy, lắc nhẹ cho 2 nguyên liệu hoà tan vào nhau.
- Bước 3: Đậy kín nắp lọ, bảo quản rượu ở nơi thoáng mát khô ráo để sử dụng dần.
Lưu ý: Nên tuân thủ cách pha mật gấu với rượu để xoa bóp với tỷ lệ mật gấu và rượu phía trên để có thành phẩm chất lượng nhất. Nếu giảm lượng mật gấu sẽ khiến rượu loãng, làm giảm đáng kể công dụng.
Ngoài cách ngâm rượu mật gấu với những nguyên liệu cơ bản phía trên, nhiều người còn ngâm rượu mật gấu vào bình lớn và thêm các dược liệu như: Vòi voi, trầm hương, quế chi, rễ cây mật gấu, bồ bồ, rễ nhàu, dây cù đèn, dây cứt quạ…
Hướng dẫn cách dùng rượu xoa bóp mật gấu
Sử dụng rượu mật gấu có thể giảm triệu chứng đau nhức xương khớp, bầm tím ngoài da, xoa bóp chân trị thấp khớp. Tuy nhiên, phải sử dụng đúng cách thì những tác dụng này mới được phát huy.
Đối với từng trường hợp bệnh, cách dùng rượu mật gấu để xoa bóp sẽ khác nhau:
- Bong gân: Lấy 1-2 giọt rượu mật gấu ra tay rồi thoa trực tiếp lên vùng bị bong gân. Hoặc có thể lấy 1-2 giọt rượu ra gạc y tế sau đó dùng miếng gạc này băng vào vị trí bong gân.
- Bầm tím, đau nhức vai gáy/lưng hoặc đau đầu: Lấy 1-2 giọt rượu mật gấu thoa lên vùng bị đau, kết hợp massage nhẹ nhàng. Tùy thuộc vào độ rộng của khu vực tổn thương người bệnh có thể sử dụng lượng rượu xoa bóp phù hợp, nếu dùng xoa bóp lưng sẽ cần lượng khá lớn rượu.
- Sưng nướu, đau nhức răng: Thoa rượu ở vùng má ngoài khu vực nướu, răng bị đau/sưng. Không cho rượu vào miệng vì có thể làm tổn thương niêm mạc.
Những sai lầm cần tránh
Sử dụng rượu mật gấu là cách xoa bóp được dân gian áp dụng từ lâu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả, mỗi người cần lưu ý tránh những sai lầm không đáng có.
Khi sử dụng rượu mật gấu để xoa bóp nhằm xử lý đau nhức, bầm tím cần lưu ý:
- Với những chấn thương mềm không nên sử dụng rượu mật gấu để xoa bóp vì tính nóng của rượu sẽ làm giãn mao mạch vị trí tổn thương, gây chảy máu, sưng đau nhiều hơn. Trường hợp bị sái chân, bầm tím nên dùng đá lạnh chườm ngay ở những giờ đầu tiên, sau đó 1-2 ngày mới nên đắp nóng, dán cao hoặc bóp mật gấu.
- Tuyệt đối không lạm dụng, phụ thuộc vào rượu mật gấu khi có những chấn thương nặng. Trường hợp ngã xe, tai nạn nguy hiểm… cần đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ hỗ trợ.
- Trường hợp sử dụng rượu ngâm mật gấu ngựa chỉ nên xoa bóp ngoài da, cần thận trọng khi uống vì loại rượu này có thể gây tổn thương thận, viêm thận cấp.
- Nên chọn mua mật gấu có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng, tránh tâm lý ham rẻ mà sử dụng sản phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Như vậy bài viết đã cung cấp thông tin liên quan đến rượu xoa bóp mật gấu cũng như cách dùng, cách pha mật gấu với rượu để bóp đúng chuẩn. Hy vọng thông tin trên đây hữu ích, phần nào giúp bạn đọc có được hướng dẫn an toàn khi sử dụng loại rượu thuốc này.
Chuyên khoa
Bệnh học
Trị liệu
- Bấm huyệt chữa mặt lệch
- Bấm Huyệt Hạ Sốt Hiệu Quả Không? Nên Thực Hiện Thế Nào?
- Hướng Dẫn Cách Xoa Bóp Tay Đơn Giản Giúp Thư Giãn Tức Thì
- Cách Bấm Huyệt Chữa Bệnh Tim Mạch Hiệu Quả, Chuẩn Đông Y
- Bấm Huyệt Chữa Tiểu Đêm: Công Dụng, Huyệt Đạo Được Dùng
- Dầu xoa bóp xương khớp thái lan
- Bấm huyệt trị mất ngủ
- Xoa chân chữa mất ngủ
- Bấm Huyệt Giảm Ngứa: Giải Pháp Tự Nhiên Cho Da Khỏe Mạnh
- Bấm Huyệt Lưu Thông Khí Huyết Có Tốt Không? Lưu Ý Khi Thực Hiện