Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Bấm Huyệt Chữa Nấc Cụt: Nguyên Lý, Cách Áp dụng Và Lưu Ý
Nấc cụt là tình trạng quen thuộc mà tất cả chúng ta đều gặp phải vào một thời điểm nào đó. Thông thường, nấc cụt chỉ là tạm thời nhưng nếu kéo dài thì nó có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn và cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nào đó. Hãy cùng tìm hiểu thêm về phương pháp bấm huyệt chữa nấc cụt trong bài viết dưới đây.
Cơ chế gây ra tình trạng nấc cụt và cách điều trị thông thường
Nấc cụt trong lý giải của y học hiện đại là do sự co thắt không tự chủ của cơ hoành và cơ liên sườn. Những cơn co thắt này khiến thanh môn đóng lại và tạo nên âm thanh “hic” đặc trưng.
Thông thường nấc cụt chỉ kéo dài trong vài phút và không diễn ra quá 48 giờ. Tuy nhiên, trong trường hợp bị nấc cụt liên tục quá 48 giờ hoặc bị nấc ngắt quãng kéo dài hơn 1 tháng thì bạn không nên chủ quan do đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác, chưa kể những ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống khi bị nấc kéo dài.
Nguyên nhân được xác định trong hầu hết các trường hợp nấc cụt là do ăn quá nhiều, sử dụng các loại thức ăn cay, đồ uống có ga hay rượu,… Ngoài ra, việc hoạt động quá mức, thở hoặc nuốt quá nhanh cũng có thể kích hoạt cơ chế gây nấc.
Một số loại thuốc cũng được cho liên quan đến nấc cụt như Benzodiazepin hay một vài Glucocorticoid. Các bệnh lý nhất định về hô hấp, tiêu hóa hay tim mạch và thần kinh cũng có thể gây ra triệu chứng nấc cụt.
Mặt khác, theo y học cổ truyền Đông y, nguyên nhân gây ra nấc cụt được xếp vào chứng ách nghịch. Theo đó, việc ăn uống không điều độ, cay nóng hay quá lạnh khiến cho rối loạn và suy giảm chức năng của Vị, gây ách khí, ứ trệ Vị và dẫn tới nấc cụt.
Dựa trên nguyên lý gây nấc trong y học cổ truyền và việc bấm huyệt chữa nấc cụt đã được nghiên cứu và thực hiện suốt hàng trăm năm qua và được chứng minh về tính hiệu quả cũng như độ an toàn.
Bấm huyệt chữa nấc cụt có hết được không?
Một vấn đề nhiều người quan tâm khi điều trị chứng nấc cụt bằng phương pháp bấm huyệt là: Day ấn những huyệt nào có tác dụng chấm dứt cơn nấc? Theo cơ chế nào và có hiệu quả trong bao lâu?
Nguyên lý chữa nấc cụt của bấm huyệt trong Đông y
Dựa trên lý thuyết về kinh lạc và huyệt đạo của cơ thể, bấm huyệt chữa nấc bằng cách làm dịu cơ hoành, làm dịu hoạt động của dạ dày và tim, đồng thời thay đổi “Khí” trong cơ thể giúp thúc đẩy sự lưu thông kinh mạch, khí huyết, cải thiện vi tuần hoàn và tăng khả năng hấp thụ thuốc qua da.
Hầu hết các huyệt trên cơ thể tác động đến cơ chế nấc cụt đều nằm dưới vùng da quanh tủy sống và các đường hướng tâm – ly tâm, khớp thần kinh và nhân liên quan đến phản xạ nấc. Các điểm bấm huyệt – châm cứu có thể thay đổi phản xạ nấc bằng cách thay đổi hoạt động tưới máu, kích hoạt hệ thống thần kinh tự chủ, thay đổi các chất trung gian gây viêm hoặc thay đổi tín hiệu dẫn truyền thần kinh.
Ngoài ra, xoa bóp – bấm huyệt còn khiến cơ thể tiết ra các chất dẫn truyền thần kinh, kích thích tố như Opioid nội sinh, Norepinephrine, Serotonin và Axit γ-aminobutyric.
Hướng dẫn bấm huyệt chữa nấc cụt hiệu quả, an toàn
Có nhiều phương pháp bấm huyệt hoặc châm cứu có khả năng điều trị nấc tùy thuộc vào người điều trị. Đối với trường hợp chữa những cơn nấc cụt tại nhà, bạn có thể tham khảo một số cách bấm huyệt đơn giản như sau:
- Bấm huyệt Nhân Trung: Huyệt Nhân Trung nằm giữa môi trên và mũi, day bấm huyệt này về phía răng trong khoảng 20 – 30 giây.
- Bấm huyệt Trung Khôi: Huyệt Trung Khôi còn được gọi là huyệt “nấc cụt” nằm giữa lằn chỉ thứ hai của khớp ngón tay giữa. Ấn mạnh vào điểm này cho đến khi cảm giác đau, khó chịu, căng tức sẽ giúp cơn nấc cụt biến mất. Thông thường, bấm huyệt Trung Khôi có thể mang lại hiệu quả ngay từ lần đầu, trừ trường hợp bệnh nhân có bệnh lý lâu năm hoặc khó khăn sẽ phải day bấm nhiều lần.
- Bấm huyệt Thiên Đột: Huyệt này nằm ở chính giữa chỗ lõm ở xương ngực, gần bờ trên xương ức, ngang với xương đòn, huyệt này có tác dụng làm thông phế khí. Dùng ngón giữa hoặc ngón trỏ uốn cong, đầu ngón tay bấm mạnh vào huyệt Thiên Đột trong vài phút có thể chấm dứt cơn nấc cụt.
- Bấm huyệt Toản Trúc: Điểm này nằm ở chỗ hõm dưới chân mày. Ấn mạnh vào huyệt này trong 3 – 5 phút, ngày 2 lần cho đến khi khỏi hẳn.
- Bấm huyệt Nội Quan: Huyệt nội quan nằm ở giữa 2 gân của cổ tay, cách nếp gấp cổ tay một khoảng bằng độ rộng của ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn xếp lại.
Ngoài ra, tại các bệnh viện Đông y, bác sĩ có thể thực hiện châm cứu và bấm huyệt lại nhiều huyệt khác nhằm cải thiện tình trạng nấc cụt tùy thuộc vào nguyên nhân được xác định. Thông thường, việc bấm huyệt để chữa nấc có thể kéo dài khoảng 30 phút mỗi ngày. Điều trị từ 10 – 15 ngày tùy theo mức độ nặng nhẹ và sự thay đổi của cơn nấc. Có thể thực hiện 2 đến 3 đợt điều trị liên tiếp để đạt được hiệu quả mong muốn.
Các nghiên cứu cho thấy việc bấm huyệt chữa nấc mang hiệu quả tốt cho hơn 90% trường hợp bệnh nhân và có hiệu quả kéo dài lên đến 30 ngày sau khi trị liệu. Phương pháp này cũng được đánh giá cao do không gây ra nhiều tác dụng phụ và hạn chế được việc sử dụng thuốc, bấm huyệt giúp đả thông kinh lạc còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bên cạnh việc chữa nấc.
Một số lưu ý khi bấm huyệt để chữa nấc cụt
Việc bấm huyệt chữa nấc cụt có nhiều ưu điểm vượt trội, tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau khi cân nhắc áp dụng phương pháp này:
- Chống chỉ định: Các trường hợp bệnh nhân có các tổn thương ngoài da tại các huyệt như u, loét, vết thương hở thì không được tác động. Ngoài ra, phương pháp bấm huyệt cũng không phù hợp cho người bệnh đang mắc các bệnh sẵn có như máu khó đông, bệnh truyền nhiễm nặng, bệnh nhân suy kiệt,…
- Bấm huyệt chữa nấc cụt mang lại tác dụng tốt nhất đối với những cơn nấc có nguyên nhân liên quan đến ăn uống, sinh hoạt,… Đối với những cơn nấc liên quan đến việc sử dụng thuốc, bạn nên nói chuyện với bác sĩ. Đối với nấc cụt do các bệnh lý thì cần tuân thủ việc điều trị bệnh để có thể chữa nấc cụt dứt điểm.
- Bệnh nhân nên đến các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa được cấp phép để được thăm khám nguyên nhân và tư vấn về việc bấm huyệt nếu muốn chữa bệnh bằng y học cổ truyền.
- Bấm huyệt cho nấc cụt cần có sự hướng dẫn và hỗ trợ từ người có chuyên môn, kiến thức về bấm huyệt, chú ý đến độ mạnh khi day ấn của huyệt cũng như tình trạng của bệnh nhân.
- Trong quá trình bấm huyệt, điều quan trọng là phải theo dõi các triệu chứng của bệnh nhân. Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, sắc mặt tím tái thì nên ngừng xoa bấm huyệt, lau mồ hôi, ủ ấm và cho người bệnh nghỉ ngơi. Đồng thời theo dõi mạch, huyết áp và ý thức của bệnh nhân.
- Ngoài ra, theo y học cổ truyền, bên cạnh bấm huyệt bạn còn có thể lựa còn có nhiều cách điều trị khác như nhĩ châm, thủy châm, cấy dây, diện chẩn hoặc dùng thuốc để cho kết quả điều trị tốt hơn.
Trên đây là những thông tin về phương pháp bấm huyệt chữa nấc cụt mà bạn cần biết trước khi áp dụng cách điều trị này. Nấc cụt rất phổ biến và thường không phải là vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe, tuy nhiên đừng ngần ngại thăm khám ngay nếu tình trạng kéo dài hay bất thường gây ảnh hưởng đến cuộc sống để xác định nguyên nhân và có giải pháp điều trị kịp thời.
Chuyên khoa
Bệnh học
Trị liệu
- Cách Bấm Huyệt Chữa Bệnh Tim Mạch Hiệu Quả, Chuẩn Đông Y
- Bấm Huyệt Chữa Tiểu Đêm: Công Dụng, Huyệt Đạo Được Dùng
- Dầu xoa bóp xương khớp thái lan
- Bấm huyệt trị mất ngủ
- Xoa chân chữa mất ngủ
- Bấm Huyệt Giảm Ngứa: Giải Pháp Tự Nhiên Cho Da Khỏe Mạnh
- Bấm Huyệt Lưu Thông Khí Huyết Có Tốt Không? Lưu Ý Khi Thực Hiện
- Bài thuốc ngâm rượu xoa bóp
- Bấm huyệt sảy thai
- Bấm huyệt đả thông kinh mạch