Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Cách Thực Hiện Chữa Đau Gót Chân Bằng Bấm Huyệt Hiệu Quả
Hỗ trợ chữa đau gót chân bằng bấm huyệt là một liệu pháp Đông y giúp người bệnh xoa dịu cơn đau, hỗ trợ điều trị một số bệnh lý khác. Thế nhưng vẫn còn không ít người băn khoăn về hiệu quả của phương pháp này và không biết cách thực hiện như nào mang lại hiệu quả.
Những lợi ích bất ngờ khi bấm huyệt ở gót chân
Bàn chân được ví như trái tim thứ hai, tại đây có nhiều huyệt vị nằm trên các kinh quan trọng, góp phần kích thích lưu thông khí huyết, tuần hoàn máu khắp cơ thể tốt hơn. Đông y đã tận dụng triệt để các huyệt vị này để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh đau gót chân, giúp người bệnh cải thiện tình trạng nhanh chóng.
Các chuyên gia Y học cổ truyền cho biết, khi thực hiện massage, bấm các huyệt ở vùng gót chân sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cụ thể:
- Xoa bóp, bấm huyệt vùng gót chân giúp tinh thần người bệnh được thư giãn, thoải mái, kích thích khí huyết lưu thông, từ đó giúp người bệnh nhanh chóng có được giấc ngủ ngon và sâu hơn.
- Khi tác động vào các huyệt đạo nằm trên hệ thống kinh lạc sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu đi khắp cơ thể, đồng thời quá trình này cũng góp phần kích thích đào thải độc tố, hỗ trợ chức năng thận.
- Việc xoa bóp các huyệt, đặc biệt là huyệt dưới bàn chân giúp xua tan cảm giác mệt mỏi, phục hồi năng lượng sau một ngày làm việc vất vả, đi lại nhiều.
- Ngoài ra, bấm huyệt đúng kỹ thuật còn giúp điều hòa khí huyết, cân bằng chức năng giữa các bộ phận trên cơ thể, ngăn ngừa được nhiều bệnh lý như tim mạch, xương khớp, thận…
- Áp dụng bấm huyệt cho những người bị đau nhức xương khớp, đau gót chân có nhiều tín hiệu tích cực, làm giảm tín hiệu đau từ các dây thần kinh giúp việc đi lại trở nên dễ dàng hơn.
Cách chữa đau gót chân bằng bấm huyệt có mang lại hiệu quả thực sự?
Tuy liệu pháp bấm huyệt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng có thực sự tốt cho những người bị đau gót chân hay không? Vấn đề này đã được nhiều chuyên gia Đông y phân tích và giải đáp:
“Bệnh đau gót chân hình thành do can và thận bị hư dẫn đến khí huyết lưu thông không đều đến phần gót chân dẫn tới chân bị đau. Ngoài ra, một số người bị nhiễm bệnh phong hàn, thấp khớp, chấn thương hay làm việc quá độ mệt mỏi cũng khiến khí huyết ngưng trệ.
Phương pháp bấm huyệt được đưa vào trong phác đồ điều trị cho trường hợp này với mục đích chính là để kích hoạt lưu thông khí huyết, từ đó giúp người bệnh giảm các cơn đau, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh lý hiệu quả. Không những thế, việc tác động các huyệt đúng cách còn giúp thư giãn cho đôi chân, xua tan căng thẳng, mệt mỏi toàn cơ thể.”
Như vậy, bấm huyệt chữa đau gót chân hoàn toàn có cơ sở, rất nhiều bệnh nhân đã thực hiện điều trị có phản hồi tích cực. Bác Xuyên – Hải Phòng chia sẻ: “Mỗi lần bấm huyệt về thấy cơ thể cực kỳ thoải mái, chân không còn bị đau, việc đi lại cũng dễ dàng hơn rất nhiều”.
“Ngồi làm văn phòng nhiều, ít vận động nên thi thoảng chân mình bị tê cứng và có cảm giác đau nhói ở vùng gót chân. Từ khi được bạn bè giới thiệu đến trung tâm Đông y bấm huyệt, tình trạng này được cải thiện rất nhiều, mình nghĩ là nó thực sự tốt và có hiệu quả.” – Chị Lam (nhân viên văn phòng) cho biết.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo mọi người nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước và không nên tự ý thực hiện tại nhà. Kỹ thuật này cần được thực hiện bởi người có chuyên môn để có thể xác định chính xác vị trí các huyệt, phối huyệt, đảm bảo lực massage để có hiệu quả tốt nhất.
Cách chữa đau gót chân bằng bấm huyệt mang lại hiệu quả cao
Tuy đau gót chân không quá nguy hiểm nhưng cũng ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, gây khó khăn trong việc đi lại. Nếu tình trạng này kéo dài có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý, mọi người nên đi thăm khám để bác sĩ tư vấn giải pháp phù hợp hoặc áp dụng phương pháp bấm huyệt dưới đây.
Day, bấm huyệt Dũng Tuyền
Trong nhiều tài liệu Y học cổ truyền có ghi chép lại: Huyệt Dũng Tuyền nằm ở điểm nối khoảng tỷ lệ 2:5 trước với 3:5 sau của đoạn nối đầu ngón chân thứ hai với phần giữa phía sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân. Khi tác động vào huyệt vị này giúp khí huyết lưu thông xuống phần dưới bàn chân, nhờ đó giảm cơn đau nhanh chóng.
Cách thực hiện: Xác định vị trí huyệt day, bấm trong khoảng 5 phút, để tăng cường hiệu quả trước khi bấm huyệt có thể ngâm chân với nước ấm.
Tác động lên huyệt Phong trì
Huyệt Phong Trì nằm ở sau gáy, đây là huyệt của mạch Dương Duy có điểm khởi đầu đi từ chân lên. Do đó, khi tác động huyệt vị này giúp làm giảm triệu chứng đau nhức vùng gót chân.
Cách thực hiện: Xác định huyệt Phong Trì sau đó day, ấn trong khoảng 5 phút.
Chữa đau gót chân bằng bấm huyệt Túc Căn
Khi bị đau gót chân thể nhẹ chỉ cần bấm huyệt Túc Căn 1 – 2 lần là triệu chứng thuyên giảm, trường hợp nặng hơn thì duy trì bấm trong 1 – 2 tuần. Huyệt nằm ở giữa nếp gấp cổ tay đo lên 8cm, rất dễ xác định.
Cách thực hiện: Xác định vị trí huyệt, day nhẹ sau đó thực hiện ấn với lực vừa phải, thực hiện lặp lại trong vòng 5 phút.
Tác động vào huyệt Côn Lôn
Một trong những huyệt vị nằm ở phần gót chân được sử dụng nhiều nhất trong các liệu pháp điều trị Đông y đó là huyệt Côn Lôn. Đối với người đang bị đau gót chân có thể phối tổ hợp 4 huyệt Côn Lôn, huyệt Thừa Sơn, huyệt Tam Âm Giao và huyệt Giải Khê đúng kỹ thuật sẽ có hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
- Dùng ngón tay cái day và ấn điểm đau từ 3 – 5 phút.
- Tiếp đến lần lượt tác động vào các huyệt, mỗi huyệt day, ấn tương tự 2 – 3 phút.
- Sau khi day ấn đủ 4 huyệt, dùng ngón tay miết từ 1/3 cẳng chân dưới đến gót chân rồi day bóp gót chân cho đến khi có cảm giác nóng lên.
- Quay lại day, ấn điểm đau thêm nửa phút nữa.
Khuyến cáo khi chữa đau gót chân bằng bấm huyệt
Liệu pháp chữa đau gót chân bằng bấm huyệt mang lại hiệu quả nhưng không vì thế mà mọi người lạm dụng và tùy ý thực hiện tại nhà. Việc tác động huyệt sai cách có thể gây ảnh hưởng không tốt tới quá trình lưu thông khí huyết trên toàn cơ thể. Vì vậy, mọi người nên đến thăm khám và điều trị theo liệu trình tại các trung tâm Đông y, nhà thuốc y học cổ truyền. Bên cạnh đó, nếu muốn bấm huyệt chữa đau gót chân mọi người cần lưu ý:
- Không áp dụng cách điều trị bấm huyệt cho những người bị loãng xương, tim mạch, giãn tĩnh mạch. Trường hợp người bệnh bị giãn tĩnh mạch xoa bóp, bấm huyệt quá mạnh có thể gây vỡ mạch máu.
- Người bị đau gót chân do gãy xương, bề mặt da gót chân có vết thương hở cũng không sử dụng liệu pháp điều trị này.
- Phụ nữ có thai (đặc biệt trong 3 tháng đầu, 3 tháng cuối) cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị.
- Trước khi chữa đau gót chân bằng bấm huyệt, người bệnh không nên ăn quá no, uống rượu bia hoặc sử dụng các chất kích thích.
- Liệu trình điều trị bấm huyệt chữa bệnh thường kéo dài từ 2 – 4 tuần, vì vậy người bệnh cần kiên trì để có hiệu quả tốt nhất.
- Thực hiện xoa bóp, bấm huyệt cần thiết phải có sự tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật được các chuyên viên được đào tạo kỹ lưỡng, có tay nghề để hạn chế phát sinh những rủi ro ngoài ý muốn.
Trên đây là những thông tin về liệu pháp chữa đau gót chân bằng bấm huyệt, cách thực hiện mang lại hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, khi bị đau gót chân mọi người có thể tham khảo thêm một số phương pháp trị liệu dân gian, sử dụng các bài thuốc Đông y… Tuy nhiên, trước khi áp dụng người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn để đảm bảo an toàn.