Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Châm Cứu Thoát Vị Đĩa Đệm Có Tốt Không?
Thoát vị đĩa đệm là bệnh dễ tái phát. Bệnh gây ra nỗi ám ảnh kinh hoàng cho người bệnh. Do đó, việc phải làm sao để cải thiện cơn đau thoát vị, tránh biến chứng đang là mối quan tâm hàng đầu của bệnh nhân. Hiện nay, châm cứu thoát vị đĩa đệm là phương pháp đáp ứng được những kỳ vọng của người bệnh, mang lại hiệu quả lâu dài, ít tốn kém và không gây tác dụng phụ.
Thoát vị đĩa đệm có nên châm cứu không? Có tốt không?
Bị thoát vị có nên châm cứu không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Để trả lời thắc mắc này, bạn cần hiểu được cơ chế của bệnh cũng như tác động của châm cứu.
Thoát vị địa đệm là bệnh lý mãn tính gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khôn lường. Đây là hiện tượng bao xơ chứa nhân nhầy bị nứt rách do đĩa đệm thoái hóa. Khối nhân nhầy chảy ra ngoài sẽ gây nên sự chèn ép dây thần kinh xung quanh cột sống khiến người bệnh phải đối mặt với tình trạng đau nhức, tê bì, co cứng, thậm chí là giảm khả năng vận động.
Đông y xếp thoát vị địa đệm vào chứng yêu thống, tức đau nhức vùng lưng. Bệnh lý này xảy ra do sự xâm nhập của các yếu tố nhiệt, thấp, phong và hàn khiến kinh mạch bị bít tắc gây ra những cơn đau.
Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm cũng có thể là hệ quả do làm việc, vận động quá sức, tác động của yếu tố tuổi tác khiến cột sống, đĩa đệm bị thoái hóa do không đủ dưỡng chất tái tạo.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng châm cứu sẽ giúp bệnh nhân cải thiện được khả năng vận động, tăng cường sức khỏe đĩa đệm và cột sống, thư giãn cơ và giải phóng ứ trệ ở kinh lạc. Phương pháp này sử dụng kim châm chuyên dùng có hình dáng và kích thước khác nhau kích thích vào từng huyệt đạo tương ứng với vị trí đau, với mục đích nhằm thư giãn, tăng khả năng tái tạo đĩa đệm, giảm đau, cải thiện vận động và giải phóng ứ trệ kinh lạc.
Vậy với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thì châm cứu có tốt không? Các nghiên cứu hiện đại cũng nhận thấy, châm cứu điều trị thoát vị đĩa đệm có thể tạo ra kích thích giúp cơ thể tăng sản sinh hormone và các dẫn truyền thần kinh có khả năng giãn cơ và giảm đau.
Thực tế, hiện nay chưa có phương pháp nào đặc trị bệnh thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên châm cứu có khả năng hỗ trợ điều trị, phục hồi chức năng, cải thiện được tình trạng, hạn chế triệu chứng tái phát và phòng ngừa biến chứng lên đến 90%..
Hiện nay, với sự tân tiến của khoa học hiện đại, bên cạnh kỹ thuật châm cứu truyền thống, phương pháp này còn được nâng cấp dựa trên y học hiện đại. Các kỹ thuật châm cứu mới không chỉ mang đến hiệu quả cao trong việc đẩy lui triệu chứng, giảm đau, cải thiện lưu thông máu, tăng dinh dưỡng chuyển hóa mà còn hỗ trợ phục hồi địa đề bị tổn thương, giúp bệnh nhân sớm trở lại với thể trạng bình thường.
Cách châm cứu thoát vị đĩa đệm
Các huyệt châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm bao gồm:
- Các huyệt đạo ở vị trí đau: A Thị Huyệt…
- Các huyệt liên quan đến cột sống thắt lưng: Đại trữ, phế du, tâm du, cách du, can du,…
- Huyệt mộ (huyệt nằm ngay đường kinh chính đi qua bụng)
- Huyệt du: nằm trên kinh bàng quang ở lưng như bàng quang du, thận du, đại trường du,…
Đồng thời, bác sĩ còn tạo ra kích thích vào xương khớp, hệ tủy cốt tại các huyệt như ân môn, ủy trung,… Sự kết hợp này mang lại tác dụng điều hòa cơ thể, giảm đau, hỗ trợ điều trị thoát vị.
Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học hiện đại đã ra đời rất nhiều phương pháp cải tiến, kết hợp với châm cứu nhằm gia tăng hiệu quả điều trị như điện châm, thủy châm, tinh dầu ngải cứu,…
Châm cứu thoát vị đĩa đệm theo phương pháp điện châm
Điện châm là phương pháp phát triển dựa trên thủ pháp châm cứu truyền thống, nhưng có sự cải tiến nhờ kết hợp dòng điện cực nhỏ. Nhờ đó, tạo ra khả năng kích thích trên diện tích lớn xung quanh huyệt đạo, giúp bệnh nhân cắt cơn đau, cải thiện triệu chứng nhanh chóng.
Quá trình điện châm chữa thoát vị đĩa đệm được thực hiện như sau:
- Đầu tiên, bác sĩ sẽ lựa chọn dòng điện với cường độ thích hợp với mức độ cũng như thể trạng của người bệnh.
- Gắn xung điện vào phần đầu của kim châm
- Châm kim qua da vào đúng huyệt đạo đã được xác định. Dòng điện sẽ theo đầu kim tạo ra kích thích trực tiếp lên huyệt đào.
Quá trình trị liệu sẽ được kéo dài từ 20 – 30 phút. Mỗi đợt điều trị sẽ cách nhau từ 4 – 5 ngày. Để nhận thấy rõ hiệu quả điều trị, bệnh nhân nên kiên trì thực hiện phương pháp này từ 7 – 10 lần, không nên ngắt quãng hoặc bỏ dở giữa chừng.
Thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm
Đây là phương pháp giao thoa giữa y học Phương Đông và Phương Tây. Thủy châm sẽ đưa các dưỡng chất như vitamin, thuốc Adrenalin, Coramin vào các huyệt vị và khu vực đau để bồi bổ thần kinh và cho ra hiệu quả chữa bệnh tối ưu.
Quá trình thủy châm điều trị thoát vị được tiến hành như sau:
- Bác sĩ tiến hành đưa đâm kim châm vào huyệt vị được xác định
- Sau đó, một lượng thuốc điều trị sẽ được tiêm vào đúng huyệt vị (0,5 – 1cc)
Thông thường, quá trình thủy châm sẽ diễn ra từ 5 – 10 phút. 1 liệu trình điều trị sẽ kéo dài trong khoảng 7 – 10 lần. Mỗi đợt cách nhau từ 2 ngày.
Tinh dầu ngải cứu
Châm cứu kết hợp với tinh dầu ngải cứu là phương pháp sử dụng ngải cứu đã được sao khô cùng một số loại thảo dược khác để điều chế thành tinh dầu. Trong quá trình châm cứu, bệnh nhân sẽ được sử dụng tinh dầu ngải nhằm tăng cường sức đàn hồi của xương khớp, hỗ trợ giảm đau và tê cứng.
Châm cứu theo hình thức này chỉ áp dụng với những trường hợp thoát vị đĩa đệm ở thể nhẹ đến trùng bình.
Phương pháp châm cứu tinh dầu ngải cứu được tiến hành như sau:
- Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành bào chế ngải cứu và một số loại nguyên liệu khác để thu được thành phẩm là tinh dầu
- Châm cứu qua da vào đúng huyệt đào xác định, sau đó cho lượng tinh dầu vừa đủ thông qua đường dẫn của ống kim châm.
- Ngoài ra, còn có thể dùng điếu ngải cứu hơ lửa vào các huyệt đạo. Sức lỏng của điếu ngải sẽ giúp máu lưu thông đến vị trí huyệt đạo, nhờ đó quá trình châm cứu sẽ diễn ra thuận lợi hơn.
Theo hình thức truyền thống
Châm cứu trị thoát vị đĩa đệm theo hình thức truyền thống là phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng hơn cả. Hiệu quả của phương pháp này là giúp tăng cường sức khỏe, đả thông kinh mạch, dẫn lưu máu đến vị trí tổn thương và giảm đau thấy rõ sau mỗi liệu trình.
Phương pháp châm cứu truyền thống được tiến hành như sau:
- Trước tiên, bác sĩ sẽ sẽ hướng dẫn bệnh nhân nằm ở tư thế thích hợp
- Xác định huyệt đạo cần kích thích
- Châm kim qua da với góc nghiêng so với bề mặt da là 45 độ
Quá trình châm cứu sẽ kéo dài trong khoảng 30 phút. Trong khi châm cứu, bác sĩ sẽ theo dõi biểu hiện của người bệnh để kịp thời xử lý nếu gặp phải tác dụng phụ.
Để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, bệnh nhân cần kiên trì châm cứu khoảng 10 lần/1 liệu trình.
Những lưu ý khi châm cứu thoát vị đĩa đệm để mang lại hiệu quả cao nhất
Châm cứu thoát vị đĩa đệm sẽ tiềm ẩn một số rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng nếu người bệnh không tuân theo chỉ định của bác sĩ. Do vậy, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:
Không tự châm cứu chữa thoát vị:
Phương pháp châm cứu sử dụng cây kim rất nhỏ, tuy không gây đau nhưng nếu đâm sai vị trí có thể gây đe dọa tới tính mạch. Người không có kiến thức về y học sẽ khó có thể xác định được chính xác vị trí từng huyệt đạo. Nếu xảy ra biến chứng trong quá trình châm cứu cũng không thể bình tĩnh xử lý rủi ro được.
Do đó, người bệnh nên tìm đến cơ sở châm cứu uy tín để được đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị.
Một trong những cơ sở đang nhận được nhiều sự tin tưởng của người bệnh và đánh giá cao từ giới chuyên gia là Đông phương Y pháp – Đơn vị dẫn đầu xu hướng chữa bệnh không dùng thuốc. Tại đây, đội ngũ y bác sĩ đều là chuyên gia hàng đầu, có kinh nghiệm hàng chục năm trong lĩnh vực và luôn tận tâm với người bệnh.
Hiện nay, Trung tâm còn cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tại nhà, đảm bảo mọi quy trình thực hiện vẫn theo đầy đủ các bước của Bộ y tế, nên người bệnh có thể an tâm lựa chọn châm cứu bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm.
Kết hợp với các bài tập để hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm
Sau quá trình châm cứu, người bệnh nên kết hợp với các bài tập có mức độ vận động nhẹ nhàng để nâng cao hiệu quả điều trị như yoga, đi bộ,… Đồng thời tránh những công việc cần nhiều sức như mang vác hay khuân vác nặng sẽ ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của người bệnh.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học:
Để quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm được rút ngắn, người bệnh nên ăn uống khoa học, bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng (canxi, vitamin D, Omega 3,…), đồng thời tránh những thức ăn có hại (rượu, bia, thuốc lá, đồ ăn cay, thực phẩm đóng hộp,…)
Ngoài ra, những đối tượng sau sẽ không nên châm cứu thoát vị đĩa đệm khi chưa có ý kiến chỉ định từ bác sĩ:
- Phụ nữ đang trong thời gian thai kỳ và cho con bú
- Người mắc một số bệnh lý ngoại khoa như: viêm ruột, thủng dạ dày, viêm vòi trứng,…
- Người huyết áp cao, mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, suy hô hấp
- Bệnh nhân mắc vấn đề về thần kinh, tinh thần không ổn định
- Người vừa ăn quá no hoặc nhịn đói trước khi châm cứu
- Người có thể trạng yếu, lao động nặng gây suy nhược cơ thể
Trên đây là những thông tin về châm cứu thoát vị đĩa đệm – Một phương pháp điều trị an toàn và mang lại hiệu quả cao. Song song với quá trình châm cứu, người bệnh cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng, kiêng vận động trong một khoảng thời gian để đạt được hiệu quả điều trị như mong đợi.
Với những chia sẻ trên đây, mong rằng, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về hiệu quả của phương pháp này và có quyết định đúng đắn trong quá trình điều trị. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, chuyên nghiệp để tiến hành châm cứu, tránh các rủi ro gặp phải Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Có thể bạn cần:
- Trước và sau châm cứu kiêng gì để nhanh mau bình phục?
- Dịch vụ châm cứu tại nhà – Đối tượng, quy trình, giá bao nhiêu?
Chuyên khoa
Bệnh học
Trị liệu
- Châm cứu bấm huyệt quận 9
- Châm Cứu Trị Tê Tay: Quy Trình Điều Trị Hiệu Quả
- Châm cứu chữa mặt lệch
- Châm cứu bấm huyệt quận 2
- Châm cứu có tốt không
- Viện châm cứu trung ương
- Châm cứu tại nhà
- Châm cứu vào thời gian nào trong ngày tốt nhất
- Châm cứu chữa méo miệng
- Châm Cứu Gai Cột Sống Hiệu Quả Không? Quy Trình Thực Hiện