Hướng Dẫn Bấm Huyệt Trị Táo Bón Hiệu Quả, An Toàn

Ngày cập nhật: 15/04/2024 Biên tập viên: An Nguyệt

Theo Y học cổ truyền có rất nhiều phương pháp cải thiện tình trạng bị táo bón. Trong đó, bấm huyệt là một trong những cách hay và mang lại hiệu quả cao. Vậy bấm huyệt trị táo bón nên bấm huyệt đạo nào? Cần lưu ý gì trong quá trình thực hiện để không ảnh hưởng đến sức khỏe? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc câu trả lời chi tiết cho các thắc mắc trên. 

Có nên bấm huyệt trị táo bón không?

Có nên xoa bóp bấm huyệt chữa táo bón không? Từ xa xưa, bấm huyệt được xem là phương pháp hỗ trợ lưu thông khí huyết, đả thông kinh mạch, nhuận tràng, nhuận phế và thanh nhiệt vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, liệu pháp này còn giúp thúc đẩy khả năng tiêu hóa, hấp thụ thức ăn và duy trì chức năng của các tạng phủ trong cơ thể. 

Nhiều nghiên cứu đã công nhận bấm huyệt trị táo bón giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, cải thiện co bóp của ruột, thư giãn thần kinh, chống viêm và tăng lưu lượng máu bồi bổ nội tạng. Từ đó, đào thải phân ra ngoài trơn tru hơn cũng như giảm các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, tiêu hóa kém,…

Bấm huyệt trị táo bón giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa
Bấm huyệt trị táo bón giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa

Tính đến thời điểm hiện tại, phương pháp này được chỉ định cho hầu hết các trường hợp bị táo bón do nhiều nguyên nhân gây ra như cơ địa, tuần hoàn kém, lối sống không lành mạnh,… Tuy nhiên, một vài trường hợp sau không nên áp dụng bấm huyệt: 

  • Bị táo bón do xuất huyết, chấn thương nặng, thiếu tỉnh táo, tắc ruột,…. 
  • Khu vực bấm huyệt có vết thương lở loét, u nhọt hoặc người bệnh bị đói, mệt mỏi, say xỉn,… 
  • Phụ nữ mang thai không được tự bấm huyệt vùng bụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 

Cách bấm huyệt chữa táo bón

Bị táo bón bấm huyệt nào? Trước khi bấm huyệt trị táo bón, bạn nên thực hiện vài động tác xoa để làm nóng cơ thể, kích thích tuần hoàn máu và tạo cảm giác thư giãn. Dưới đây là các cách bấm huyệt chữa táo bón đối với từng huyệt đạo, bạn đọc có thể tham khảo để áp dụng: 

Bấm huyệt Thiên Khu trị táo bón

Trong Đông y, cơ thể người được chia thành phần trên và phần dưới. Phần từ rốn trở lên là Thiên và rốn trở xuống là Địa. Huyệt Thiên Khu nằm ở giao điểm của Thiên và Địa, ngang 2 bên rốn. Đây là nơi duy trì sinh khí của cơ thể.

Sau khi xác định vị trí của huyệt Thiên Khu, người bệnh đặt 2 ngón tay cái lên rốn, các ngón tay còn lại ôm lấy thành bụng. Tiếp đó, dùng lực ấn ngón tay xuống và giữ nguyên khoảng cách đó trong vòng 2 phút để kích thích cơ chuyển động của đại tràng. Từ đó, cải thiện nhanh tình trạng táo bón và ngăn ngừa các bệnh tiêu hóa khác như kiết lỵ, tiêu chảy, đầy hơi,….

Huyệt Thiên Khu nằm ở giao điểm của Thiên và Địa, ngang 2 bên rốn
Huyệt Thiên Khu nằm ở giao điểm của Thiên và Địa, ngang 2 bên rốn

Bấm huyệt Khí Hải trị táo bón

Táo bón bấm huyệt nào? Câu trả lời chắc chắn không thể thiếu huyệt Khí Hải. Đây được biết đến là huyệt đạo cơ bản để điều hòa và nuôi dưỡng khí trong cơ thể. Huyệt này nằm ở dưới rốn khoảng 1.5 đốt ngón tay nên khá dễ xác định.

Sau khi xác định vị trí huyệt, dùng 2 ngón tay cái day ấn huyệt trong khoảng 1-3 phút là được. Việc đả thông huyệt Khí Hải giúp kích thích nhu động ruột già, giảm chướng bụng, đầy hơi và táo bón. 

Bấm huyệt Túc Tam Lý chữa táo bón

Xoa bóp trị táo bón nhất định phải nhắc đến bấm huyệt Tam Túc Lý. Huyệt này nằm dưới chỗ lõm ngoài của xương bánh chè khoảng 3 cm. Đây được coi là huyệt trường sinh bất tử giúp điều hòa hơi thở và đả thông khí huyết. 

Khi xác định vị trí huyệt Tam Túc Lý, bạn ngồi cong đầu gối rồi dùng 2 ngón tay cái bấm huyệt khoảng 1-3 phút. Tác động vào huyệt này không chỉ giúp tăng nhu động ruột, kích thích dạ dày hoạt động, bảo vệ lá lách, chữa táo bón mà còn hỗ trợ giảm suy nhược thần kinh, an thần và ngủ ngon giấc hơn.  

Huyệt Túc Tam Lý giúp tăng nhu động ruột, chữa táo bón
Huyệt Túc Tam Lý giúp tăng nhu động ruột, chữa táo bón

Các huyệt đạo khác chữa táo bón

Nếu tình trạng táo bón kéo dài thì có thể gây suy nhược cơ thể và phát sinh các triệu chứng khác đi kèm. Ngoài 3 huyệt đạo trên, bạn có thể tác động lên một số huyệt đạo trị táo bón sau đây: 

  • Huyệt Hợp Cốc: Trong trường hợp bị táo bón kéo dài kèm khô miệng, nóng nhiệt, hãy day ấn huyệt Hợp Cốc trong khoảng 1 phút. Huyệt này nằm ở vị trí trung điểm xương ngón tay trỏ, bờ ngoài bàn tay. 
  • Huyệt Tam Âm Giao: Day ấn huyệt này 1- 3 phút giúp kiện tỳ, thông khí và điều huyết. Huyệt Tam Âm Giao nằm ở mặt trong mắt các chân đo lên 3 thốn. 
  • Huyệt Quan Nguyên: Nếu táo bón gây lạnh người, mất ngủ thì bạn hãy day ấn huyệt Quan Nguyên. Huyệt này nằm ở dưới rốn 3 tấc, có tác dụng hỗ trợ chữa các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. 
  • Huyệt Đại Trường Du: Huyệt này nằm dưới gai đốt sống thứ 4, day ấn giúp giảm táo bón và cải thiện tiêu hóa kém. 
  • Huyệt Trung Quản: Bạn nên bấm huyệt Trung quản khi táo bón gây đại tiện khó khăn, người gầy yếu và kém ăn. Huyệt nằm ở trên rốn, cách khoảng 4 tấc, có tác dụng trị táo bón, chướng bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy,….
Bấm huyệt Trung quản khi táo bón gây đại tiện khó khăn, người gầy yếu và kém ăn
Bấm huyệt Trung quản khi táo bón gây đại tiện khó khăn, người gầy yếu và kém ăn

Những lưu ý khi bấm huyệt trị táo bón

Chắc hẳn qua những chia sẻ trên, bạn đọc đã biết nên chọn huyệt vị nào để ấn huyệt trị táo bón hiệu quả nhất. Mặc dù bấm huyệt trị táo bón là cách chữa an toàn, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao nhưng để đảm bảo tác dụng điều trị, tráng rủi ro ngoài ý muốn, bạn cần lưu ý một vài điều sau: 

  • Không nên xoa bóp, bấm huyệt quá lâu, thời gian trung bình kéo dài từ 15- 30 phút và nên thực hiện đều đặn mỗi ngày. 
  • Xác định đúng vị trí của huyệt vị trước khi xoa bóp, bởi việc tác động sai huyệt vừa làm giảm tác dụng vừa gây ra rủi ro ngoài ý muốn. 
  • Không bấm huyệt táo bón cho phụ nữ đang mang thai hoặc người đang bị kích động tinh thần. 
  • Xoa bóp bấm huyệt chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng táo bón. Vậy nên cần kết hợp cùng chế độ ăn uống đầy đủ, nhiều chất xơ, uống đủ nước và tập thói quen đại tiện theo giờ. 
  • Khi day ấn các huyệt vị ở bụng, bạn nên thận trọng lực, day ấn quá mạnh có thể gây tổn thương mô mềm, ảnh hưởng đến sức khỏe. 
  • Nếu táo bón kéo dài gây biến chứng như nứt kẽ hậu môn, trĩ,… thì bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và thực hiện các biện pháp điều trị kịp thời. 

Trên đây là một vài cách bấm huyệt trị táo bón phổ biến, mang lại kết quả khả quan, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng. Tuy nhiên, người bệnh cần kết hợp ăn uống đầy đủ dưỡng chất, sinh hoạt khoa học và áp dụng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa để sớm cải thiện tình trạng bệnh. 

Array

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Doãn Hồng Phương

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Bệnh học

Đặt lịch khám chữa bệnh

22/11

hôm nay

23/11

Ngày mai

24/11

Ngày kìa

+

Khác