Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Huyệt Tý Nhu: Vị Trí, Công Dụng Và Kỹ Thuật Khai Thông Huyệt
Theo Y học cổ truyền, huyệt Tý Nhu là một trong những huyệt vị quan trọng trong hệ thống kinh mạch của cơ thể người. Nó thuộc kinh Đại Trường và có vai trò quan trọng trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến vai và cánh tay. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về huyệt đạo này, chuyên gia Đông Phương Y Pháp sẽ cung cấp chi tiết các kiến thức về vị trí, công dụng, các phương pháp khai thông và phối huyệt trị bệnh.
Huyệt Tý Nhu là gì?
Huyệt Tý Nhu xuất hiện lần đầu trong cuốn Giáp Ất Kinh. Khi phân tích về ý nghĩa của tên huyệt, trong các cuốn Y thư cổ ghi chép như sau:
- Theo Trung Y Cương Mục: Do huyệt nằm tại vùng thịt mềm (nhu) ở cánh tay (tý) nên gọi là Tý Nhu.
- Theo Châm Cứu Học Từ Điển: Huyệt có tác dụng điều trị các bệnh về cánh tay (tý) như yếu, không có sức (nhu) nên có tên gọi như vậy.
Ngoài ra, huyệt đạo có nhiều tên gọi khác như huyệt Tý Nao, huyệt Bối Nao, huyệt Bối Nhu, huyệt Đầu Xung, huyệt Hạng Xung.
- Đặc tính của huyệt đạo Tý Nhu như sau:
- Là huyệt thứ 14 của Đại Trường kinh.
- Là huyệt giao hội của Đại Trường kinh với Dương Duy mạch và Vị kinh.
Vị trí huyệt Tý Nhu
Huyệt Tý Nhu nằm trên vùng thịt mềm ở cánh tay, tại đầu cuối cơ tam giác cánh tay, ngay điểm giao nhau giữa xương vai và xương đòn (đường nối huyệt Khúc Trì và huyệt Kiên Ngung. Cụ thể, bạn có thể áp dụng cách xác định huyệt Tý Nhu theo các bước như sau:
- Bước 1 – Chuẩn bị tư thế: Ngồi hoặc đứng thẳng lưng, thả lỏng cánh tay và vai.
- Bước 2 – Tìm mỏm vai: Dùng tay trái tìm mỏm vai phải, đây là điểm nhô cao nhất của xương vai.
- Bước 3 – Giơ tay lên: Giơ cánh tay phải lên ngang vai, tạo góc 90 độ giữa cánh tay và thân người.
- Bước 4 – Xác định điểm lõm: Khi cánh tay ở tư thế này, bạn sẽ thấy một chỗ lõm phía trước mỏm vai, ngay dưới xương đòn. Huyệt Tý Nhu nằm ở điểm lõm này.
Để dễ dàng hơn trong việc xác định vị trí của huyệt Tý Nhu, bạn có thể tham khảo hình ảnh minh họa dưới đây:
Đặc điểm giải phẫu:
Khi giải phẫu vị trí huyệt đạo Tý Nhu sẽ có những đặc điểm dưới đây:
- Dưới da huyệt vị là đỉnh cơ Delta, bờ ngoài của cơ 2 đầu cánh tay, chỗ bám cơ cánh tay trên vào xương, phía sau là phần rộng phía ngoài của cơ 3 đầu cánh tay cùng xương cánh tay.
- Thần kinh vận động cơ tại vùng huyệt là nhánh dây thần kinh mũ, nhánh của dây thần kinh cơ da và nhánh dây thần kinh quay.
- Da vùng huyệt đạo sẽ chịu sự chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C5.
Huyệt Tý Nhu có tác dụng gì?
Trong Y học cổ truyền, huyệt đạo có tác dụng thông lạc, minh mục. Cụ thể, huyệt chủ trị các vấn đề sức khỏe như sau:
- Giảm đau và viêm cánh tay: Huyệt đạo này thường được sử dụng để điều trị các cơn đau và viêm ở vùng vai và cánh tay. Bằng cách kích thích huyệt này, bạn có thể giảm căng thẳng cơ bắp và tăng cường tuần hoàn máu, giúp giảm đau hiệu quả.
- Điều trị các bệnh lý về vai: Các bệnh lý như viêm quanh khớp vai, đau vai gáy và cứng khớp vai được cải thiện đáng kể thông qua việc châm cứu hoặc xoa bóp huyệt này. Từ đó hỗ trợ phục hồi chức năng vận động của vai rất tốt.
- Cải thiện các vấn đề về mắt: Kích thích huyệt đạo này có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh về mắt như mỏi mắt, đau nhức mắt.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Bấm huyệt đạo này giúp lưu thông khí huyết, từ đó nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật.
Cách kích thích huyệt Tý Nhu
Để đạt hiệu quả tối ưu cho sức khỏe, cần áp dụng đúng phương pháp khai thông huyệt đạo. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật châm cứu, bấm huyệt Tý Nhu theo Y học cổ truyền.
Châm cứu
Châm cứu là phương pháp phổ biến để kích thích huyệt đạo Tý Nhu trong điều trị bệnh. Cụ thể, bác sĩ châm cứu sẽ sử dụng kim châm cứu để kích thích điểm huyệt này, giúp giảm đau và viêm xương khớp.
Các bước châm cứu được bác sĩ Y học cổ truyền thực hiện tuần tự như sau:
- Bước 1: Bệnh nhân ngồi hoặc nằm thoải mái, sau đó bác sĩ sẽ xác định huyệt Tý Nhu ở đâu.
- Bước 2: Dùng kim châm cứu (đã được khử trùng) châm thẳng lên huyệt với độ sâu từ 1 – 1.5 thốn. Nếu điều trị bệnh vệ mắt sẽ hướng mũi kim xiên về phía giữa cơ Delta.
- Bước 3: Thực hiện cứu 3 – 5 tráng rồi ôn cứu 5 – 10 phút.
- Bước 4: Rút kim và ấn bông lên vị trí vừa châm cứu để ngăn ngừa máu chảy.
Lưu ý:
- Trong quá trình châm cứu, người bệnh có thể cảm thấy đau nhức, khó chịu. Tuy nhiên, những cảm giác này thường sẽ qua đi sau một thời gian ngắn.
- Nếu người bệnh cảm thấy quá đau nhức, khó chịu, cần thông báo ngay cho bác sĩ để được xử lý.
- Sau khi châm cứu, người bệnh nên nghỉ ngơi đầy đủ, tránh vận động mạnh để phát huy tác dụng của huyệt Tý Nhu tốt nhất.
Xoa bóp huyệt
Xoa bóp huyệt Tý Nhu cũng là một phương pháp hiệu quả để giảm đau và căng thẳng cơ bắp. Với cách trị bệnh này, người bệnh có thể tự áp dụng và điều trị tại nhà.
- Bước 1: Xác định huyệt Tý Nhu nằm ở đâu.
- Bước 2: Sử dụng ngón tay cái hoặc ngón trỏ để day ấn điểm huyệt này trong khoảng 5 – 10 phút mỗi ngày.
Người bệnh chú ý tránh kích thích quá mạnh hoặc quá lâu có thể gây tổn thương cơ bắp và dây thần kinh. Hãy thực hiện với áp lực vừa phải và trong khoảng thời gian hợp lý.
Hướng dẫn phối huyệt trị bệnh hiệu quả
Do hệ thống các huyệt đạo có liên quan mật thiết đến nhau, do đó khi kết hợp huyệt Tý Nhu với các huyệt đạo tương hợp sẽ giúp tăng hiệu quả trị bệnh. Cụ thể như sau:
- Phối cùng huyệt đạo Trửu Liêu (Đtr.12): Điều trị cánh tay đau không giơ lên được (theo Tư Sinh Kinh).(Thiên Tông).
- Phối cùng huyệt đạo Cường Gian (Đc.18): Điều cổ gáy cứng (theo Tư Sinh Kinh).
- Phối cùng huyệt đạo Đại Nghênh (Vi.5) + huyệt đạo Thủ Tam Lý (Đtr.10): Điều trị lao hạch (theo Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).
- Phối cùng huyệt đạo Kiên Ngung (Đtr.15): Điều trị tay yếu, không giơ lên được (theo Tư Sinh Kinh).
- Phối cùng huyệt đạo Thừa Khấp (Vi.1) + huyệt đạo Tinh Minh (Bq.1): Điều trị bệnh về mắt (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối châm cùng huyệt đạo Tý Nhu (Đtr.14) xuyên huyệt đạo Nhu Thượng + huyệt đạo Khúc Trì (Đtr.11): Điều trị cánh tay và vai đau (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Phối cứu cùng huyệt đạo Đại Chùy (Đc.14) 100 tráng + cứu 30 tráng huyệt cách Đại Chùy mỗi bên ngang ra 1.5 thốn + huyệt đạo Nhĩ Thượng + huyệt đạo Phát Tế + huyệt đạo Phong Trì (Đ.20): Điều trị bướu cổ (theo Thiên Kim Dực).
Huyệt Tý Nhu là một trong những huyệt vị quan trọng trong y học cổ truyền, có tác dụng hiệu quả trong việc giảm đau, viêm và cải thiện tuần hoàn máu. Bằng cách hiểu rõ vị trí và tác dụng của huyệt này, bạn có thể áp dụng các phương pháp kích thích phù hợp để cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Xem Thêm:
- Huyệt Hậu Khê: Vị Trí Và Kỹ Thuật Khai Thông Điều Trị Bệnh
- Huyệt Đại Lăng: Vị Trí, Cách Tác Động Và Công Dụng Cụ Thể
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!