Huyệt Toàn Cơ Là Gì? Vị Trí, Công Dụng, Cách Khai Thông

Ngày cập nhật: 18/07/2024 Biên tập viên: Đỗ Thanh
Đánh giá bài viết

Huyệt Toàn Cơ còn được gọi là huyệt GB 19 trong hệ thống kinh mạch của Y học cổ truyền. Đây là một huyệt đạo quan trọng trong việc điều hòa khí huyết và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Cùng Đông Phương Y Pháp tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về huyệt đạo này, hỗ trợ đắc lực trong hành trình cải thiện sức khỏe.

Tìm hiểu tổng quan về huyệt Toàn Cơ

Huyệt Toàn Cơ có xuất xứ từ Giáp Ất Kinh, là huyệt đạo thứ 21 của Nhâm Mạch. Huyệt có nhiều tên gọi khác như: Huyệt đạo Triền Cơ, huyệt đạo Triển Cơ, huyệt đạo Truyền Cơ, huyệt đạo Tuyền Cơ.

Vị trí của Huyệt Toàn Cơ nằm ở ngực, tại điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức với đường ngang qua bờ trên khớp ức – sườn thứ 1. Da vùng huyệt đạo chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.

Hình ảnh minh họa huyệt đạo nằm tại ngực
Hình ảnh minh họa huyệt đạo nằm tại ngực

Tác dụng của huyệt Toàn Cơ trong điều trị bệnh

Trong Y học cổ truyền, huyệt đạo được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý như sau:

  • Cải thiện chức năng hô hấp: Do vị trí gần vùng phổi, huyệt Toàn Cơ cũng có tác dụng trong việc cải thiện chức năng hô hấp và điều trị một số bệnh lý về phổi như ho, hen suyễn.
  • Trị đau họng: Những trường hợp bị đau rát họng, viêm họng có thể day ấn, châm cứu huyệt đạo Toàn Cơ để cải thiện bệnh.
  • Cải thiện tuần hoàn máu: Khi được kích thích, huyệt Toàn Cơ giúp cải thiện tuần hoàn máu ở vùng vai và cổ. Điều này giúp thư giãn các cơ bị căng cứng và giảm thiểu các cơn đau do co thắt cơ gây ra.
  • Tăng cường năng lượng và giảm stress: Kích thích huyệt Toàn Cơ có thể giúp tăng cường năng lượng, giảm căng thẳng và cải thiện tinh thần.

Cách kích thích huyệt Toàn Cơ

Để phát huy tối đa công năng của huyệt đạo đối với sức khỏe, trong Y học cổ truyền ứng dụng 2 phương pháp chính là bấm huyệt và châm cứu.

Bấm huyệt:

Phương pháp bấm huyệt có kỹ thuật thực hiện đơn giản, người bệnh có thể tự áp dụng tại nhà để cải thiện sức khỏe của bản thân.

  • Sử dụng ngón tay cái hoặc ngón trỏ để ấn nhẹ vào huyệt Toàn Cơ.
  • Áp lực nên vừa phải, giữ trong vài giây đến một phút, có thể xoay ngón tay theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ nhằm tăng cường hiệu quả khai thông huyệt.
  • Mỗi ngày nên bấm huyệt khoảng 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, khi xuất hiện cơn đau nhức, người bệnh cũng có thể day bấm huyệt để cải thiện triệu chứng.

Châm cứu:

Châm cứu là phương pháp phổ biến trong Y học cổ truyền để kích thích huyệt Toàn Cơ, giúp khí huyết lưu thông và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

  • Sử dụng kim châm cứu vô trùng, châm vào huyệt với độ sâu 0.3 – 1 thốn.
  • Cứu 5 – 15 phút phụ thuộc vào từng tình trạng bệnh nhân.
  • Sau khi thực hiện các thủ pháp, rút kim châm cứu ra khỏi huyệt đạo.
  • Dùng bông gòn hoặc gạc vô trùng ấn nhẹ vào huyệt đạo trong vài giây để cầm máu.
Châm cứu huyệt sâu 0.3 - 1 thốn tùy từng bệnh nhân
Châm cứu huyệt sâu 0.3 – 1 thốn tùy từng bệnh nhân

Hướng dẫn phối huyệt

Ngoài tác dụng đơn huyêt, khi kết hợp huyệt Toàn Cơ với các huyệt đạo tương hợp trong hệ thống kinh mạch sẽ giúp khai mở thêm nhiều công dụng như sau:

Huyệt Toàn Cơ có vai trò quan trọng trong hệ thống kinh mạch, là một huyệt đạo hữu ích trong việc điều trị nhiều loại bệnh. Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết, hi vọng bạn sẽ có thêm kiến thức hữu ích sử dụng huyệt đúng cách, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Xem Thêm:

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh