Thủy châm đau thần kinh tọa thực hiện như thế nào? Những lưu ý khi thủy châm

Ngày cập nhật: 30/01/2024 Biên tập viên: Hải Yến
Đánh giá bài viết

Đau thần kinh tọa là dấu hiệu hay gặp của lứa tuổi trung niên, nó gây ra những cơn đau thắt khiến bệnh nhân khó chịu và tác động không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh. Thủy châm đau thần kinh tọa là phương pháp được nhiều người tìm đến khi các cơn đau xuất hiện. Tìm hiểu về chứng bệnh này và cách thực hiện thủy châm để chữa trị ở bài viết này.

Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là hội chắc đau rễ cùng S1 và rễ thắt lưng L5 lan theo hướng dây thần kinh ở hông. Theo Y học cổ truyền, chứng đau thần kinh tọa do ngoại tà (hàn, phong, nhiệt, thấp) thừa cơ tấu lí sơ hở khi vệ khí không vững vàng tấn công vào cơ thể khiến kinh lạc bị nghẽn lại (chủ yếu là bàng quang và kinh đởm). 

Hoặc nguyên nhân do suy yếu chính khí làm rối loạn chức năng tạng can thận (tạng phủ nhất) hay có thể bắt nguồn do huyệt ứ khí trệ làm kinh khí của kinh bàng quang bế tắc dẫn đến các cơn đau.

Theo Y học hiện đại, có rất nhiều nguyên nhân gây đau thần kinh tọa như: thoái hóa cột sống, nhiễm trùng, thoát vị đĩa đệm, khói u,… Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân hay gặp nhất.

Thủy châm đau thần kinh tọa chữa tận gốc nguyên nhân gây bệnh
Thủy châm đau thần kinh tọa chữa tận gốc nguyên nhân gây bệnh

Biểu hiện đau thần kinh tọa

Khi cơn đau thần kinh tọa “đeo bám”, các triệu chứng sau đây sẽ xuất hiện:

  • Đau thắt lưng, kéo dài đến mông, cẳng chân theo hướng đi của dây thần kinh hông
  • Có khi đau âm ỉ nhưng đa phần đau dữ dội, càng đau khi người bệnh ho, cúi, hắt hơi
  • Cơn đau càng dữ dội khi về đêm, giảm khi người bệnh nằm không cử động nhiều
  • Có cảm giác tê cóng, kiến bò hoặc như có kim châm vào bờ ngoài bàn chân chéo qua mu bàn chân đến ngón chân cái (rễ thắt lưng 5), ngón út (rễ cùng 1) hoặc ở gót chân.
  • Một số trường hợp đau ở hạ bộ và đau khi đi tiểu tiện.
Hướng dẫn thủy châm đau thần kinh tọa
Hướng dẫn thủy châm đau thần kinh tọa

Cách thủy châm đau thần kinh tọa

Một số thông tin cần nắm khi thực hiện thủy châm chữa đau thần kinh tọa

Chỉ định: Đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống, phong hàn thấp

Chống chỉ định: Đau thần kinh tọa bị nhiễm trùng

Chuẩn bị:

  • Bơm tiêm vô khuẩn, dung tích 5ml
  • Kẹo có mấu, khay men, cồn 70°, bông sát khuẩn
  • Tùy vào tình trạng và cơ địa của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp

Xác định các huyệt đạo:

Đối với chứng đau thần kinh tọa, một số huyệt đạo cần thủy châm là Đại trường du, Trật biên, Dương lăng tuyền, Thừa phù.

Thao tác tiến hành:

  • Cho dung dịch thuốc vào ống tiêm
  • Kiểm tra tiêm có dẫn thuốc đều không
  • Tiêm vào các huyệt vị nhẹ nhàng, dứt khoát
  • Ấn và căng da tại vị trí huyệt đạo cần tiêm bằng hay ngón tay, tiến kim vào huyệt dứt khoát. Lúc này bệnh nhân sẽ cảm thấy đắc khí (cảm giác tức nặng) tại vị trí tiêm
  • Từ từ tiêm thuốc vào huyệt, mỗi huyệt 1 đến 2 ml
  • Rút kim nhanh khỏi huyệt, dùng bông sát trùng

Xử lý tai biến:

Nếu trong quá tiến hành, người bệnh vã mồ hôi, sắc mặt nhợt nhạt, chóng mặt, hoa mắt thì rút kim ra ngay, lau mồ hôi cho bệnh nhân, ủ ấm và uống nước trà đường nóng. Day huyệt Nội quan và huyệt Thái dương để giảm triệu chứng.

Trường hợp rút kim bị chảy máu thì dùng bông sát khuẩn ấn vào để cầm máu, không day.

Cần lưu ý gì khi thủy châm?
Cần lưu ý gì khi thủy châm?

Lưu ý khi thủy châm đau thần kinh tọa

Khi áp dụng phương pháp thủy châm, bạn cần lưu ý:

  • Không thực hiện thủy châm với đối tượng chống chỉ định trên
  • Chỉ người có chuyên môn và kỹ năng cao mới thực hiện, người chăm sóc và bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý thực hiện
  • Chỉ áp dụng thủy châm khi có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên môn, không được tự ý áp dụng để điều trị
  • Bác sĩ nên theo dõi các phản ứng của bệnh nhân khi thủy châm, cho bệnh nhân nghỉ ngơi tối thiểu 15 phút
  • Nếu xảy ra bất kỳ phản ứng bất thường nào, lập tức liên hệ với bác sĩ chuyên môn để kịp thời chữa trị

Với nguyên nhân, biểu hiện và cách thuỷ châm đau thần kinh tọa trên, chắc hẳn bạn đã nắm rõ phương pháp điều trị này. Bài viết này chỉ mang đến thông tin giúp bệnh nhân, người chăm sóc nắm rõ phương pháp thủy châm, không khuyến khích tự ý áp dụng để chữa trị.

Array

Chuyên khoa

Bệnh học

Đặt lịch khám chữa bệnh

26/12

hôm nay

27/12

Ngày mai

28/12

Ngày kìa

+

Khác