Cách Xử Lý Khi Bị Trẹo Chân Nhanh Chóng, An Toàn

Ngày cập nhật: 08/05/2024 Biên tập viên: Nguyễn Trang

Trẹo chân là chấn thương thường gặp, đặc biệt là ở những người chơi thể thao hoặc vận động không đúng cách. Khi bị trẹo chân, việc xử lý ngay lập tức và đúng cách là rất quan trọng để giảm đau, tăng tốc quá trình phục hồi. Để biết cách xử lý khi bị trẹo chân hiệu quả, an toàn, bạn đọc có thể tham khảo thêm trong bài viết dưới đây của Đông Phương Y Pháp. 

Nguyên nhân gây trẹo chân

Trước khi đi vào tìm cách xử lý khi bị trẹo chân, các bạn cần biết trẹo chân là gì và nguyên nhân gây ra tình trạng này. Theo đó, trẹo chân là tình trạng dây chằng (ligament) ở cổ chân bị tổn thương gây căng hoặc rách do tác động nặng hoặc không đúng cách. Điều này xảy ra khi chân bị xoay hoặc trật gây ra tổn thương cho các dây chằng xung quanh các khớp của cổ chân.

Trẹo chân là chấn thương khá phổ biến
Trẹo chân là chấn thương khá phổ biến

Nguyên nhân gây trẹo chân có thể bao gồm:

  • Vận động cường độ cao như chơi bóng đá, bóng rổ, chạy bộ và leo núi có thể tăng nguy cơ bị trẹo chân.
  • Té ngã, va chạm mạnh khiến phần xương cổ chân gãy hoặc lệch khỏi vị trí ban đầu.
  • Chấn thương thể thao gây rách dây chằng, nứt xương cổ chân.
  • Sử dụng giày không phù hợp hoặc giày bị hỏng.
  • Các yếu tố cá nhân như cơ địa, tuổi tác và tiền sử tổn thương cũng có thể gây trẹo chân.
  • Hút thuốc lá, béo phì.
  • Người mắc hội chứng Ehlers-Danlos với biểu hiện da – mô và khớp lỏng lẻo do collagen sản xuất bất thường cũng có thể làm tăng nguy cơ bị trẹo cổ chân.

Cách xử lý khi bị trẹo chân hiệu quả

Cách xử lý khi bị trẹo chân cần thực hiện càng sớm càng tốt để hạn chế các biến chứng nghiêm trọng. Cụ thể như sau:

Sơ cứu trẹo chân tại nhà

Nếu tình trạng trẹo chân không quá nghiêm trọng, bạn có thể tự sơ cứu và điều trị tại nhà theo các phương pháp sau đây:

  • Hạn chế vận động: Trong trường hợp bị trẹo chân gây đau đớn, sưng phù. Việc vận động nhiều có thể khiến chỗ bị trẹo, bong gân tiến triển trầm trọng hơn. Vì thế, ngay khi bị trẹo chân, các bạn cần hạn chế vận động. Đồng thời nên dùng nẹp và băng bó cố định để đảm bảo vị trí bong gân không bị tác động thêm.
  • Chườm đá lạnh: Đây là một trong những biện pháp được bác sĩ khuyên áp dụng tại chỗ ngay khi bị trẹo chân, bong gân hay trật khớp. Phương pháp này sẽ giúp làm tê liệt vị trí tổn thương, giảm đau và hạn chế nguy cơ bị sưng phù chân hiệu quả.
  • Xoa bóp trị bong gân, trật khớp, trẹo cổ chân: Các động tác xoa bóp sẽ giúp nắn các khớp xương bị trật về đúng vị trí ban đầu. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ áp dụng với những người bị trật khớp nhẹ, trường hợp nặng hơn  cần tới bệnh viện chụp chiếu để điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Chườm lạnh giúp giảm đau, giảm sưng hiệu quả
Chườm lạnh giúp giảm đau, giảm sưng hiệu quả

Điều trị tại các cơ sở y tế

Nếu tình trạng trẹo chân dẫn tới trật khớp, tùy vào vị trí và mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp xử trí phù hợp. Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được yêu cầu chụp X-quang hoặc siêu âm, chụp cộng hưởng từ để xác định mức độ, vị trí tổn thương. Sau đó, dựa theo kết quả, bạn sẽ được chỉ định các biện pháp điều trị tương ứng.

Trong suốt thời gian điều trị, việc áp dụng phương pháp vật lý trị liệu sẽ được ưu tiên. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể phải sử dụng thêm thuốc kháng viêm, các loại thuốc không kê toa khác theo chỉ định để sớm hồi phục.

Phần lớn các trường hợp bị trẹo chân sẽ không phải phẫu thuật. Tuy nhiên, với những bệnh nhân đã áp dụng các cách điều trị khác nhưng không mang lại hiệu quả tích cực sẽ cần cân nhắc làm phẫu thuật. Mục đích của việc phẫu thuật là loại bỏ các mảnh xương, sụn lỏng lẻo, nối hoặc tái tạo dây chằng bị rách, đứt. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ quyết định làm phẫu thuật mổ hở hay mổ nội soi. Sau đó, bệnh nhân sẽ cần dùng nạng, thanh nẹp để bảo vệ vùng chân.

Biện pháp phòng ngừa nguy cơ bị trẹo chân

Để phòng ngừa nguy cơ bị trẹo chân, có một số biện pháp bạn có thể thực hiện như sau:

  • Tập thể dục đều đặn giúp tăng cường sức mạnh, sự linh hoạt cho cơ bắp, xương khớp, góp phần làm giảm nguy cơ bị trẹo chân và nâng cao sự ổn định, khỏe khoắn của cơ bắp chân.
  • Chọn giày êm, thoải mái, có độ đàn hồi tốt, tránh mang giày quá chật hoặc quá rộng.
  • Nếu làm việc hoặc tham gia hoạt động nào đó đòi hỏi đứng lâu hoặc di chuyển nhiều, hãy thực hiện các biện pháp như nghỉ ngơi định kỳ và sử dụng giày thoải mái.
  • Thực hiện các biện pháp bảo vệ khi tham gia hoạt động như chạy bộ, tập thể thao bằng cách đảm bảo bạn sử dụng băng quấn hoặc giày chất lượng và phù hợp. Đồng thời cần làm ấm cơ bắp trước khi tập luyện.
  • Duy trì cân nặng lý tưởng sẽ giúp giảm áp lực lên các khớp và cơ bắp cũng như giảm nguy cơ bị trẹo chân.
  • Cần tránh tham gia các hoạt động quá sức nếu mắt cá chân đang không ổn định hoặc có dấu hiệu không tích cực.
  • Đi đứng cẩn thận, hạn chế chạy nhảy trên bề mặt không bằng phẳng để tránh bị vấp té.
  • Với những bệnh nhân có tiền sử bị chấn thương ở chân cần hạn chế đi giày cao gót.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất béo, vitamin, canxi, protein và uống đủ nước mỗi ngày để giúp xương khớp, cơ bắp luôn khỏe mạnh, dẻo dai.
Xây dựng chế độ ăn uống giàu canxi
Xây dựng chế độ ăn uống giàu canxi

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách xử lý khi bị trẹo chân mà bạn cần nắm được. Trẹo chân cần điều trị kịp thời để giảm nguy cơ gặp biến chứng, gây ảnh hưởng đến khả năng đi lại. Bên cạnh đó, các bạn cũng cần có những biện pháp chăm sóc và phòng ngừa phù hợp để tránh bị tái phát.

Array

Chuyên khoa

Bệnh học

Đặt lịch khám chữa bệnh

22/11

hôm nay

23/11

Ngày mai

24/11

Ngày kìa

+

Khác