Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Hướng Dẫn Bấm Huyệt Chữa Đau Bụng An Toàn, Tác Dụng Nhanh
Đau bụng là vấn đề rất thường gặp, có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân như các bệnh liên quan tới dạ dày, sỏi, rối loạn tiêu hóa,… Ngoài việc dùng thuốc, có thể dùng cách bấm huyệt chữa đau bụng cũng khá hiệu quả. Để không bỏ lỡ các thông tin hữu ích nhất về phương pháp này, hãy theo dõi bài viết sau đây của Đông Phương Y Pháp.
Các nguyên nhân dẫn tới đau bụng thường gặp
Thực tế, có khá nhiều nguyên nhân gây đau bụng khác nhau, việc xác định nguyên do khởi phát sẽ giúp người bị có cách điều trị thích hợp.
Các nguyên nhân gây ra đau bụng thường gặp nhất gồm:
- Trào ngược dạ dày.
- Táo bón, tiêu chảy.
- Hệ tiêu hóa bị tổn thương bởi bệnh lý.
Đau bụng mức độ dữ dội thường xảy ra khi bệnh nhân bị:
- Sỏi mật, sỏi thận, thận bị nhiễm trùng.
- Viêm ruột thừa, vỡ ruột thừa.
Với các ca bệnh đau bụng mãn tính, nguyên nhân chủ yếu bởi:
- Bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích, đại tràng co cứng.
- Trào ngược dạ dày.
- Cơ thể không dung nạp lactose, đường trong sữa.
Tác dụng của bấm huyệt trong chữa đau bụng
Từ xa xưa, bấm huyệt đã được ứng dụng phổ biến vào việc chữa đau bụng, cho hiệu quả tốt, tác dụng nhanh chóng. Theo đó, những hiệu quả cụ thể của phương pháp này như sau:
- Cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa, giúp dạ dày co bóp ổn định, kích thích hoạt động của nhu động ruột, từ đó giảm đau bụng cho các trường hợp tiêu chảy, táo bón, khó tiêu,…
- Hỗ trợ tuần hoàn máu hoạt động tốt hơn, giảm ứ đọng khí trong cơ thể. Vì vậy rất thích hợp với những người bị đau bụng kinh.
- Các rối loạn tiêu hóa được đẩy lùi rõ rệt.
Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa đau bụng chi tiết
Đau bụng bấm huyệt ở đâu còn tùy thuộc vào từng nguyên nhân khởi phát. Theo đó, có thể phân chia như sau:
Cách bấm huyệt chữa đau bụng kinh
Chữa đau bụng kinh bằng bấm huyệt hiện được khá nhiều chị em áp dụng để giảm bớt cảm giác khó chịu khi tới ngày đèn đỏ. Phương pháp này có thể thực hiện trên những huyệt sau:
- Tam Âm Giao: Nằm ở vị trí cách mé trong mắt cá chân 3 đốt ngón tay hướng lên trên. Cần thực hiện bấm huyệt trước khi đến ngày đèn đỏ khoảng 7 ngày. Ấn và giữ huyệt bằng ngón tay cái trong 60 giây cho tới khi thấy tê nhức ở vị trí, sau đó chuyển sang chân còn lại và tiếp tục thực hiện động tác.
- Tam Nhãn: Huyệt ở giữa đốt thứ ba của ngón tay đeo nhẫn. Ấn giữ huyệt bằng ngón cái trong khoảng 10 phút và sau đó ấn sang tay còn lại.
- Thập Thất Chùy Hạ: Nằm dưới đốt sống thắt lưng thứ 5 và vùng xương chậu. Nên ấn huyệt trong 3 – 5 phút.
Trường hợp bị bệnh dạ dày
Với các trường hợp đau bụng bởi bệnh dạ dày, việc bấm huyệt sẽ chủ yếu tác động vào huyệt Túc Tam Lý. Bệnh nhân xác định huyệt bằng cách tìm vị trí dưới đầu gối 3 đốt ngón tay, mé bên ngoài của cẳng chân. Dùng lực từ ngón tay ấn vào huyệt và tăng lực từ từ đến khi cảm nhận rõ rệt cơn tê.
Bấm huyệt chữa đau bụng với các trường hợp thông thường
Bấm huyệt chữa đau bụng đầy hơi, khó tiêu thường được các thầy thuốc hướng dẫn với các huyệt đạo cụ thể dưới đây:
- Bấm huyệt chữa đau bụng tiêu chảy trên huyệt Quan Nguyên: Vị trí huyệt ở dưới rốn khoảng 3 đốt ngón tay. Nên thực hiện ấn vào huyệt với lực nhẹ trong khoảng 1 phút. Từ đó giúp giảm cơn đau cũng như giúp tráng dương, bổ thận và bổ khí.
- Huyệt Trác Môn: Có vị trí ở cuối của xương sườn 11. Bấm huyệt chữa đau bụng bằng cách dùng lực đầu ngón tay để xoa bóp với lực nhẹ trong khoảng 1 phút. Huyệt giúp giảm đau bụng cũng như kích thích hoạt động của nhu động ruột, giảm tiêu hóa kém khá tốt.
- Hạ Ly: Huyệt nằm dọc theo ngón tay thứ 3, 4, tại phần mu đường ngang của ngón trỏ và cái. Dùng lực tay day ấn đều lên huyệt kết hợp uống đủ nước. Cách bấm huyệt chữa đau bụng đi ngoài này sẽ cho hiệu quả rất nhanh.
- Trung Quản: Huyệt cách rốn 4 đốt ngón tay, ngay dưới vùng ngực. Ấn huyệt trong khoảng 2 phút để loại bỏ triệu chứng đau bụng đầy hơi, khó tiêu.
Lưu ý khi bấm huyệt chữa chứng đau bụng
Khi thực hiện phương pháp bấm huyệt chữa đau bụng, có một số lưu ý quan trọng không thể bỏ qua gồm:
- Các kỹ thuật này không thể trị dứt điểm những bệnh lý gây đau bụng mãn tính, do đó vẫn cần thăm khám và chữa trị tại các cơ sở y tế.
- Không bấm huyệt cho người đang có thai hoặc khi cơ thể đang có các vết thương hở.
- Tuyệt đối không tự bấm huyệt ở nhà khi không biết xác định huyệt cũng như không có kỹ thuật bấm.
- Nên lựa chọn các phòng khám Y học cổ truyền uy tín để bấm huyệt trị bệnh.
- Luôn vệ sinh tay sạch sẽ trước lúc bấm huyệt cũng như cắt bỏ hết móng tay.
Như vậy, có thể thấy rằng bấm huyệt chữa đau bụng có thể dùng cho nhiều trường hợp khác nhau. Tuy nhiên nếu tình trạng đau bụng diễn ra liên tục và kéo dài, nên sớm tới bệnh viện để thăm khám, xác định nguyên nhân, từ đó có cách điều trị phù hợp nhất nhằm bảo vệ sức khỏe.
Chuyên khoa
Bệnh học
Trị liệu
- Bấm huyệt chữa mặt lệch
- Bấm Huyệt Hạ Sốt Hiệu Quả Không? Nên Thực Hiện Thế Nào?
- Hướng Dẫn Cách Xoa Bóp Tay Đơn Giản Giúp Thư Giãn Tức Thì
- Cách Bấm Huyệt Chữa Bệnh Tim Mạch Hiệu Quả, Chuẩn Đông Y
- Bấm Huyệt Chữa Tiểu Đêm: Công Dụng, Huyệt Đạo Được Dùng
- Dầu xoa bóp xương khớp thái lan
- Bấm huyệt trị mất ngủ
- Xoa chân chữa mất ngủ
- Bấm Huyệt Giảm Ngứa: Giải Pháp Tự Nhiên Cho Da Khỏe Mạnh
- Bấm Huyệt Lưu Thông Khí Huyết Có Tốt Không? Lưu Ý Khi Thực Hiện