Bấm Huyệt Chữa Bệnh Trĩ: Cách Thực Hiện Và Lưu ý Quan Trọng

Ngày cập nhật: 30/04/2024 Biên tập viên: An Nguyệt

Bệnh trĩ là bệnh lý không quá hiếm gặp hiện nay, đặc biệt là ở những người trưởng thành. Khi gặp phải tình trạng này, bạn có thể sẽ bị ngứa ngáy, khó chịu, đau nhức, chảy máu khi đi cầu. Lúc này, bạn có thể tham khảo phương pháp bấm huyệt, đây là các điều trị đã có từ lâu đời trong y học cổ truyền. Vậy cách thực hiện bấm huyệt chữa bệnh trĩ như thế nào, cần lưu ý những gì? Cùng tham khảo ngay bên dưới đây.

Quan niệm của Y Học Cổ Truyền về bệnh trĩ

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về các thông tin liên quan tới bệnh trĩ theo Y Học Cổ Truyền như sau:

Nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ

Theo Y Học Cổ Truyền, tình trạng trĩ xảy ra là do các nguyên nhân như sau:

  • Khí huyết ở vùng đại trường bị trì trệ, khiến cho cơ nhục yếu, mạch lạc bị tổn thương. Lâu dần dẫn tới chứng huyết ứ, khiến mạch bị giãn nở và sa ra ngoài hình thành búi trĩ. Bạn có thể thấy khi đi đại tiện thường có sự xuất hiện của máu, do huyết ứ lâu ngày mà ra.
  • Bạn ăn uống không điều độ, thường xuyên nạo đồ ăn chiên rán, chứa nhiều chất béo.
  • Uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích có thể hình thành nên búi trĩ.
  • Thường xuyên ngồi trong thời gian dài, không vận động khiến thấp tụ lại.
  • Khi buồn vệ sinh nhưng không đi ngay, có thể dẫn tới tình trạng táo bón, phải rặn nhiều, lâu ngày dẫn tới bệnh trĩ.
Trĩ xảy ra là do Khí huyết ở vùng đại trường bị trì trệ
Trĩ xảy ra là do Khí huyết ở vùng đại trường bị trì trệ

Các thể của bệnh trĩ

Dưới đây là các thể của bệnh trĩ mà bạn đọc có thể tham khảo:

  • Thể khí trệ huyết ứ: Xuất hiện các triệu chứng như đại tiện ra máu tươi, ăn ngủ không ngon, cơ thể mệt mỏi, phân khi táo khi nát, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng,….
  • Thể thấp nhiệt ở đại tràng: Có các triệu chứng như đau rát ở phần hậu môn, thường xuyên đau bụng, táo bón, khó đi, tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng,….
  • Thể khí hư hạ hãm: Bạn có thể phân biệt qua triệu chứng phân nát màu nhạt, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, ăn ngủ không ngon, đau đầu, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng. Tình trạng này thường gặp ở người lớn tuổi.

Bấm huyệt chữa bệnh trĩ

Một vài huyệt đại có công dụng chữa bệnh trĩ rất hiệu quả, cụ thể như sau:

Huyệt Thừa sơn

Huyệt Thừa Sơn nằm trong 108 đại huyệt trên toàn cơ thể và đóng một vai trò rất quan trọng.

  • Vị trí: Huyệt nằm ở trên đường giữa sau của cẳng chân, ngay dưới bụng của cơ ức đòn chũm.
  • Cách thực hiện: Bạn có thể tác động lực ấn mạnh lên huyệt UB57 và giữ trong vài giây. Kích thích điểm UB57 hai lần một ngày để đạt hiệu quả tốt hơn.
  • Lợi ích của UB57: Khi bấm huyệt, bạn sẽ giảm được cơn đau trĩ. Ngoài ra, huyệt còn có tác dụng với bệnh giãn tĩnh mạch, người thường xuyên bị chuột rút, táo bón, cơ bắp chân chảy xệ, đau chân, đau lưng và lưu thông máu kém ở chân.

Huyệt Côn lôn

Huyệt Côn Lôn có nguồn gốc từ Thiên “Bản Du” và thuộc hành Hỏa (theo Y Học Cổ Truyền).

  • Vị trí: Huyệt nằm ở vị trí khá dễ tìm, bạn có thể quan sát ở bàn chân phía sau ngoài, ở chỗ lõm giữa gân gót và mắt cá ngoài.
  • Cách thực hiện: Sử dụng lực tay, nhấn mạnh lên huyệt và giữ trong khoảng 10 giây để mang tới hiệu quả tốt nhất.
  • Công dụng: Giảm đau trĩ lưng, đau dây thần kinh toạ, tê liệt, đau đầu, đau cứng cổ, mờ mắt, đau gót chân, và động kinh.
Huyệt Côn Lôn có nguồn gốc từ Thiên “Bản Du”
Huyệt Côn Lôn có nguồn gốc từ Thiên “Bản Du”

Huyệt Trường Cường

Huyệt trường cường nằm ở vị trí rất khó quan sát. Để xác định chính xác, bạn cần chuẩn bị tư thế chuẩn xác và duy trì ổn định.

  • Vị trí: Nằm ngay ở điểm lõm sau hậu môn và trước đầu xương cụt.
  • Cách thực hiện: Để dễ bắt vị trí huyệt, người bệnh nên quỳ gối và cúi gập người xuống, mông hướng lên trên. Dùng lực tác động vào huyệt,  ấn 2 – 3 lần, mỗi lần kéo dài 30 – 60 giây.
  • Công dụng: Huyệt có công dụng điều trị bệnh trĩ, sa hậu môn, sa trực tràng, đau thắt lưng, tiêu chảy và táo bón. Với nam giới có thể cải thiện yếu sinh lý, rối loạn cương dương. Ở nữ giới sẽ giúp kinh nguyệt đều đặn, điều trị chứng lãnh cảm, ….

Huyệt Tiểu Trường Du

Huyệt Tiểu Trường Du là huyệt đạo có hiệu quả cao, cùng tìm hiểu chi tiết về huyệt đạo này ngay bên dưới đây.

  • Vị trí: Ở hai bên cột sống, dưới đốt xương sống thứ 18 ngang ra 1,5 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy ).
  • Cách thực hiện: Dùng lực tác động vào huyệt,  ấn 2 – 3 lần, mỗi lần kéo dài 30 – 60 giây.
  • Công dụng: Huyệt đạo này có tác dụng trị đau vùng thắt lưng, đau khớp cùng chậu, ngoài ra còn giảm những bệnh liên quan đến hệ bài tiết như táo bón, tiêu chảy, đau bụng dưới, khó tiêu, trĩ, tiểu máu, đái dầm, đái rắt, di tinh…

Huyệt Thái uyên

Huyệt Thái uyên có xuất xứ từ Thiên 2: Bản du, huyệt Thái uyên còn có tên gọi khác là huyệt Quỷ tâm, huyệt Quỷ thiên, Huyệt Thái phiên, huyệt Thái tuyền.

  • Vị trí: Bạn có thể tìm thấy vị trí của huyệt, nằm ngay ở ngón cái của nếp gấp cổ tay. Bắt được vị trí động mạch thì huyệt nằm ở đó.
  • Cách thực hiện: Bạn hãy sử dụng ngón cái, tác động lực vừa đủ lên điểm LU9 ở cổ tay trái và sau đó ngược lại.
  • Công dụng: Khi thường xuyên bấm huyệt sẽ mang tới hiệu quả trong việc điều trị bệnh trĩ, đau nhức đầu, đau nửa đầu, liệt mặt, đau răng, lưu thông tuần hoàn kém và rối loạn máu, xơ cứng động mạch, cứng cổ.
Huyệt Thái uyên là huyệt đạo quan trọng
Huyệt Thái uyên là huyệt đạo quan trọng

Huyệt Nhị Gian (Đại trường)

Khi ngón tay trỏ hơi co lại sẽ tạo thành 3 lóng gấp, huyệt ở cuối lóng (gian) thứ hai (nhị), vì vậy nên huyệt đạo được gọi là Nhị Gian.

  • Vị trí: Ở mặt ngoài của ngón trỏ, ở đầu xa của khớp xương đốt bàn.
  • Cách thực hiện: Ấn nhẹ huyệt LI2 trong một phút, sau đó ấn tương tự lên tay khác.
  • Công dụng: Nếu bấm huyệt đúng cách sẽ giúp bệnh trĩ được cải thiện. Ngoài ra, nó còn có công dụng với những người có chứng mờ mắt, đau hong, đau răng, chảy máu cam,…

Chỉ định, chống chỉ định

Sử dụng các huyệt trên có thể là một phương pháp hỗ trợ trong việc điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên, nếu không có kỹ thuật chuyên môn hay không am huyệt về huyệt đạo. Hơn hết, bạn nên nên thăm khám và nhận hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ chuyên ngành Y học cổ truyền. Bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

Bấm huyệt là một phương pháp điều trị không xâm nhập, khá an toàn. Tuy nhiên, bạn không nên tự tiến hành bấm huyệt, nhất là khi đang gặp vấn đề chấn thương ở các điểm huyệt, vì điều này có thể gây ra vấn đề trầm trọng hơn. Thay vào đó, nhờ tới sự hỗ trợ của các chuyên gia, bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân, thăm khám từ bác sĩ mà có phác đồ châm cứu hay bấm huyệt cụ thể, thời gian và lựa chọn huyệt. Các bạn hãy đến các cơ sở uy tín để được bác sĩ chuyên ngành tư vấn.

Các huyệt cần tác động khi búi trĩ đã bị sa

Khi bệnh nhân đã đến giai đoạn sa búi trĩ nặng thì bên cạnh các huyệt kể trên, cần bấm huyệt chữa bệnh trĩ bằng cách kết hợp với một số huyệt khác như:

  • Huyệt Quan Nguyên: Nằm ở dưới gai đốt sống thắt lưng số 5 và đi ngang sang 1.5 thốn. Khi tác động lên huyệt này sẽ chủ trị cầm máu, hỗ trợ làm co kích thước búi trĩ, đồng thời làm giảm áp lực lên búi trĩ khi đi đại tiện.
  • Huyệt Khí Hải: Vị trí ở dưới gai đốt sống thắt lưng số 3 đo ngang sang 1.5 thốn. Day ấn đúng cách huyệt này giúp làm co búi trĩ, cầm máu, cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu.
  • Huyệt Thượng Cư Hư: Đo xuống 6 thốn tính từ mắt gối dưới là huyệt Thượng Cư Hư. Huyệt này có tác dụng chủ trị các bệnh lý về tiêu hóa trong đó có bệnh trĩ.
Huyệt Quan Nguyên có tác dụng khi đã đến giai đoạn sa búi trĩ nặng
Huyệt Quan Nguyên có tác dụng khi đã đến giai đoạn sa búi trĩ nặng

Một số lưu ý quan trọng khi bấm huyệt chữa trĩ

Việc bấm huyệt điều trị bệnh trĩ chỉ mang lại hiệu quả tốt nhất khi xác định đúng vị trí các huyệt và thực hiện đúng kỹ thuật. Không những thế, cần bấm nhiều huyệt liên quan, mỗi huyệt có kỹ thuật bấm khác nhau. Vì vậy, mọi người nên đến gặp thầy thuốc để điều trị theo đúng phương pháp và liệu trình.

Ngoài ra, trong liệu trình điều trị trĩ bằng bấm huyệt cũng cần lưu ý:

  • Bấm huyệt chỉ hỗ trợ làm thuyên giảm các triệu chứng mà không tác động đến vùng tĩnh mạch bị phồng gây trĩ.
  • Khi thực hiện bấm huyệt, người thực hiện cần cắt móng tay, sát khuẩn để tránh làm tổn thương ngoài da cũng như gây nhiễm trùng tại các huyệt.
  • Cần ấn ngón tay thẳng, tạo thành góc 90 độ đồng thời điều chỉnh lực ấn vừa phải để người bệnh không bị đau nhức, bầm tím ngoài da.
  • Không thực hiện bấm huyệt khi cơ thể đang bị suy nhược, ăn quá no, đang đói hay tại các huyệt đang có vết thương hở.
  • Hình thành thói quen ăn uống khoa học, không nên ăn quá no sẽ tạo áp lực lên thành hậu môn. Nên ăn nhiều rau xanh, thực phẩm tươi mát cung cấp nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa. Đồng thời người bị trĩ cần hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Không nên sử dụng rượu bia hoặc các chất kích thích trong liệu trình điều trị bấm huyệt.
  • Hạn chế làm những công việc khuân vác nặng, đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu.
  • Ngoài ra, người bệnh nên cố gắng hình thành thói quen đi tại tiện vào một khung giờ trong ngày. Khi đi đại tiện không nên cố dặn, điều này sẽ khiến búi trĩ sa sâu hơn.
  • Những người có bệnh lý nền, phụ nữ có thai hoặc trẻ nhỏ tuyệt đối không tự ý bấm huyệt mà cần có sự đồng ý từ bác sĩ chủ.

Bài viết trên đây đã chia sẻ tới bạn đọc cách bấm huyệt chữa bệnh trĩ an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất, bạn nên đến các cơ sở uy tín để được bác sĩ thăm khám và thực hiện. Mong rằng những thông tin chúng tôi vừa cung cấp đã có thể giúp ích được cho bạn.

Array

Chuyên khoa

Bệnh học

Đặt lịch khám chữa bệnh

10/11

hôm nay

11/11

Ngày mai

12/11

Ngày kìa

+

Khác