Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
9 Thuốc Làm Tan Mảng Xơ Vữa Hiệu Quả, Được Dùng Phổ Biến
Thuốc làm tan mảng xơ vữa động mạch gồm nhiều loại như nhóm thuốc chống đông máu, thuốc chẹn beta, thuốc hạ cholesterol, thuốc ngưng tập tiểu cầu,… Sau khi thăm khám, tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho người bệnh, với mục đích ngăn ngừa các triệu chứng, thúc đẩy máu lưu thông, chống tắc mạch máu, tránh biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Top 9 thuốc làm tan mảng xơ vữa hiệu quả, phổ biến
Dưới đây làm 9 loại thuốc làm tan mảng xơ vữa động mạch được sử dụng phổ biến, thuộc nhiều nhóm thuốc khác nhau và cho hiệu quả cao nhất:
Aspirin
Aspirin được sử dụng rộng rãi với tác dụng giảm đau, chống viêm, tiêu diệt khuẩn hại. Bên cạnh đó, loại thuốc này cũng có khả năng ngăn chặn quá trình hình thành cục máu đông cho bệnh nhân mắc bệnh tim mạch. Vì thế loại thuốc này được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp xơ vữa động mạch, tắc mạch máu.
Aspirin có tác dụng ngăn chặn quá trình đông máu, tránh hình thành máu đông trong động mạch, từ đó giảm nguy cơ bị tắc nghẽn mạch máu. Bên cạnh đó, thuốc còn có khả năng phòng ngừa biến chứng liên quan đến xơ vữa động mạch như nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực,….
Liều dùng: Bệnh nhân dùng khoảng 75mg – 162mg/ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Cách dùng: Uống thuốc trực tiếp với nhiều nước, sau khi ăn để tránh gây hại cho dạ dày.
Chỉ định:
- Aspirin dùng để điều trị cho bệnh nhân bị xơ vữa động mạch.
- Dự phòng tai biến huyết khối hoặc nghẽn mạch ở nhiều vị trí trên cơ thể.
- Ngăn ngừa suy tim, rung nhĩ và rối loạn nhịp tim.
Chống chỉ định:
- Bị loét dạ dày.
- Suy tim vừa và nặng, suy gan hoặc suy thận.
- Bệnh nhân xơ gan.
- Trường hợp có mức độ lọc cầu thận thấp hơn 30ml/phút.
Tác dụng phụ:
- Khó thở.
- Sốc phản vệ.
- Phát ban.
- Co thắt phế quản.
- Thiếu máu tan máu.
- Mất ngủ, bồn chồn.
- Buồn nôn và nôn.
- Mệt mỏi.
Clopidogrel
Clopidogrel là một dẫn xuất của nhóm Thienopyridine, được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong điều trị, phòng tránh xơ vữa động mạch. Thuốc này có khả năng ngăn tập kết tiểu cầu, kiểm soát tốt các biến chứng của bệnh tim mạch, chống hình thành máu đông. Một số nghiên cứu cho thấy Clopidogrel có khả năng giảm đến 50% biến chứng của tim mạch, đặc biệt là nhồi máu cơ tim, đột tử.
Liều dùng: Liều thông thường là 75mg/ngày và 1 ngày/lần, liều dùng cụ thể theo chỉ định của bác sĩ.
Cách dùng: Uống thuốc trực tiếp cùng nhiều nước, sau khi ăn no.
Chỉ định:
- Điều trị và dự phòng tắc nghẽn động mạch.
- Điều trị xơ vữa động mạch.
- Bị nhồi máu cơ tim, tai biến thiếu máu.
- Hội chứng mạch vành không có đoạn ST chênh lên.
Chống chỉ định:
- Mẫn cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc Clopidogrel.
- Bị suy gan nặng.
- Đang chảy máu ở đường tiêu hóa, chảy máu nội sọ chưa thể cầm được.
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không nên dùng Clopidogrel.
Tác dụng phụ:
- Rối loạn tiêu hóa.
- Buồn nôn.
- Viêm dạ dày.
- Nổi mẩn đỏ da.
- Giảm tiểu cầu.
- Chảy máu đường tiêu hóa.
Lovastatin
Lovastatin thuộc nhóm thuốc làm hạ cholesterol trong máu, được bác sĩ chỉ định khá phổ biến hiện nay. Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế quá trình tổng hợp cholesterol, giảm lượng cholesterol trong tế bào gan, đồng thời kích thích tổng hợp thụ thể LDL – Lipoprotein tỷ trọng thấp, tăng vận chuyển LDL từ máu. Từ đó Lovastatin có khả năng làm chậm tiến triển của bệnh mạch vành, ngăn ngừa rối loạn lipid máu, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực.
Liều dùng:
- Liều thông thường là 20mg/lần/ngày, có thể điều chỉnh liều sau mỗi 4 tuần theo chỉ định của bác sĩ.
- Liều duy trì là 20 – 80mg, chia thành 1 – 2 lần/ngày.
Cách dùng: Uống thuốc trực tiếp cùng nhiều nước, trong bữa ăn.
Chỉ định:
- Lovastatin điều trị dự phòng các biến cố tim mạch.
- Điều trị trong trường hợp xơ vữa động mạch vành.
- Điều trị rối loạn lipid máu.
Chống chỉ định:
- Quá mẫn hoặc nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc Lovastatin.
- Bệnh suy gan.
- Phụ nữ trong thời kỳ suy gan hoặc đang cho con bú.
Tác dụng phụ:
- Tiêu chảy, táo bón.
- Đầy hơi, đau bụng.
- Buồn nôn.
- Đau đầu, chóng mặt.
- Mất ngủ.
- Suy nhược.
- Đau cơ, xương khớp.
Ezetimibe
Ezetimibe cũng thuộc nhóm giảm cholesterol trong máu, cho hiệu quả tốt khi kết hợp cùng chế độ ăn ít béo và quá trình tập luyện hàng ngày. Thuốc Ezetimibe có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp cùng một số loại thuốc khác tùy từng trường hợp. Cơ chế hoạt động của thuốc là làm giảm lượng cholesterol cơ thể hấp thụ qua chế độ ăn uống, từ đó ngăn ngừa các mảng xơ vữa hình thành, chống đau tim, đột quỵ.
Liều dùng: Liều thông thường là 10mg Ezetimibe/lần/ngày.
Cách dùng: Uống thuốc cùng nhiều nước, trong hoặc sau khi ăn.
Chỉ định:
- Điều trị cho trường hợp tăng cholesterol trong máu và rối loạn nhịp lipid máu hỗn hợp.
- Điều trị tăng cholesterol hoặc tăng sitosterol máu gia đình kiểu đồng hợp tử.
- Ezetimibe điều trị tình trạng xơ vữa động mạch.
Chống chỉ định:
- Có tiền sử mẫn cảm, dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong Ezetimibe.
- Bị suy gan ở mức độ từ vừa đến nặng.
- Trẻ dưới 10 tuổi.
- Phụ nữ mang thai, nghi ngờ mang thai hoặc đang cho con bú không dùng Ezetimibe.
Tác dụng phụ:
- Đau dạ dày.
- Đau bụng dữ dội.
- Buồn nôn.
- Vàng da, mắt.
- Nước tiểu sẫm màu.
- Đau hoặc yếu cơ.
- Mệt mỏi.
- Phát ban.
- Khó thở.
Acebutolol
Acebutolol là thuốc chống tăng huyết áp, chẹn beta, có tác động thông qua cơ chế ngăn chặn một số chất tự nhiên trong cơ thể, đặc biệt là ở tim, huyết áp, áp lực lên tim. Ngoài ra, thuốc Acebutolol hỗ trợ kiểm soát tốt huyết áp, nhịp tim, ngăn ngừa đau tim, đột quỵ cùng những tổn thương trên thận.
Liều dùng: Liều khởi đầu là 400mg/lần/ngày hoặc 200mg x 2 lần/ngày.
Cách dùng: Uống thuốc Acebutolol cùng nhiều nước, trong hoặc sau bữa ăn.
Chỉ định:
- Bị cao huyết áp.
- Xơ vữa động mạch.
- Tắc mạch vành.
Chống chỉ định:
- Có tiền sử bị dị ứng, mẫn cảm với thành phần trong thuốc Acebutolol.
- Gặp vấn đề về hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, bệnh về tim như suy tim, đau tim, rối loạn nhịp tim.
- Bệnh nhân bị nhược cơ, rối loạn tâm thần,…
- Có tiền sử dị ứng nghiêm trọng không nên dùng Acebutolol.
Tác dụng phụ:
- Nhịp tim chậm.
- Khó thở, khò khè.
- Ngất xỉu.
- Đột ngột tăng cân.
- Mệt mỏi bất thường.
- Đau dạ dày.
- Nôn mửa.
- Vàng da, vàng mắt.
Bisoprolol
Bisoprolol là thuốc làm tan mảng xơ vữa động mạch, điều trị cao huyết áp được bác sĩ kê đơn phổ biến. Thuốc thuộc nhóm chẹn beta, có tác dụng chọn lọc trên thụ thể beta -1 ở tim, giảm rối loạn nhịp tim và giảm nhu cầu sử dụng oxy của tim.
Liều dùng: Liều khởi đầu là 5mg/lần/ngày, liều duy trì là 5 – 20mg/lần/ngày hoặc tùy chỉnh liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
Cách dùng: Uống thuốc Bisoprolol cùng nhiều nước, uống cùng thức ăn hoặc không, tuy nhiên thời điểm thích hợp để dùng là vào buổi sáng.
Chỉ định:
- Tăng huyết áp.
- Đau thắt ngực.
- Suy tim mạn tính.
- Điều trị xơ vữa động mạch.
Chống chỉ định:
- Bị suy tim cấp, sốc tim.
- Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong Bisoprolol.
- Hen phế quản.
- Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không dùng Bisoprolol.
Tác dụng phụ:
- Chóng mặt.
- Mất thăng bằng.
- Khô miệng.
- Nhịp tim chậm.
- Rối loạn nhịp tim.
- Hạ huyết áp.
- Suy tim xung huyết.
- Khó thở.
- Mất ngủ.
- Gặp vấn đề về hệ tiêu hóa.
- Đau dạ dày, thượng vị.
- Đau cơ, xương khớp.
- Phát ban trên da.
Isosorbide Dinitrate
Thuốc Isosorbide Dinitrate được sử dụng trong trường hợp mắc bệnh lý về tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành. Isosorbide Dinitrate thuộc nhóm thuốc nitrat, hoạt động theo cơ chế làm thư giãn, mở rộng mạch máu để thúc đẩy máu lưu thông tốt hơn đến tim. Bên cạnh đó, thuốc cũng được dùng để phòng ngừa đau thắt ngực liên quan đến mạch vành, chống suy tim mãn tính.
Liều dùng: Liều lượng sử dụng Isosorbide Dinitrate theo chỉ định của bác sĩ.
Cách dùng: Nuốt trực tiếp cùng nhiều nước, không nhai, nghiền nát.
Chỉ định:
- Thiếu máu.
- Bị xơ vữa động mạch.
- Bệnh cơ tim phì đại.
- Huyết áp thấp.
- Máu kém lưu thông.
Chống chỉ định:
- Huyết áp thấp.
- Tăng áp lực nội sọ.
- Trụy tim mạch.
- Thiếu máu nặng.
- Nhồi máu cơ tim.
- Tắc nghẽn cơ tim.
- Dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc Isosorbide Dinitrate.
Tác dụng phụ:
- Đau đầu, chóng mặt.
- Ngất xỉu.
- Huyết áp thấp.
- Đỏ mặt và cổ.
- Lo lắng bồn chồn.
- Đỏ mặt và cổ
Captopril
Captopril được chỉ định sử dụng phổ biến cho bệnh nhân mắc bệnh lý về tim mạch, sử dụng theo đơn của bác sĩ, không nên tự ý dùng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Thuốc Captopril có chứa thành phần gây ức chế enzym chuyển hóa thành angiotensin I, dùng để điều trị cao huyết áp, suy tim, giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch.
Liều dùng:
- Bệnh nhân giảm huyết áp uống 12,5 – 25mg/lần/ngày, mỗi lần cách nhau ít nhất 60 phút.
- Bệnh nhân suy tim dùng 6,25 – 50mg/lần, mỗi ngày dùng 2 lần.
Cách dùng: Uống thuốc trực tiếp cùng nhiều nước, không nhai hay nghiền nát.
Chỉ định:
- Bị giảm huyết áp.
- Suy tim.
- Người bị rối loạn chức năng của tâm thất trái.
- Bệnh nhân bị xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu.
Chống chỉ định:
- Có tiền sử bị sưng phù mạch máu.
- Mới hồi phục nhồi máu cơ tim.
- Gặp tình trạng hẹp động mạch vành ở thận.
- Hẹp động mạch chủ.
- Hẹp van 2 lá.
- Phụ nữ mang thai hoặc nuôi con bằng sữa mẹ không dùng Captopril.
Tác dụng phụ:
- Đau nhức cơ.
- Giảm cân đột ngột.
- Phù mạch.
- Mất giọng.
- Sưng phù chân tay.
- Phát ban.
- Vàng da.
- Suy giảm chức năng thận.
- Viêm tuyến tụy.
- Trầm cảm.
Glyceryl Trinitrate
Glyceryl Trinitrate là thuốc hỗ trợ giảm cơn đau thắt ngực, làm tan mảng xơ vữa động mạch. Loại thuốc này có tác động trực tiếp lên tĩnh mạch, làm giãn các động mạch cùng tiểu động mạch, từ đó thúc đẩy máu lưu thông đến tim và một số cơ quan nội tạng khác. Do thuốc có khả năng gây tác dụng phụ nguy hiểm nên bệnh nhân chỉ sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ, không nên lạm dụng.
Liều dùng: Liều thông thường là 300 – 600 mcg/lần/ngày, có thể lặp lại nếu cần thiết. Liều dùng có thể thay đổi tùy từng tình trạng bệnh theo chỉ định của bác sĩ.
Cách dùng: Uống trực tiếp thuốc Glyceryl Trinitrate cùng nhiều nước.
Chỉ định:
- Bệnh nhân đau thắt ngực.
- Nhồi máu cơ tim.
- Xơ vữa động mạch.
- Tắc nghẽn mạch máu.
Chống chỉ định:
- Bệnh nhân dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc Glyceryl Trinitrate.
- Hạ huyết áp.
- Bệnh cơ tim phì đại.
- Hẹp một trong hai van tim.
- Viêm túi bao quanh tim hoặc tim đập loạn nhịp.
- Thiếu máu nặng.
Tác dụng phụ:
- Đau đầu, chóng mặt.
- Tụt huyết áp.
- Buồn nôn.
- Đỏ mặt.
- Tăng hoặc giảm nhịp tim.
- Ngất xỉu.
- Phản ứng dị ứng.
Lưu ý khi dùng thuốc làm tan mảng xơ vữa động mạch
Trong quá trình sử dụng thuốc làm tan mảng xơ vữa động mạch, người bệnh cần đặc biệt chú ý một số vấn đề sau:
- Chỉ dùng thuốc sau khi đã thăm khám và có chỉ định từ bác sĩ, tuân thủ đúng liều lượng, không nên tự ý tăng giảm liều hoặc lạm dụng.
- Bệnh nhân xơ vữa động mạch nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, tăng cường dung nạp thực phẩm nhiều chất xơ như rau xanh, trái cây tươi, thịt gà, cá béo, hải sản.
- Cắt giảm tiêu thụ dầu mỡ, thức ăn nhanh, cay nóng, thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và muối.
- Kiểm soát cân nặng để tránh tạo áp lực lên hệ tim mạch.
- Người bệnh nên bỏ hút thuốc lá vì các thành phần trong khói thuốc sẽ gây tổn thương động mạch, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm mỡ máu, tăng máu lưu thông đến tim mạch, giảm tích tụ mảng xơ vữa.
Khi nào người bệnh nên gặp bác sĩ?
Người bệnh xơ vữa động mạch nên gặp bác sĩ trong các trường hợp sau:
- Xuất hiện các triệu chứng đau thắt ngực, đau hoặc tê chân, khó thở, giảm trí nhớ,…
- Mức độ bệnh ngày càng trở nên trầm trọng hơn dù đã áp dụng nhiều biến pháp điều trị.
- Bệnh nhân trong quá trình dùng thuốc gặp tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, tụt huyết áp, phát ban, tim đập nhanh, sưng phù tay chân, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa.
Trên đây là danh sách 9 loại thuốc làm tan mảng xơ vữa hiệu quả cao, được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Mỗi nhóm thuốc với công dụng riêng sẽ được chỉ định cho từng trường hợp khác nhau. Người bệnh chỉ nên dùng khi đã tham khảo ý kiến từ bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng để tránh gặp tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khỏe.
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Bài Viết Liên Quan
Giải Pháp
Hệ Giải Pháp Đông Phương Hạ Áp Phục Bình
Hệ giải pháp Đông Phương Hạ áp phục bình được xây dựng bởi hội đồng chuyên gia y khoa đầu ngành, kết hợp chặt chẽ 5 phương pháp gồm trị liệu y học cổ truyền, bài thuốc đông dược, chăm sóc dinh dưỡng, vận động cùng các sản phẩm bổ trợ sức khỏe. Điều trị phục hồi sau tai biến, đột quỵ bằng hệ giải pháp trên, người bệnh được chăm sóc, theo dõi nghiêm ngặt theo nguyên tắc LẬP KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ RIÊNG BIỆT. Hiện nay, Đông Phương Y Pháp là đơn vị y tế độc quyền ứng dụng hệ giải phap Đông Phương Hạ Áp Phục Bình trong điều trị phục hồi tai biến, đột quỵ với kết quả khả quan, toàn diện, nhận được phản hồi tích cực của người bệnh.