Xơ Vữa Động Mạch

Ngày cập nhật: 28/05/2024 Biên tập viên: thult

Xơ vữa động mạch là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ, đau thắt ngực, thậm chí là tử vong vô cùng nguy hiểm. Bệnh lý này hình thành do cả nguyên nhân bên trong cơ thể và yếu tố tác động từ bên ngoài. Bạn đọc có thể tìm hiểu nội dung dưới đây để nắm rõ dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa tình trạng động mạch bị xơ vữa. 

Xơ vữa động mạch là gì?

Xơ vữa động mạch là tình trạng các động mạch bị tắc nghẽn do canxi, cholesterol, chất béo cùng một số thành phần khác được người bệnh dung nạp hàng ngày.

Được biết động mạch là mạch máu đưa máu ở tim đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Bộ phận này được lót bằng một lớp tế bào mỏng – nội mô, hỗ trợ máu dễ dàng lưu thông. Nếu lớp nội mạc bị tổn thương sẽ khiến mảng bám tích tụ nhiều ở thành động mạch.

Nếu không được xử lý từ sớm, mảng xơ ở động mạch bị cứng lại, làm hẹp lỗ mở của động mạch và hạn chế máu lưu thông. Nếu mảng bám thành mạch vỡ ra sẽ hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn nhiều hơn, có thể làm chặn dòng chảy của máu đến các cơ quan trong cơ thể.

Trong trường hợp máu đông xảy ra ở một trong hai động mạch vành chính cung cấp máu cho tim sẽ gây nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, khi máu đông xuất hiện ở động mạch đến não gây đột quỵ, đặc biệt gây bệnh động mạch ngoại biên nếu xảy ra trong động mạch ở các chi.

Xơ vữa động mạch là tình trạng các động mạch bị tắc nghẽn, máu khó lưu thông
Xơ vữa động mạch là tình trạng các động mạch bị tắc nghẽn, máu khó lưu thông

Nguyên nhân xơ vữa động mạch

Có rất nhiều nguyên nhân gây xơ vữa động mạch, bắt nguồn từ tổn thương bên trong động mạch hoặc do yếu tố nguy cơ từ bên ngoài:

  • Tuổi tác: Một trong những yếu tố tác động nhiều đến bệnh tim mạch là tuổi tác. Khi tuổi càng cao, quá trình lão hóa xảy ra góp phần hình thành mảng xơ vữa. Lúc này các động mạch dễ bị cứng lại, trở nên kém đàn hồi hơn, tăng nguy cơ tích tụ mảng bám.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người bị bệnh liên quan đến tim mạch thì khả năng cao bạn cũng bị xơ vữa động mạch vì bệnh lý này gây ra do vấn đề gen di truyền.
  • Tăng huyết áp: Tăng huyết áp khiến nội mạc bị rối loạn chức năng, khi đó quá trình tái tạo tế bào nội mạc mạch máu bị rối loạn, tạo điều kiện cho LDL cholesterol oxy hóa dễ dàng đi vào lớp dưới nội mạc.
  • Tiểu đường: Đây là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bị xơ vữa. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân đái tháo đường type 2 có khả năng bị bệnh tim mạch gấp 4 lần so với người bình thường do cơ thể người bệnh có lượng đường huyết tăng và bị kháng insulin. Hiện tượng này tạo ra các chất trung gian hóa học làm rối loạn chức năng tế bào ở lớp thành động mạch, dẫn đến sự phát triển của mảng xơ vữa, gây hẹp động mạch.
  • Thừa cân, béo phì: Khi trọng lượng của cơ thể vượt ngưỡng bình thường, rơi vào trạng thái tích cụ quá nhiều mỡ thừa thì lượng cholesterol trong máu cũng tăng cao. Sau một thời gian cholesterol sẽ lắng đọng trên thành mạch, hình thành mảng bám cứng gây tắc mạch. Đặc biệt, tình trạng thừa cân, béo phì còn hạn chế, ngăn cản dòng chảy lưu thông đến tim và một số cơ quan khác, gây rối loạn lipid máu, tăng nguy cơ xơ vữa.
  • Hút thuốc lá: Trong thuốc lá chứa hàm lượng cao nicotin cùng nhiều độc tố khác dễ làm tổn thương lớp nội mô đảm nhận vai trò điều hòa, co giãn mạch máu. Đồng thời, hút thuốc lá thường xuyên cũng làm tăng cholesterol gây hại và giảm cholesterol có lợi, gây tăng co mạch máu, gây bệnh xơ vữa.
  • Nguyên nhân khác: Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị xơ vữa là lười vận động, chế độ dinh dưỡng không khoa học, căng thẳng,…
Hút thuốc lá là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch
Hút thuốc lá là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch

Triệu chứng thường gặp

Tùy từng loại xơ vữa động mạch mà biểu hiện bệnh có thể khác nhau. Một số triệu chứng thường gặp của xơ vữa động mạch là:

  • Xơ vữa động mạch cảnh (đến não): Tê ở chân, tay, run rẩy, mất thị lực tạm thời, nói lắp, khó nói, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Các triệu chứng này thường chỉ xuất hiện trong khoảng 1 giờ sẽ biến mất, hiếm khi kéo dài đến 24 giờ. Biểu hiện nặng nhất trong trường hợp này là tắc mạch não gây đột quỵ thiếu máu cục bộ.
  • Xơ vữa động mạch vành (đến tim): Người bệnh gặp những cơn đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi, buồn nôn và nôn hoặc nhồi máu cơ tim dẫn đến suy tim nếu không được điều trị từ sớm.
  • Xơ vữa động mạch ngoại vi (đến tay, chân): Bị giảm huyết áp ở các chi gây đau, tê nhức, kèm theo đó là đau tim, đột quỵ, trong trường hợp nghiêm trọng có thể bị hoại tử dẫn đến cắt cụt chi.
  • Xơ vữa động mạch thận (đến thận): Triệu chứng điển hình là tăng huyết áp, chán ăn, tiểu ít, phù chân tay.

Phương pháp chữa xơ vữa động mạch

Điều trị xơ vữa động mạch sẽ dựa vào nguyên nhân, mức độ, vị trí xơ vữa để áp dụng các biện pháp khác nhau như dùng thuốc Tây y, thuốc Đông y hoặc can thiệp ngoại khoa. Thông thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách xét nghiệm xơ vữa mạch máu, siêu âm doppler, chụp MRI hoặc CT, chụp X-quang ngực, đo điện tâm đồ sau đó lên phác đồ điều trị phù hợp.

Dùng thuốc Tây y

Dùng thuốc Tây y khá phổ biến, có thể áp dụng với tất cả loại mạch bị xơ vữa. Thuốc Tây y cho hiệu quả nhanh, hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng như đau tức ngực, tê bì chân tay, chóng mặt, buồn nôn, khó thở và ngăn ngừa bệnh tiến triển mức độ nghiêm trọng hơn:

  • Thuốc giãn mạch có tác dụng ổn định mảng xơ vữa, bảo vệ thành mạch, chống lại quá tình tái cấu trúc thành động mạch.
  • Thuốc chống tập kết tiểu cầu ngăn ngừa huyết khối, tránh tắc nghẽn động mạch, dự phòng nhồi máu não hoặc nhồi máu cơ tim.
  • Thuốc giảm lipid máu làm giảm lượng cholesterol trong máu, giúp thoái triển mảng xơ vữa mạch máu.

Thuốc Tây y có khả năng gây tác dụng phụ, do đó người bệnh chỉ nên sử dụng sau khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ, đồng thời tuân thủ đúng các chỉ định về liều lượng, cách dùng, không lạm dụng.

Chữa xơ vữa động mạch bằng thuốc Tây y khá phổ biến
Chữa xơ vữa động mạch bằng thuốc Tây y khá phổ biến

Can thiệp ngoại khoa

Can thiệp ngoại khoa được bác sĩ chỉ định trong trường hợp xơ vữa nặng, người bệnh đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau nhưng không có sự cải thiện. Một số kỹ thuật phẫu thuật được áp dụng cho người xơ vữa động mạch là:

Nong mạch vành

Là thủ thuật giúp khôi phục lượng máu ở động mạch bị tắc nghẽn hoặc hẹp do xơ vữa. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ tiếp cận hệ thống động mạch vành thông qua động mạch quay ở cổ tay hoặc động mạch đùi dưới nếp bẹn.

Tiếp đó cho ống thông dẫn đường đi vào lỗ động mạch vành trái và phải rồi bơm một lượng thuốc cản quang vào ống thông giúp quan sát đoạn động mạch bị hẹp và bơm hơi với áp lực phù hợp.

Khi bóng căng lên, mảng xơ vữa bị ép sát vào thành mạch, lúc này bác sĩ đặt stent vào rồi bung ra ở ngay vị trí này. Kết thúc tiểu phẫu, động mạch được nong rộng, máu dễ dàng lưu thông.

Bắc cầu động mạch

Đây là phương pháp mổ bắc cầu trên động mạch vành bị hẹp hoặc tắc. Bác sĩ dùng một đoạn ống ghép bằng tĩnh mạch hoặc động mạch để nối đến phía sau đoạn động mạch vành bị hẹp. Tùy từng trường hợp khác nhau mà bác sĩ dùng đoạn tĩnh mạch ở chân, động mạch vú hoặc động mạch quay để làm đoạn mạch ghép.

Phẫu thuật cắt bỏ nội mạc

Phương pháp này khá phức tạp, bác sĩ cần xẻ dọc động mạch ra, sau đó bóc tách lớp nội mạch cùng mảng xơ vữa rồi khâu mạch máu lại. Lúc này lòng động mạch sẽ rộng ra với kích thước như bình thường. Phẫu thuật cắt bỏ nội mạc được chỉ định với bệnh nhân hẹp động mạch cảnh hoặc hẹp động mạch chi dưới.

Can thiệp ngoại khoa được bác sĩ chỉ định trong trường hợp xơ vữa động mạch nặn
Can thiệp ngoại khoa được bác sĩ chỉ định trong trường hợp xơ vữa động mạch nặn

Xơ vữa động mạch nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến bệnh xơ vữa động mạch, nếu không cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể hoặc ăn thực phẩm xấu có thể tăng nguy cơ xơ vữa, khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

bệnh xơ vữa động mạch nên ăn gì

  • Rau xanh: Bao gồm rau bina, diếp cá, cải xoăn rất giàu chất xơ và nitrat giúp giảm viêm, cải thiện chức năng của mạch máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Trái cây tươi: Chứa hàm lượng lớn vitamin, chất chống oxy hóa, acid folic có thể duy trì sức khỏe tim mạch, đẩy lùi các triệu chứng xơ vữa, phổ biến nhất là nho, kiwi, chuối, đào, dâu tây, cam,…
  • Thực phẩm nhiều omega 3: Omega 3 là chất béo không bão hòa, có tác dụng giảm cholesterol và mỡ máu, ngăn ngừa biến chứng của xơ vữa động mạch.
  • Ngũ cốc: Ăn nhiều gạo lứt, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch sẽ bổ sung nguyên tố vi lượng cho cơ thể, tăng bộ bền thành mạch.

Thực phẩm bệnh nhân tim mạch nên kiêng là:

  • Thức ăn nhiều đường gây tăng huyết áp, khiến lượng cholesterol cao.
  • Bánh kem và bánh ngọt gây hại cho tim mạch.
  • Thực phẩm nhiều muối gây tăng huyết áp, làm rối loạn chức năng nội mô.
  • Mỡ động vật, bơ động vật, dầu đã qua sử dụng khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Thực phẩm nhiều đường, nhiều dầu mỡ cần hạn chế dung nạp
Thực phẩm nhiều đường, nhiều dầu mỡ cần hạn chế dung nạp

Lời khuyên để phòng chống xơ vữa động mạch

Để phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch, ổn định sức khỏe cho hệ tim mạch, bạn nên chú ý:

  • Thường xuyên tập thể dục thể thao như gym, đạp xe, yoga, bơi lội, đi bộ để  cơ tim khỏe mạnh, tăng cường máu lưu thông.
  • Không để bản thân rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì, nên duy trì cân nặng ở mức hợp lý để hạn chế áp lực lên thành mạch.
  • Bỏ thuốc lá vì đây là một trong những nguyên nhân gây xơ vữa động mạch cùng nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
  • Hạn chế căng thẳng để máu lưu thông tốt đến các bộ phận trong cơ thể, tránh tắc nghẽn mạch máu.
  • Kiểm tra huyết áp, lượng cholesterol trong cơ thể thường xuyên, xử lý ngay những triệu chứng bất thường liên quan đến hệ tim mạch.

Xơ vữa động mạch có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đột quỵ và tử vong. Vì thế bạn nên thăm khám bác sĩ ngay khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường, đặc biệt thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa, kiểm soát bệnh tốt hơn.

Array

Cách chữa

Thuốc chữa

Dinh dưỡng

Bài Viết Liên Quan

Giải Pháp

Hệ Giải Pháp Đông Phương Hạ Áp Phục Bình

Hệ giải pháp Đông Phương Hạ áp phục bình được xây dựng bởi hội đồng chuyên gia y khoa đầu ngành, kết hợp chặt chẽ 5 phương pháp gồm trị liệu y học cổ truyền, bài thuốc đông dược, chăm sóc dinh dưỡng, vận động cùng các sản phẩm bổ trợ sức khỏe. Điều trị phục hồi sau tai biến, đột quỵ bằng hệ giải pháp trên, người bệnh được chăm sóc, theo dõi nghiêm ngặt theo nguyên tắc LẬP KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ RIÊNG BIỆT. Hiện nay, Đông Phương Y Pháp là đơn vị y tế độc quyền ứng dụng hệ giải phap Đông Phương Hạ Áp Phục Bình trong điều trị phục hồi tai biến, đột quỵ với kết quả khả quan, toàn diện, nhận được phản hồi tích cực của người bệnh.

Xem chi tiết

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Trị liệu

Đặt lịch khám chữa bệnh