Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Huyệt Yêu Dương Quan: Vị Trí, Công Dụng Và Cách Châm Cứu
Huyệt Yêu Dương Quan được xem là huyệt vị đặc biệt có lợi cho vùng gối và lưng trên cơ thể con người. Theo y học cổ truyền, huyệt đạo này có tác dụng cản thiện các cơn đau hiệu quả. Dưới đây là các thông tin quan trọng về huyệt đạo trên cơ thể này.
Huyệt Yêu Dương Quan là gì? Vị trí và đặc tính ra sao?
Huyệt Yêu Dương Quan còn được biết với cái tên huyệt Dương Quan hoặc Dương Quan huyệt. Huyệt có khả năng cải thiện sức khỏe một cách nhanh chóng và duy trì cơ thể khỏe mạnh.
Huyệt đạo này nằm ở vùng lưng nên được gọi là Yêu, phần bên trong tương ứng với Đơn Điền là một giao điểm của Nguyên Âm và Nguyên Dương. Huyệt vị này thuộc vào mạch Đốc, là biển trong Dương mạch và cửa ải (hay còn gọi Quan) của Dương. Do đó, huyệt có tên gọi là Yêu Dương Quan.
Yêu Dương Quan là huyệt có xuất xứ từ Thiên Cốt Không Luận, với đặc tính là huyệt thứ 3 trong mạch Đốc. Từ khi được vận dụng cho đến nay, huyệt Yêu Dương Quan vẫn được y học ghi nhận tốt các công dụng.
Về vị trí, huyệt Dương Quan nằm bên dưới mỏm gai đốt sống lưng thứ 16 ở tư thế nằm sấp. Nối hai mào sau của xương chậu giao điểm cùng với đường dọc ở sống lưng và xuống thêm một mỏm gai.
Những công dụng bất ngờ của huyệt Yêu Dương Quan
Trong y học cổ truyền, Yêu Dương Quan được xem là huyệt đạo có nhiều tác dụng với cơ thể, điển hình là những công dụng sau:
- Hỗ trợ ôn tinh cung và ôn huyết thất.
- Huyệt có tác dụng điều hòa thận khí.
- Yêu Dương Quan có tác dụng lợi vùng gối và lưng, đồng thời khử hàn thấp ở hạ tiêu.
Một số chỉ định điều trị tại huyệt Dương Quan gồm:
- Hồ trợ điều trị các trường hợp đau nhức tại vùng thắt lưng, chậu hoặc người bệnh có biểu hiện liệt chi dưới do tai nạn hoặc sau đột quỵ.
- Điều trị các triệu chứng kinh nguyệt không đều hay thống kinh ở nữ giới.
- Yêu Dương Quan còn giúp trị chứng liệt dương, mộng tinh, di tính cũng như cải thiện sinh lý ở nam giới.
- Ngoài ra, huyệt đạo này còn hỗ trợ cải thiện các bệnh lý về đĩa đệm như thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, mỏi gối, đau lưng, suy thận, ruột viêm mạn hay đau thần kinh ở hông.
Cách châm cứu huyệt Dương Quan hiệu quả
Người ta thực hiện phương pháp châm cứu tại vị trí huyệt bằng cách hướng mũi kim theo hướng chếch lên trên, sau đó luồn xuống bên dưới mỏm gai, hướng về phía khoảng gian ở đốt thắt lưng 4 và 5. Độ sâu của kim châm từ 0.3 – 1.5 thốn. Cứu từ 10 – 20 phút. Không nên châm quá sâu bởi có thể khiến bệnh nhân có cảm giác tê lan xuống chân như điện giật hoặc châm quá lâu dễ dấn đến bỏng.
Bên cạnh đó, huyệt Yêu Dương Quan có thể phối hợp với một số huyệt khác như:
- Phối cùng huyệt Trung Liêu, Khúc Cốt, huyệt Quan Nguyên, Thứ Liêu và huyệt Trung Cực có tác dụng trị chứng tiểu rắt, tiểu buốt ở bàng quang.
- Phối cùng huyệt Thận Du, huyệt Ủy Trung và huyệt Thứ Liêu giúp trị chứng nhức mỏi vì nhiễm lạnh.
- Nếu phối hợp tác động Yêu Dương Quan với huyệt Mệnh Môn và huyệt Tuyệt Cốt có tác dụng trị đau dây thần kinh.
Một vài lưu ý khi châm cứu huyệt
Huyệt Yêu Dương Quan được y học cổ truyền ứng dụng nhiều trong chữa bệnh. Tuy nhiên, trước khi áp dụng phương pháp chữa bệnh bằng cách sử dụng huyệt đạo, bệnh nhân cần được thầy thuốc thăm khám kỹ lưỡng và lưu ý một số vấn đề sau:
- Người bệnh không nên tự ý áp dụng phương pháp châm cứu huyệt Dương Quan tại nhà. Thay vào đó nên chọn các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để tránh những hậu quả đáng tiếc.
- Trước khi châm cứu, người bệnh không nên nhịn đói hoặc ăn quá no. Nên bổ sung lượng thực phẩm vừa đủ.
- Đảm bảo tư thế thoải mái để không ảnh hưởng đến quá trình châm cứu. Bởi, nếu không ngồi thoải mái, người bệnh thay đổi tư thế liên tục, có thể làm gãy kim hoặc đau vì kim bị co kéo trái chiều.
- Trong quá trình châm cứu, người bệnh cần thư giãn, thả lỏng cơ thể và làm đúng hướng dẫn của thầy thuốc.
- Sau khi châm cứu, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh lên vùng cơ thể đang điều trị.
- Để đảm bảo hiệu quả điều trị, bệnh nhân châm cứu cần hạn chế đồ ăn dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn và thức ăn chứa nhiều đường, muối, chất kích thích…
- Cân bằng các yếu tố dinh dưỡng giữa protein, lipid, chất xơ, vi khoáng… Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và canxi như sữa, sản phẩm từ sữa…
- Để nhanh chóng bình phục, bệnh nhân châm cứu nên bổ sung thêm thực phẩm có đặc tính chống viêm như nho, dứa, hành tây…
- Một số trường hợp cần cẩn thận hoặc chống chỉ định châm cứu bao gồm: Người bệnh căng thẳng, sợ kim, người bệnh không hợp tác…
- Nên tránh một số huyệt nhạy cảm khi người bệnh có thai, da chai, sẹo hoặc đang viêm nhiễm…
Mặc dù có nhiều công dụng chữa bệnh song người bệnh không nên tự ý châm cứu huyệt Yêu Dương Quan tại nhà. Bệnh nhân nên chọn các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để tránh những hậu quả nghiêm trọng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!