Huyệt Thần Đạo Là Gì? Vị Trí Chuẩn Xác Và Tác Dụng Chữa Bệnh

Ngày cập nhật: 16/08/2024 Biên tập viên: Đỗ Thanh
Đánh giá bài viết

Huyệt Thần Đạo nằm trên mạch Đốc và có vai trò trong việc điều trị các vấn đề liên quan đến tâm thần, thần kinh và đau cứng lưng. Dưới đây là phân tích chi tiết về vị trí, công năng và cách khai thông huyệt đạo này, giúp bạn đọc trang bị kiến thức hữu ích để hỗ trợ tăng cường sức khỏe, cải thiện các bệnh lý trong cơ thể.

Huyệt Thần Đạo là gì?

Huyệt Thần Đạo là một trong những huyệt thuộc mạch Đốc – một trong những kinh mạch chính trong cơ thể, có vai trò quan trọng trong việc lưu thông khí huyết và điều hòa cơ thể.

Trong Y thự cổ phân tích ý nghĩa tên huyệt đạo như sau:

  • “Thần” trong bối cảnh này ám chỉ tâm thần, biểu thị các hoạt động liên quan đến tâm trí và tinh thần.
  • “Đạo” có nghĩa là con đường hoặc lối vào. Huyệt Thần Đạo được xem là cửa ngõ (con đường) dẫn vào tâm, bởi nó nằm gần huyệt Tâm Du và có liên quan mật thiết đến các chức năng của tâm thần.

Ngoài ra, huyệt còn có tên gọi khác như huyệt đạo Xung Đạo, huyệt đạo Tạng Du.

Hình ảnh minh họa Thần Đạo huyệt
Hình ảnh minh họa Thần Đạo huyệt

Vị trí của huyệt Thần Đạo

Huyệt Thần Đạo nằm tại chỗ lõm dưới đầu mỏm gai của đốt sống lưng thứ 5 (L5). Các bước xác định huyệt đạo chuẩn xác như sau”

  • Bước 1 – Tìm đốt sống lưng 5: Nằm úp sấp, dùng tay sờ dọc theo cột sống từ trên xuống dưới. Các Đốt sống lưng 5 thường là đốt có kích thước lớn hơn và dễ nhận biết nhất.
  • Bước 2 – Xác định vị trí huyệt: Từ mỏm gai đốt sống lưng 5, di chuyển ngón tay xuống dưới một chút, bạn sẽ cảm nhận được một chỗ lõm nhỏ. Đó chính là vị trí của huyệt Thần Đạo.

Giải phẫu huyệt đạo:

  • Dưới da huyệt là gân cơ thang, cơ ngang – gai dây chằng trên gai, cơ gai dài của lưng, dây chằng vàng, dây chằng gian gai, ống sống.
  • Thần kinh vận động cơ tại vùng huyệt là nhánh của nhánh đám rối cổ sâu, dây thần kinh sọ não số XI, các nhánh dây thần kinh sống.
  • Da vùng huyệt đạo này chịu chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D5.

Tác dụng của Thần Đạo huyệt

Huyệt Thần Đạo có tác dụng trấn kinh an thần, tức phong, khứ phong và chỉ thống. Vậy nên huyệt đạo này được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý như:

  • Đau cứng lưng: Huyệt nằm gần cột sống, nơi tập trung nhiều dây thần kinh và cơ bắp. Tác động vào huyệt này giúp thông kinh hoạt lạc, giải trừ ứ trệ khí huyết ở vùng lưng, từ đó giảm đau và cứng cơ.
  • Sợ hãi, hồi hộp, hay quên: Kích thích huyệt này giúp điều hòa chức năng thần kinh, giảm lo âu, hồi hộp, đồng thời tăng cường trí nhớ.
  • Ho: Huyệt có tác dụng tức phong, khứ phong, giúp giải trừ các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài (phong tà), trong đó có thể bao gồm các tác nhân gây ho. Bên cạnh đó cũng giúp điều hòa chức năng phế, giảm ho và cải thiện hô hấp.
  • Trẻ con co giật, sốt kèm sợ lạnh: Theo y học cổ truyền, co giật ở trẻ em thường liên quan đến phong nội động hoặc nhiệt tà xâm nhập. Huyệt Thần Đạo có tác dụng tức phong, thanh nhiệt, giúp điều hòa âm dương, giảm co giật và hạ sốt.
Tác động vào huyệt giúp trị ho hiệu quả
Tác động vào huyệt giúp trị ho hiệu quả

Cách châm cứu và bấm huyệt Thần Đạo

Để phát huy tối đa tác dụng điều trị bệnh của huyệt Thần Đạo, cần thực hiện đúng kỹ thuật châm cứu và bấm huyệt đạo. Cụ thể như sau:

Kỹ thuật châm: 

  • Châm kim chếch lên, luồn dưới mỏm gai hướng vào khoảng gian đốt sống lưng 5 – 6 với độ sâu từ 0.3 đến 1 thốn.
  • Sau khi kim đã vào đúng vị trí, có thể thực hiện kích thích kim bằng các phương pháp như xoay nhẹ hoặc rung để kích thích huyệt.
  • Thời gian cứu thường kéo dài từ 10 đến 15 phút.
  • Khi hoàn tất, nhẹ nhàng rút kim ra và thực hiện các bước vệ sinh cần thiết để tránh nhiễm trùng.

Lưu ý: Nếu châm không đúng cách, có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như hôn mê. Trong trường hợp này, việc châm huyệt Trường Cường có thể giúp giải quyết tình trạng.

Kỹ thuật bấm huyệt: 

  • Dùng đầu ngón tay hoặc dụng cụ bấm huyệt để ấn nhẹ vào huyệt. Áp lực cần đủ để cảm nhận được sự tác động, nhưng không quá mạnh để tránh đau đớn hoặc tổn thương.
  • Thực hiện động tác bấm huyệt theo kiểu ấn, xoay hoặc nhấn theo vòng tròn để tăng cường hiệu quả kích thích huyệt.
  • Bấm huyệt trong khoảng 2 – 5 phút cho mỗi lần bấm, tùy thuộc vào phản ứng của bệnh nhân.
  • Sau khi hoàn tất, có thể xoa bóp nhẹ nhàng vùng da xung quanh để giảm căng thẳng và đau nhức.

Có thể thực hiện bấm huyệt 2 – 3 lần trong một ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia.

Day ấn huyệt đúng cách để cải thiện bệnh hiệu quả, an toàn
Day ấn huyệt đúng cách để cải thiện bệnh hiệu quả, an toàn

Phối hợp huyệt Thần Đạo tăng hiệu quả trị bệnh

Huyệt Thần Đạo có thể được phối hợp với các huyệt khác như huyệt Quan Nguyên, huyệt Thiếu Hải, huyệt Cao Hoang Du,… để nâng cao tác dụng trị bệnh. Cụ thể như sau:

  • Phối cùng huyệt đạo Quan Nguyên (Nh 4): Điều trị người sốt, đầu đau, cơ thể lúc nóng lúc lạnh (theo Thiên Kim Phương).
  • Phối cùng huyệt đạo Thiếu Hải: Có tác dụng điều trị nóng lạnh (theo Tư Sinh Kinh).
  • Phối cùng huyệt đạo Cao Hoang Du (Bq 43) + huyệt đạo Liệt Khuyết (P.7) + huyệt đạo U Môn (Th.21): Giúp điều trị chứng hay quên (theo Tư Sinh Kinh).
  • Phối cùng huyệt đạo Tâm Du (Bq 15): Được ứng dụng trong điều trị động kinh [phong giản] (theo Bách Chứng Phú).

Huyệt Thần Đạo là một huyệt vị quan trọng có nhiều tác dụng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến tâm thần, thần kinh và đau lưng. Việc sử dụng huyệt trong châm cứu hay bấm huyệt đều yêu cầu sự hiểu biết sâu sắc về vị trí giải phẫu và các kỹ thuật thực hiện. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, nên tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia để được hướng dẫn cụ thể.

Xem Thêm:

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh