Châm Cứu Mắt Là Gì? Thực Hiện Ở Những Huyệt Nào?

Ngày cập nhật: 10/05/2024 Biên tập viên: Thanh Hồng

Châm cứu mắt là giải pháp giúp điều trị khá nhiều bệnh lý ở mắt như lác, lẹo mắt, đau mắt cấp, hoa mắt,…. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người chưa biết rõ về cách trị liệu này. Vậy nên, trong bài viết hôm nay, Đông Phương Y Pháp sẽ gửi tới quý độc giả các thông tin hữu ích nhất về cách châm cứu điều trị bệnh ở mắt.

Châm cứu mắt là gì?

Châm cứu mắt là một phương pháp được phát minh để điều trị các vấn đề liên quan đến mắt và tầm nhìn. Liệu pháp này thường được sử dụng trong Y học cổ truyền và cho tới nay vẫn có tính ứng dụng cao.

Phương pháp châm cứu mắt sử dụng các kim châm cứu kết hợp áp dụng áp lực nhẹ từ tay lên các điểm huyệt tương ứng trên cơ thể. Từ đó điều trị một loạt các vấn đề về sức khỏe mắt, bao gồm đau mắt, đỏ mắt, mắt khô, viêm kết mạc, căng thẳng mắt, lẹo mắt hoặc các vấn đề về thị lực như cận thị hoặc viễn thị.

Mặc dù có những bằng chứng cho thấy châm cứu có thể mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe mắt, nhưng cần được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

cham cuu mat
Châm cứu mắt là phương pháp trị liệu nhiều bệnh về mắt cho hiệu quả tốt

Thời gian châm cứu mắt trị bệnh diễn ra trong bao lâu?

Thời gian châm cứu mắt để trị bệnh có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại bệnh, mức độ nghiêm trọng và phản ứng của cơ thể với liệu pháp. Một phiên châm cứu mắt thường kéo dài từ 20 đến 30 phút, nhưng có thể lâu hơn hoặc ngắn hơn tùy theo tình trạng cụ thể của bệnh nhân và phương pháp điều trị.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể cần nhiều phiên châm cứu liên tiếp để đạt được kết quả tốt nhất. Thời gian điều trị và số lượng phiên thường được quyết định sau khi người bệnh và bác sĩ trao đổi, dựa trên đánh giá  tình trạng sức khỏe và tiến triển của bệnh sau mỗi phiên điều trị.

Hệ thống huyệt đạo dùng trong châm cứu mắt

Hiện nay, có khá nhiều huyệt có thể được sử dụng để châm cứu mắt. Tùy vào từng bệnh, lương y sẽ xây dựng phác đồ châm cứu phù hợp nhất.

Huyệt Ngư Yêu:

  • Vị trí: Nằm ở vị trí giao với đường ngang cung lông mày và đường dọc của ổ mắt. Hay chính là vị trí giữa cung lông mày.
  • Tác dụng: Điều trị chứng mộng thịt, cận thị.

Huyệt Toàn Trúc:

  • Vị trí: Ở vị trí lõm của cung chân mày, thuộc cơ mày, bờ cơ vòng mi, cơ tháp và cơ trán.
  • Tác dụng: Chữa chảy nhiều nước mắt, đau ngứa mắt hoặc mắt đỏ.

Huyệt Đồng Tử Liêu: 

  • Vị trí: Thuộc đường khớp phía mỏm ngoài của ổ mắt, cách 0,5 thốn so với góc ngoài khớp.
  • Tác dụng: Điều trị phần lớn các bệnh về mắt như cận thị, đau mắt đỏ, viêm kết mạc,…

Huyệt Thừa Khấp: 

  • Vị trí: Nằm ở điểm giao của bờ dưới xương ổ mắt với đường dọc nằm chính giữa mắt.
  • Tác dụng: Có sự liên kết chặt chẽ với nhánh dây thần kinh III và dây thần kinh sọ não VII.

Huyệt Tinh Minh:

  • Vị trí: Nằm ở vị trí xương hàm trên tiếp khớp xương trán.
  • Tác dụng: Trị nhiều bệnh lý liên quan đến mắt như quáng gà, đục thủy tinh thể, đau mắt đỏ,…

Huyệt Dương Bạch: 

  • Vị trí: Ở cách bờ trên cung chân mày khoảng 1 thốn.
  • Tác dụng: Chữa loạn thị, quán gà cùng bệnh đau thần kinh quanh vành mắt.
Tùy vào từng bệnh, lương y sẽ xây dựng phác đồ châm cứu phù hợp nhất
Tùy vào từng bệnh, lương y sẽ xây dựng phác đồ châm cứu phù hợp nhất

Các phương pháp châm cứu mắt

Có những phương pháp châm cứu chữa bệnh về mắt thường dùng như sau:

  • Châm 1 huyệt: Chỉ châm cứu tại 1 huyệt duy nhất, dựa theo từng ca bệnh sẽ châm tả pháp hoặc bổ pháp.
  • Châm nhiều huyệt: Có thể kết hợp các huyệt với nhau để chữa bệnh về mắt, ví dụ như Dương Bạch xuyên Ngư Yêu, Toản Trúc xuyên Tình Minh hoặc Địa Thương xuyên Giáp Xa.
  • Điện châm: Đưa dòng điện có xung phù hợp vào vị trí huyệt vừa châm xong để ức chế hoặc kích thích.
  • Thủy châm: Tiêm thuốc vào vị trí châm huyệt giúp gia tăng công dụng. Có thể là dùng vitamin hoặc Nucleofort.
  • Kết hợp cứu: Sử dụng ngải cứu quấn bằng giấy bản và châm lửa, hơ đều lên vị trí huyệt đó để gia tăng tác động tới huyệt. Qua đó giúp tổn thương thuyên giảm nhanh hơn.

Một số huyệt châm cứu mắt thường áp dụng

Có khá nhiều vị trí huyệt có thể được sử dụng để châm cứu mắt. Trong đó phân chia thành những nhóm bệnh cụ thể sau:

Lẹo mắt

Phần mí mắt xuất hiện mụn, ban đầu khá nhỏ nhưng về sau sẽ sưng to và có mủ. Lẹo cũng dễ tái phát và có thể mọc ngay vị trí giữa mu mắt.

  • Huyệt châm cứu: Thừa khấp, Đồng tử liêu, Dương bạch, Toản trúc, Thâu châm, Phế du.
  • Tần suất thực hiện: Cần châm đều đặn 1 lần mỗi ngày, mỗi lần châm khoảng 20 phút.

Đau mắt cấp

Bệnh nhân bị các cơn đau nhức trong mắt, ngoài ra còn có tình trạng ngứa, đỏ, và tức, gỉ mắt tiết ra nhiều kèm cả nước mắt.

  • Các huyệt châm cứu: Ấn đường, Tình minh, Hợp cốc, Khúc trì, Thiếu phủ, Toàn trúc,…
  • Tần suất thực hiện: Mỗi ngày châm 1 lần khoảng 20 phút.

Châm cứu mắt sụp mí

Bệnh nhân gặp phải tình trạng mí mắt sụp nặng gây che kín mắt hoặc che ½ mắt, xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn.

  • Huyệt châm cứu: Bách hội, Dương bạch, Toản trúc, Thái xung, Ngư yêu, Bạch, Dương bạch, Tình minh.
  • Tần suất thực hiện: Áp dụng liệu trình châm cứu 1 lần/ngày, mỗi lần 20 phút.
cham cuu mat
Tùy từng bệnh lý sẽ có cách châm cứu ở các huyệt khác nhau

Bệnh khô mắt

Châm cứu mắt cho trường hợp khô mắt cũng khá phổ biến. Bệnh nhân thường thấy mắt bị khô, chói, khó nhắm mắt. Thậm chí về lâu dài còn có nguy cơ mù lòa, thủng giác mạc.

  • Huyệt châm cứu: Bách hội, Thái dương, Túc Tam lý, Tình minh, Phong trì, Tứ bạch, Tam âm Giao, Thái khê, Thái sông, Hợp cốc, Huyết hải, Khúc trì.
  • Tần suất thực hiện: Cần tiến hành châm 1 lần mỗi ngày và duy trì châm trong 20 phút.

Lác mắt

Châm cứu chữa lác mắt áp dụng cho cả trường hợp lác trong và lác ngoài, lác trên dưới. Trong đó lác ngoài là lòng đen lác về đuôi mắt và lác ngoài là con lòng đen lác về đầu con mắt.

  • Những huyệt châm cứu gồm: Tình minh, Ngư yêu, Đồng tử liêu.
  • Tần suất thực hiện: Tiến hành châm 1 lần trong ngày, 20 phút cho mỗi lần châm.

Châm cứu mắt chữa hoa mờ mắt và tối mắt

Bệnh nhân thường xuyên xuất hiện cảm giác nhìn mờ, tối, mắt bị hoa dù ở ban ngày hay buổi tối. Tuy nhiên sẽ không có dấu hiệu đau nhức hay sưng mắt.

  • Huyệt châm gồm: Phong trì, Tình minh, Dưỡng lão, Thận du, Túc tam lý.
  • Tần suất thực hiện: Thực hiện châm 20 phút mỗi lần và duy trì 1 lần hàng ngày.

Đối tượng chỉ định – chống chỉ định châm cứu mắt

Để đạt hiệu quả tốt khi châm cứu mắt, cần nắm được các đối tượng chỉ định và chống chỉ định gồm:

Chỉ định: Bệnh nhân bị khô mắt, đau mắt, sụp mí, mờ mắt,…

Chống chỉ định: 

  • Người có vết loét, vết thương hở, chấn thương bởi tai nạn, chảy máu ổ mắt.
  • Bệnh nhân tiểu đường, người có cơ địa yếu, suy kiệt.
  • Người bị rối loạn đông máu, suy giảm chức năng gan thận,
  • Phụ nữ đang mang thai.

Châm cứu mắt cần lưu ý gì?

Khi thực hiện châm cứu mắt, có một số điều quan trọng cần lưu ý để đảm bảo an toàn và hiệu quả:

  • Hãy tìm đến các chuyên gia đã được đào tạo và có kinh nghiệm trong việc thực hiện châm cứu mắt.
  • Trước khi bắt đầu bất kỳ liệu pháp châm cứu nào, hãy thảo luận với bác sĩ để đảm bảo rằng kỹ thuật này phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Cần chắc chắn rằng dụng cụ được làm sạch và tiệt trùng trước khi sử dụng để tránh lây nhiễm và gây viêm.
  • Lưu ý đến bất kỳ phản ứng phụ nào của cơ thể sau khi thực hiện châm cứu mắt. Nếu cảm thấy đau nhức hay có các triệu chứng khác thường, hãy báo ngay với bác sĩ phụ trách.
  • Theo dõi các hướng dẫn của bác sĩ châm cứu sau khi kết thúc liệu pháp, bao gồm các biện pháp tự chăm sóc và lịch trình tái khám nếu cần thiết.
  • Tránh căng thẳng lo lắng trước và sau khi thực hiện châm cứu mắt, vì stress có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của liệu pháp.

Châm cứu mắt là giải pháp hiệu quả, được nhiều người lựa chọn hiện nay. Với những thông tin ở trên, hy vọng đã giúp ích cho bạn đọc khi có nhu cầu tìm hiểu, áp dụng phương pháp điều trị bệnh này.

Array

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Doãn Hồng Phương

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Bệnh học

Đặt lịch khám chữa bệnh

16/09

hôm nay

17/09

Ngày mai

18/09

Ngày kìa

+

Khác