Châm Cứu Dây Thần Kinh Số 5: Lợi Ích, Cách Thực Hiện Và Lưu Ý

Ngày cập nhật: 25/05/2024 Biên tập viên: Thanh Hồng

Dây thần kinh số 5 còn được gọi với cái tên khác là dây thần kinh sinh ba hay dây thần kinh tam thoa, nằm ở mặt trong 12 dây thần kinh sọ. Vì vậy nên việc đau dây thần kinh số 5 sẽ vô cùng nguy hiểm nếu không có các biện pháp xử lý, khiến bạn bị đau nhức toàn bộ vùng da mặt, vùng mũi trán, vùng hàm, vùng trán. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn đọc phác đồ điều trị cũng như cách châm cứu hiệu quả nhất.

Châm cứu chữa đau dây thần kinh số 5 có hiệu quả không?

Châm cứu chữa đau dây thần kinh số 5 là một phương pháp hiệu quả, mang lại những lợi ích như sau:

  • Giảm đau: Châm cứu giúp giảm đau do dây thần kinh sinh ba bị tổn thương, hạn chế tái diễn cơn đau.
  • Tăng cường sản sinh hormon endorphin: Endorphin là một hormon giảm đau tự nhiên của cơ thể, giúp tăng hiệu quả giảm đau khi được kích thích sản sinh.
  • Kích thích hệ thần kinh: Châm cứu giúp kích thích hệ thần kinh hoạt động tốt hơn, cải thiện chức năng thần kinh.
  • An thần: Châm cứu có tác dụng an thần, giúp giảm căng thẳng và lo lắng.
  • Đả thông kinh mạch: Giúp máu lưu thông tốt hơn, cải thiện tuần hoàn và cung cấp dưỡng chất đến vùng bị tổn thương.
  • Phục hồi cảm giác: Cải thiện các hoạt động và phục hồi cảm giác ở vùng ảnh hưởng trên gương mặt.
  • Giảm co thắt cơ: Châm cứu giúp giảm co thắt cơ, làm dịu các cơn co thắt liên quan đến dây thần kinh.
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Giúp người bệnh có giấc ngủ ngon hơn và phục hồi sức khỏe.
  • Khu tà và bổ chính: Châm cứu giúp loại trừ nguyên nhân của bệnh (khu tà) và tăng cường kinh khí để điều trị hiệu quả (bổ chính).
  • Tăng hiệu quả của thuốc trị đau: Châm cứu có thể tăng cường hiệu quả của thuốc trị đau dây thần kinh số 5 và hạn chế tác dụng phụ khi dùng thuốc. Đồng thời giảm nguy cơ biến chứng do tổn thương dây thần kinh.
Châm cứu chữa đau dây thần kinh số 5 là một phương pháp hiệu quả
Châm cứu chữa đau dây thần kinh số 5 là một phương pháp hiệu quả+

Đối tượng nên và không nên châm cứu

Dưới đây, chúng tôi đã liệt kê các trường hợp người bệnh nên và không nên thực hiện châm cứu:

Chỉ định châm cứu dây thần kinh số 5

Châm cứu dây thần kinh số 5 phù hợp với những người có các tình trạng sau:

  • Người bệnh đau dây thần kinh số 5, sử dụng thuốc nhưng hiệu quả chậm hay thậm chí không đạt kết quả.
  • Dây thần kinh số 5 bị liệt.
  • Các cơn đau nhức liên quan đến viêm dây thần kinh số 5.

Chống chỉ định

Người bệnh không nên thực hiện châm cứu nếu rơi vào những trường hợp sau:

  • Các cơn đau xảy đến nhưng không rõ nguyên nhân.
  • Người bệnh có sức khỏe quá yếu, tinh thần không ổn định, mắc các bệnh về tim mạch, thiếu máu hay suy thận, sốt cao kèm theo suy tim.
  • Khi quá đói hoặc lúc ăn quá no.
  • Lao động quá sức, mệt mỏi quá độ.
  • Đau dây thần kinh số 5 kèm theo tình trạng mất phản xạ giác mạc, liệt cơ nhai, xơ cứng rải rác hay não.

Lưu ý rằng, người bệnh nên chia sẻ với thầy thuốc nếu đang mang bầu, trong giai đoạn kinh nguyệt, bị tiểu đường hay các bệnh lý đông máu.

Người bệnh không nên thực hiện châm cứu khi sức khỏe quá yếu
Người bệnh không nên thực hiện châm cứu khi sức khỏe quá yếu

Phác đồ và cách châm cứu đau dây thần kinh số 5

Người bệnh có thể tham khảo phác đồ điều trị và cách thực hiện châm cứu được chia sẻ bên dưới đây.

Phác đồ điều trị

Khi điều trị châm cứu liệt dây thần kinh sinh ba, thông thường, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ khám để xác định nguyên nhân, triệu chứng và mức độ bệnh. Sau đó xem xét, tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý, cụ thể như sau:

Hướng điều trị: Các bác sĩ sẽ chọn huyệt châm cứu theo sự phân bố của các dây thần kinh. Đồng thời kết hợp với các huyệt ở xa theo đường tuần hành kinh mạch.

Thực hiện chỉ định huyệt châm cứu: Sẽ châm vào huyệt trên 3 nhánh chính của dây 5. Cụ thể như sau:

  • Đau dọc nhánh mặt: Chọn huyệt Dương bạch, Thái dương (kỳ huyệt), Toản trúc, Ngoại quan.
  • Nhánh hàm dưới: Hạ quan, Thừa tương, Nội đình, Giáp xa
  • Nhánh hàm trên: Nhân trung, Hợp cốc, Cự kiêu, Tứ bạch.

Các bước châm cứu dây thần kinh số 5

Dưới đây là các bước châm cứu dây thần kinh số 5 đúng cách:

  • Bước 1: Xác định những huyệt đạo cần tác động.
  • Bước 2: Dùng kim dài và mảnh châm vào vị trí huyệt để kích thích.
  • Bước 3: Cứ 5 phút vê kim 1 lần, thực hiện trong 30 phút. Nếu cần kích thích mạnh, nên châm cứu mỗi ngày 1 lần.

Có thể (điện) nhĩ châm vào các vùng: Đầu, miệng, mắt, lưỡi, hàm trên, hàm dưới, giao cảm, tâm bào, thần môn.

Châm cứu nên thực hiện bởi các chuyên gia, bác sĩ chuyên môn
Châm cứu nên thực hiện bởi các chuyên gia, bác sĩ chuyên môn

Các huyệt châm cứu dây thần kinh số 5

Để điều trị đau dây thần kinh số 5 cần cứu tại A thị huyệt, dưới đây là các huyệt cần tác động.

Nhánh 1

Nhánh 1 của dây thần kinh sinh ba dọc theo trán, da đầu và quanh mắt. Các huyệt đạo chính để châm cứu gồm:

  • Ngoại quan: Nằm tại mặt sau cẳng tay, cách cổ tay 2 thốn, giữa xương quay và xương trụ.
  • Dương bạch: Phần trước trán, cách lông mày 1 thốn, dọc theo đường thẳng qua giữa mắt.
  • Ngư yêu: Vị trí ở giữa lông mày, từ đồng tử thẳng lên 0,1 thốn, hướng ra hai bên 1 thốn.
  • Thái dương: Được xác định nằm ở chỗ lõm vùng thái dương, ngoài mỏm ổ mắt xương gò má.
  • Toản trúc: Nằm ở chỗ lõm đầu trong của chân mày, trên góc mắt.
  • Đầu duy: Nằm trong mép tóc ở hai bên, trên đường khớp trán và đỉnh.
  • Đồng tử liêu: Cách khóe mắt ngoài 0,5 tấc.

Nhánh 2

Nhánh 2 của dây thần kinh sinh ba dọc theo hàm trên và má. Các huyệt đạo chính để châm cứu gồm:

  • Nhân trung: Nằm ở vùng môi trên, giữa rãnh lõm nối môi và sống mũi. Đây là huyệt đạo quan trọng và cần thận trọng khi tác động.
  • Cự liêu: Nằm trên khuôn mặt, chỗ lõm lớn của xương gò má và xương hàm.
  • Hợp cốc: Nằm giữa ngón trỏ và ngón cái, hơi lệch về phía ngón trỏ, trên đường giữa chạy dọc qua xương bàn ngón hai. Khi ngón cái khép lại với ngón trỏ, huyệt Hợp cốc nằm gần cuối của rãnh.
  • Quyền liêu: Trên vòng cung xương gò má, chỗ lõm dưới góc trước và dưới của xương.
  • Nghinh hương: Sát hai bên cánh mũi, cách khoảng nửa thốn, tại điểm giao giữa miệng và rãnh mũi với đường ngang qua chân mũi.
Huyệt hợp cốc nằm giữa ngón trỏ và ngón cái, hơi lệch về phía ngón trỏ
Huyệt hợp cốc nằm giữa ngón trỏ và ngón cái, hơi lệch về phía ngón trỏ

Nhánh 3

Nhánh 3 của dây thần kinh sinh ba dọc theo hàm dưới và quai hàm. Các huyệt đạo chính để châm cứu gồm:

  • Hạ quan: Nằm dưới chỗ gặp nhau của xương hàm dưới và xương hàm trên, giống như một cái khớp giúp hàm chuyển động.
  • Địa thương: Trên đường ngang qua rãnh mép và mép của mũi, tại điểm giao giữa vòng cơ môi và cơ gò má lớn, cách khóe miệng khoảng 0,4 tấc. Huyệt này rõ nhất khi cười.
  • Giáp xa: Ở bờ của xương hàm dưới khoảng một khoát ngón tay, phía trước góc hàm. Gây đau nhức khi ấn vào chỗ trũng.
  • Thừa tương: Ở chỗ lõm dưới và chính giữa môi dưới, trên đường giữa hàm dưới.
  • Nội đình: Nằm tại vị trí nối thân với đầu sau xương đốt thứ nhất của ngón chân thứ hai, giữa kẽ ngón chân thứ 3 và thứ 2.

Để tăng tác dụng khu tà khí và giải biểu, cần thêm các huyệt sau:

  • Ế phong: Nằm sau dái tai, chỗ lõm gai xương chũm và hàm dưới, sát với cơ ức đòn tại khu vực cao nhất của dái tai.
  • Phong trì: Nằm tại chỗ hõm phía sau mang tai, bờ bên trong của cơ ức đòn chũm và bờ bên ngoài của cơ thang sau hộp sọ.
  • Hợp cốc: Nằm giữa ngón trỏ và ngón cái, hơi lệch về phía ngón trỏ, trên đường giữa chạy dọc qua xương bàn ngón hai.
Châm cứu huyệt Ế Phong giúp giảm đau hiệu quả
Châm cứu huyệt Ế Phong giúp giảm đau hiệu quả

Lưu ý trước và sau khi thực hiện châm cứu dây thần kinh số 5

Trong quá trình thực hiện liệu trình châm cứu chữa đau dây thần kinh 5, người bệnh cần nên lưu ý một số vấn đề quan trọng sau.

Trước khi thực hiện liệu trình châm cứu

Người bệnh nên chú ý tới các yếu tố dưới đây để quá trình châm cứu diễn ra thuận lợi nhất:

  • Vệ sinh cơ thể, tắm rửa sạch sẽ.
  • Lựa chọn các cơ sở châm cứu uy tín, có quy trình đảm bảo vô khuẩn tốt.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích, hạn chế ăn quá no hoặc quá đói.

Cách bảo vệ sức khỏe trong và sau khi thực hiện châm cứu

Để bảo vệ sức khỏe và giúp tình trạng đau nhức nhanh chóng cải thiện, người bệnh nên lưu ý những điều sau:

  • Lên kế hoạch ăn uống, nghỉ ngơi, vận động, sinh hoạt hợp lý và đầy đủ nhất.
  • Sau khi thực hiện châm cứu, bệnh nhân nên kiêng tắm hoặc kiêng nước từ 6 đến 8 giờ.
  • Tránh nơi có gió lùa và môi trường ô nhiễm.
  • Hạn chế làm các việc nặng hoặc làm nhiều việc trong 2 ngày đầu sau khi châm cứu.
  • Có thể kết hợp với thuốc đông y và vật lý trị liệu để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
  • Để cơ thể trong trạng thái thư giãn, thoải mái nhất cả trước và trong khi tiến hành châm cứu.
  • Thông báo với bác sĩ nếu bị đau hoặc có cảm giác bất thường khi châm cứu, chảy máu ở nơi rút kim, bầm tím… hay các dấu hiệu liên quan đến vựng châm.
  • Tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ, không tự ý ngưng điều trị.

Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ tới bạn đọc phương pháp châm cứu dây thần kinh số 5 hiệu quả nhất. Để tình trạng đau nhức này nhanh chóng thuyên giảm, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi điều độ. Mong rằng với những thông tin chúng tôi vừa cung cấp đã có thể giúp bạn đọc trong việc điều trị bệnh.

Array

Chuyên khoa

Bệnh học

Đặt lịch khám chữa bệnh

05/11

hôm nay

06/11

Ngày mai

07/11

Ngày kìa

+

Khác