Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Tác Dụng Khi Châm Cứu Cho Trẻ Tự Kỷ Và Cách Thực Hiện
Trẻ em bị tự kỷ là tình trạng rối loạn phát triển với dấu hiệu là khả năng giao tiếp xã hội kém, rối loạn cảm giác, có những hành vi khác lạ,… Một vài trường hợp trẻ bị tăng động, kém phát triển trí tuệ. Để khắc phục tình trạng này, châm cứu sẽ là một phương án hiệu quả, được nhiều phụ huynh lựa chọn áp dụng. Vậy tác dụng của châm cứu cho trẻ tự kỷ cụ thể là gì? Cách thực hiện như thế nào? Cùng tìm hiểu ngày trong bài viết dưới đây.
Châm cứu có tốt cho trẻ tự kỷ không?
Phương pháp châm cứu sẽ mang đến những ưu điểm như:
- Chuyên gia, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng tổn thương của trẻ và đưa ra phác đồ huyệt vị phù hợp. Tiến hành châm cứu để can thiệp sớm, tránh việc để bệnh diễn biến nguy hiểm hơn.
- Trẻ em có khả năng hồi phục cao, không bị ngộ độc thần kinh, ít ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
- Ngoài tác dụng chữa tự kỷ, châm cứu còn giúp tăng sức đề kháng, không còn mất ngủ, bứt rứt, khó chịu và cải thiện nhiều vấn đề về sức khỏe khác cho trẻ.
Để thực hiện điện châm – châm cứu chữa tự kỷ đạt hiệu quả cao nhất, tùy vào từng trường hợp của người bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên để kết hợp với các phương pháp y học cổ truyền khác.
Tác dụng của châm cứu cho trẻ tự kỷ
Châm cứu sẽ mang đến tác dụng với đối trẻ em bị tự kỷ như sau:
- Điều chỉnh các cơ quan vận động như: Âm thanh, xúc giác, khứu giác,… các hành vi như sờ, nhìn, bắt chước,…
- Việc mất cân bằng âm dương, khí huyết lưu thông kém, không đầy đủ chính là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng tự kỷ ở trẻ. Do đó, mục đích của châm cứu là tác động vào sâu bên trong cơ thể, giúp thông kinh hoạt lạc, điều hòa khí huyết.
- Khắc phục tổn thương ở tạng, phủ, kinh mạch.
- Điều chỉnh và cân bằng lại khí huyết trong cơ thể.
- Cũng giống như việc mất cân bằng khí huyết, những tổn thương ở tạng, phù và kinh mạch cũng là nguyên nhân lớn khiến trẻ bị tự kỷ. Khi tiến hành châm cứu, các huyệt vị ở tạng, phủ và kinh mạch sẽ được tác động lên, khắc phục và chữa lành những tổn thương hiện có ở các cơ quan này.
Nhờ việc tác động và giải quyết từ những nguyên nhân gốc rễ, sau khi châm cứu, trẻ tự kỷ sẽ dần trở nên cởi mở, tươi vui, dễ hòa nhập với cộng đồng hơn. Đồng thời, không còn xuất hiện các triệu chứng như tăng động, nhận thức kém,…
Đối tượng nên và không nên châm cứu
Dù là một phương pháp khá hiệu quả nhưng không phải đối tượng nào cũng nên thực hiện châm cứu, cùng tìm hiểu chi tiết bên dưới đây.
Chỉ định của châm cứu cho trẻ tự kỷ
Trẻ được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ theo tiêu chuẩn DSM IV.
Chống chỉ định chữa châm cứu cho trẻ tự kỷ
Dưới đây là các trường hợp không nên thực hiện châm cứu.
- Trẻ mắc bệnh tự kỷ đang bị các bệnh lý nhiễm khuẩn cấp tính.
- Vùng cần châm cứu có vấn đề bệnh ngoài da, nhiễm trùng…
Cách châm cứu chữa tự kỷ cho trẻ
Để tiến hành châm cứu cho trẻ tự kỷ, trước tiên bác sĩ sẽ thực hiện xác định các huyệt đạo:
Các huyệt đạo châm cứu cho trẻ tự kỷ
Theo Đông y, bệnh tự kỷ của trẻ được chia làm 2 dạng.
Đối với khí hư
Ngoài các triệu chứng điển hình như châm phát triển trí tuệ, thể chất và ngôn ngữ, trẻ còn kèm theo một số tình trạng khác như ăn ngủ kém, đái dầm, tiêu chảy, sức yếu, chất lưỡi nhợt bệu,… Khi điều trị cần phải bồi bổ ngũ tạng và ích khí, làm chủ, bổ ích ngũ tạng.
- Chủ trọng tả: Thái Dương, Khúc Trì, Hợp Cốc, Bách Hội, Phong Trì, Ngoại Quan.
- Bổ: Khí Hải, Quan Nguyên, Túc Tam Lý.
Đối với huyết hư
Người bệnh có triệu chứng ngủ kém, sức yếu, tay chân co cứng, tiểu tiện vàng, mạch tế sác, môi miệng nhợt. Khi điều trị cần phải bổ ích ngũ tạng và huyết.
Các huyệt đạo cần kích thích khi châm cứu cho trẻ tự kỷ là: Phong Trì, Tả Bạch Hội, Thái Dương, Tứ Thần Thông, Phong Long, Nội Quan, Thần Môn, Hợp Cốc, Thượng Tinh, Huyết Hải, Tam Âm Giao, Thái Xung, Túc Tam Lý, Thái Khê, Khí Hải, Quan Nguyên.
Ngoài ra, người châm cứu còn có thể tác động một số huyệt bổ trợ bổ huyết làm chủ, bổ ích ngũ tạng
- Chủ trọng tả: Bách Hội, Thái Dương, Phong Trì, Nội Quan, Á Môn, Phong Long, Thần Môn.
- Bổ: Tâm Du, Cách Du, Huyết Hải, Thái Xung, Thận Du.
Thuật châm cứu cho trẻ tự kỷ
Dưới đây là các bước thực hiện châm cứu cho trẻ tự kỷ, cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị tư thế
Trẻ sẽ được bác sĩ hướng dẫn tư thế ngồi, nằm phù hợp theo liệu trình và đảm bảo phù hợp nhất khi châm.
- Nguyên tắc chọn tư thế: Huyệt được cứu phải hướng lên trên, mặt da nằm ngang. Đồng thời, tư thế phải tạo cho trẻ cảm giác thoải mái trong suốt thời gian tiến hành châm.
- 7 tư thế ngồi bao gồm: Ngồi ngửa dựa ghế, ngồi chống cằm, ngồi cúi sấp, ngồi cúi nghiêng, ngồi thẳng lưng, ngồi duỗi tay, ngồi co khuỷu tay và chống lên bàn.
- 3 tư thế nằm bao gồm: Nằm nghiêng, nằm ngửa và nằm sấp.
Bước 2: Xác định chính xác vị trí các huyệt.
Bước 3: Bắt đầu châm cứu.
Bước 4: Rút kim và sát trùng da chỗ kim châm.
Mỗi liệu trình thực hiện sẽ kéo dài khoảng 30 – 40 ngày 1 đợt, chia làm 3 – 5 đợt mỗi năm. Để đạt được hiệu quả cao nhất, bố mẹ nên cho trẻ điều trị liên tục nhiều năm, từ 2 tuổi đến trước 6 tuổi và càng điều trị sớm càng tốt.
Thủy châm
Thủy châm là kỹ thuật tiêm thuốc vào các huyệt vị nhằm cung cấp dưỡng chất cho não, tăng cường chức năng dẫn truyền thần kinh. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm vitamin B1, B12, các dưỡng chất thần kinh như cerberolysin, ginkgo biloba, piracetam và các chất tăng dẫn truyền phản xạ thần kinh như citicholine, choline alforcerate, Magne B6.
Các huyệt thường được chọn: Phong Trì, Thái Dương, Khúc Trì, Nội Quan, Tam Âm Giao, Thận Du.
Cách thực hiện:
- Tiêm khoảng 1-2 ml thuốc vào mỗi huyệt.
- Thực hiện thủy châm mỗi ngày một lần, mỗi lần chọn khoảng 2-3 huyệt.
- Một liệu trình kéo dài từ 25 đến 30 ngày.
Cấy chỉ
Cấy chỉ là một phương pháp hiệu quả phù hợp đối với những trẻ em không có điều kiện để thực hiện điện châm hoặc thủy châm mỗi ngày. Cấy chỉ sử dụng chỉ tự tiêu để kích thích huyệt đạo, có tác dụng chữa bệnh. Thời gian tiêu chỉ phụ thuộc vào loại chỉ sử dụng. Mỗi lần cấy chỉ có thể áp dụng cho 10-15 huyệt, tùy theo mức độ tổn thương.
Các huyệt thường được chọn: Phong Trì, Thượng Liêm Tuyền, Khúc Trì, Nội Quan, Thái Dương, Tam Âm Giao, Thận Du, Tâm Du, Thần Môn.
Điện châm
Dưới đây là cách thực hiện phương pháp điện châm
- Các huyệt châm: Châm tả (Bách Hội, Ấn Đường, Phong Trì, Hợp Cốc, Thái Dương, Thượng Tinh, Nội Quan, Giản Sử, Thần Môn, Phong Phủ). Châm bổ (Thái Xung, Thái Khê, Thận Du, Tam Âm Giao).
- Tần số và cường độ: Tần số tả 5-10 Hz, tần số bổ 1-3 Hz, cường độ: từ 0-150 micro Ampe, điều chỉnh tùy theo sức khỏe của trẻ.
- Thời gian châm: Khoảng 20-30 phút.
- Sau khi châm, rút kim và sát khuẩn vùng da tại các huyệt vừa châm. Liệu trình được thực hiện một lần mỗi ngày, kéo dài khoảng 10-15 lần.
Nhĩ châm (điện nhĩ châm)
Nhĩ châm là phương pháp tác động vào vùng loa tai hai bên nhằm chữa bệnh tự kỷ.
Phác đồ huyệt:
- Châm tả: Dưới Não, Thận Môn, Giao Cảm, Tâm.
- Châm bổ: Tỳ, Thận.
Quy trình châm thực hiện như sau:
- Sát trùng và xác định huyệt cần châm.
- Châm kim nhanh qua da, sau đó đẩy kim từ từ theo hướng đã định đến khi đạt cảm giác “đắc khí”, tránh châm xuyên qua sụn.
- Nối cặp dây của máy điện châm với kim đã châm vào huyệt theo tần số bổ-tả của máy điện châm: Tần số tả (5-10 Hz), tần số bổ (1-3 Hz).
- Cường độ: từ 0-30 micro Ampe, tùy theo mức chịu đựng của người bệnh.
- Thời gian châm: khoảng 20-30 phút.
Sau khi châm, rút kim và sát khuẩn vùng da tại các huyệt vừa châm. Liệu trình được thực hiện một lần mỗi ngày, kéo dài khoảng 25-30 lần.
Trường hợp phát sinh khi châm cứu
Khi thực hiện châm cứu sẽ có một vài trường hợp phát sinh như sau.
- Trường hợp khi châm, kim bị vít chặt và không rút ra được: Xảy ra do cơ tại chỗ bị co lại khi châm hoặc do sợi cơ xoắn chặt lấy thân kim. Lúc này, bác sĩ có thể nhanh chóng xử lý bằng cách ấn nắn và xoa bóp nhẹ nhàng những vị trí xung quanh để làm giãn cơ rồi từ từ rút kim ra.
- Trường hợp khi kim bị cong: Nguyên nhân có thể do bác sĩ cầm kim không đúng cách hoặc bệnh nhân đang ở tư thế không thích hợp và không đúng chuẩn khi châm. Biện pháp xử lý là lựa theo chiều cong của kim để từ từ rút kim ra và vuốt thẳng kim lại.
- Trường hợp kim bị gãy: Đây là tình huống hiếm gặp, cách giải là để trẻ giữ nguyên tư thế hiện có, sau đó xác định tình trạng kim bị gãy. Nếu đầu kim vẫn thò lên trên mặt da thì từ từ và nhẹ nhàng rút kim ra. Nếu đầu kim bị gãy sát mặt da, dùng lực của hai ngón tay vấn vào mạch hai bên kim để đầu tim ló lên rồi rút kim ra. Nếu đầu kim gãy ẩn vào trong da và không nhìn thấy trên bề mặt, mời ngoại khoa để xử lý.
- Trường hợp nếu trẻ bị say kim: Trẻ sẽ xuất hiện các biểu hiện như mặt tái nhợt, vã mồ hôi, hoa mắt và bồn chồn. Ở tình huống này, bác sĩ nên nhanh chóng rút hết kim ra và cho trẻ nằm thấp đầu xuống. Sau đó, theo dõi từng thay đổi nhỏ nhất của trẻ để xử lý nếu phát sinh những tình huống nguy cấp tiếp theo.
Những lưu ý khi châm cứu chữa tự kỷ
Dưới đây là những yếu tố mà bạn cần lưu ý khi thực hiện châm cứu chữa tự kỷ cho trẻ:
- Bố mẹ nên cho trẻ ăn trước khi tiến hành châm cứu, không để trẻ đói quá hoặc no quá.
- Nếu sau khi rút kim châm xuất hiện tình trạng chảy máu, bố mẹ hãy sử dụng bông và ấn vào vị trí châm để cầm máu, tránh nhiễm trùng vết thương.
- Vị trí châm cứu có thể bị đau và sưng, phụ huynh hãy thực hiện chườm nóng hoặc sử dụng thuốc chống phù nề và kháng sinh uống nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn.
- Đồng thời nếu như đưa trẻ di chuyển từ xa đến, rất có thể trẻ sẽ bị mệt, do vậy, bố mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi một thời gian trước khi tiến hành châm cứu.
- Ngoài ra, nên cho trẻ mặc những bộ đồ rộng và thoải mái để trẻ không bị bức bối, khó chịu.
Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ và phương pháp châm cứu cho trẻ tự kỷ. Bố mẹ nên tìm hiểu thật kỹ để tìm ra giải pháp giúp con mình khỏi bệnh và luôn khỏe mạnh. Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây đã có thể giúp ích được cho bạn.
Chuyên khoa
Bệnh học
Trị liệu
- Châm cứu bấm huyệt quận 9
- Châm Cứu Trị Tê Tay: Quy Trình Điều Trị Hiệu Quả
- Châm cứu chữa mặt lệch
- Châm cứu bấm huyệt quận 2
- Châm cứu có tốt không
- Viện châm cứu trung ương
- Châm cứu tại nhà
- Châm cứu vào thời gian nào trong ngày tốt nhất
- Châm cứu chữa méo miệng
- Châm Cứu Gai Cột Sống Hiệu Quả Không? Quy Trình Thực Hiện